Củ nghệ: hy vọng mới trong cuộc chiến chống ung thư?
Một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ có thể mở ra cánh cửa cho các phương pháp điều trị mới trong cuộc chiến chống ung thư.
Các nhà nghiên cứu cho biết khả năng chống viêm và chống oxy hóa của curcumin đồng nghĩa với việc nó có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Họ đã phân tích gần 5.000 nghiên cứu và thấy chất này ngăn chặn sự phát triển của 8 loại ung thư, trong môi trường phòng thí nghiệm.
Kết quả cho thấy curcumin có hiệu quả trong điều trị ung thư vú, phổi, máu, dạ dày, tuyến tụy, ruột, tủy xương và tuyến tiền liệt.
Các nhà khoa học từ Đại học Temple ở Philadelphia cho biết chất curcumin ngăn chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các khối u.
Khả năng chống viêm và chống oxy hóa của curcumin – sắc tố mang lại màu vàng tươi cho củ nghệ – khiến nó có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u
Nó cũng ngăn chặn chết tế bào khỏe mạnh bằng cách ngăn không cho các tế bào ung thư giải phóng những protein có hại.
Các nhà khoa học đã kết luận curcumin có thể “đại diện cho một loại thuốc hiệu quả để điều trị ung thư, đơn thuần hoặc kết hợp với các tác nhân khác”.
Nhưng mặc dù được sử dụng rộng rãi trong Đông y, và đã được nghiên cứu về tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng, hiện nay curcumin không phải là một lựa chọn.
Lý do là vì chất này chưa được thử nghiệm trên quy mô lớn ở người, một đòi hỏi cho tất cả các loại thuốc.
Các nhà khoa học của Đại học Temple hy vọng phát hiện của họ sẽ thúc đẩy thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của curcumin đối với bệnh ung thư.
Lợi ích điều trị của nghệ đã được chứng minh trong nhiều bệnh mãn tính, bao gồm huyết áp cao và bệnh gan.
Một số thí nghiệm cũng cho thấy nó có thể giúp tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật, cũng như điều trị viêm khớp.
Trong đánh giá mới nhất, nhóm nghiên cứu của TS Antonio Giordano, Đại học Temple, đã tổng kết các nghiên cứu về curcumin được công bố từ năm 1924 đến nay.
Họ đã tìm thấy 12.595 bài báo về hợp chất này, nhưng sau đó lọc ra được 4.738 bài báo xem xét tác dụng của curcumin đối với ung thư.
Viết trên tạp chí Nutrients, các tác giả cho biết: “Việc tìm kiếm các loại thuốc mới hiệu quả ó khả năng chống ung thư vẫn là một thách thức đối với nhiều nhà khoa học.
“Các sinh vật tự nhiên (ví dụ, thực vật, vi khuẩn, nấm) cung cấp nhiều phân tử hoạt động có tiềm năng ứng dụng tiềm năng trong y học để điều trị nhiều bệnh.
“Tổng kết cho thấy curcumin thể hiện khả năng chống ung thư bằng cách nhắm vào các đường truyền tín hiệu tế bào khác nhau, bao gồm các yếu tố tăng trưởng, [vận chuyển chất dinh dưỡng và tiêu diệt tế bào khỏe mạnh].”
Video đang HOT
Tuy nhiên, họ cảnh báo đây không phải là một loại thuốc thần kỳ vì các nghiên cứu trước đây cho thấy curcumin gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm tiêu chảy, nôn mửa và đau đầu.
Curcumin cũng được cơ thể hấp thu kém, hạn chế hiệu quả của nó trong điều trị ung thư.
Phát ngôn viên của Cancer Research UK cho biết: “Có bằng chứng cho thấy chất curcumin, một chất trong củ nghệ, có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong một số bệnh ung thư. Nhưng chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn.
“có vẻ như nó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn không cho phát triển thêm. Curcumin có tác dụng tốt nhất đối với ung thư vú, ung thư ruột, ung thư dạ dày và tế bào ung thư da.
“Hiện tại chưa có bằng chứng rõ ràng ở người cho thấy rằng nghệ hoặc curcumin có thể ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư”.
Hy hữu trường hợp người phụ nữ chiến thắng ung thư nhờ nghệ.
Hiện bà Dieneke Ferguson đang có một cuộc sống bình thường sau khi từ bỏ các phương pháp điều trị mệt mỏi mà không thể ngăn chặn được bệnh ung thư.
Các bác sĩ cho biết đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong đó một bệnh nhân đã hồi phục nhòe sử dụng nghệ sau khi ngừng các phương pháp điều trị y tế kinh điển.
Với bệnh u tủy lan rộng nhanh chóng sau ba đợt hóa trị và bốn lần ghép tế bào gốc, người phụ nữ 67 tuổi bắt đầu uống 8g curcumin mỗi ngày.
Bà Dianeke Ferguson được chẩn đoán mắc bệnh u tủy xương vào năm 2007 và đã trải qua ba đợt hóa trị cũng như 4 lần ghép tế bào gốc
Bệnh ung thư, với thời gian sống trung bình chỉ hơn 5 năm, đã làm bà ngày càng đau lưng và bị tái phát lần thứ hai.
Nhưng bệnh đã ổn định sau khi người phụ nữ sống ở bắc London này tìm thấy phương thuốc trên internet vào năm 2011 và quyết định thử nó như là phương sách cuối cùng.
Những viên thuốc khá đắt tiền – 50 bảng Anh trong mười ngày – nhưng vì nghệ thông thường chỉ chứa 2% chất curcumin nên không thể ăn đủ để có được liều tương tự.
Bà tiếp tục dùng curcumin mà không điều trị gì thêm và số lượng tế bào ung thư ở mức không phát hiện được.
Các bác sĩ của bà, ở Barts Health NHS Trust, London, đã viết trên tờ British Medical Journal Case Reports: “Theo chúng tôi được biết, đây là báo cáo đầu tiên trong đó curcumin đã chứng minh đáp ứng khách quan trong một căn bệnh tiến triển khi thiếu vắng điều trị kinh điển”.
Các chuyên gia, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Abbas Zaidi, cho biết một số bệnh nhân u tủy đã sử dụng các chế phẩm bổ sung ăn uống cùng với điều trị thông thường, nhưng rất ít người, nếu có, sử dụng chế phẩm bổ sung như một biện pháp thay thế cho liệu pháp chống ung thư tiêu chuẩn”.
Nhưng họ nói thêm: “Mặc dù không điều trị chống u tủy, bệnh nhân vẫn ổn định trong suốt 5 năm qua với chất lượng cuộc sống tốt”.
Cẩm Tú
Theo DM/dantri
Những dấu hiệu ung thư nhưng dễ bị nhầm là "bệnh vặt": Cứ lờ đi không khác gì "tiếp tay" cho ung thư hủy hoại bạn
Đôi khi các dấu hiệu của ung thư cực kỳ dễ nhầm lẫn, chỉ một chút chủ quan bạn cũng sẽ đẩy mình đến gần hơn với cửa tử.
Làm sao để phát hiện ung thư sớm là điều bất cứ ai cũng quan tâm. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc đầu tiên mọi người cần làm đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần. Sau đó là để mắt đến các dấu hiệu ung thư, một khi chúng xuất hiện thì bạn tuyệt đối không được coi thường, mà hãy đi khám ngay để còn điều trị kịp thời.
Theo aboluowang, tất cả mọi người cần cẩn trọng trước 12 dấu hiệu sau bởi tất cả đều là tín hiệu của các loại ung thư nguy hiểm:
1. Ung thư gan, ung thư tuyến tụy: Đau dai dẳng không có lý do
Hơn một nửa số bệnh nhân mắc ung thư gan đều phát hiện bệnh tại thời điểm nó đang di căn chóng mặt. Bởi khi mắc bệnh, ung thư gan hầu như không để lại bất kỳ một dấu hiệu gì rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết được nếu cơ thể bắt đầu đau dai dẳng ở góc phần tư phía trên bên phải ở bụng (khu vực gan).
Cơ thể không tự dưng đau vô lý mà ắt hẳn bạn đã mắc căn bệnh nào đó nhưng vẫn chưa rõ.
Đối với ung thư tuyến tụy, khi bệnh bắt đầu di căn thì cơ thể sẽ có các triệu chứng như đau bụng, căng tức vùng thượng vị hoặc bị tụt cân trông thấy.
2. Ung thư máu: Thường xuyên sốt và mệt mỏi
Bạn cần đi khám ngay khi thường xuyên sốt không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, thiếu máu, sụt cân, chảy máu nướu, đau cơ và xương, chảy máu cam... Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể di căn đến gan, lá lách và các hạch bạch huyết nếu không phát hiện sớm.
3. Ung thư phổi, ung thư thanh quản: Ho kéo dài và có máu trong đờm
Trong hầu hết các trường hợp, ho là một việc rất bình thường đối với chúng ta. Nhưng nếu ho không lành trong một thời gian dài thì hãy suy nghĩ xem, liệu đó có phải là ung thư hay không. Bởi ho liên tục là một dấu hiệu của ung thư phổi lẫn ung thư thanh quản rất nhiều người chủ quan bỏ qua.
Ngoài ra, những người trên 50 tuổi nếu bị khàn giọng hơn 1 tháng kèm máu trong đờm thì gần như chắc chắn là ung thư thanh quản đang phát triển. Một số bệnh nhân cho biết, nhiều khi họ cũng thường thấy có vật thể lạ ở cổ và rất khó chịu vì nó.
4. Ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư hạch: Nổi hạch trên người
Bỗng một hôm, chị em phát hiện mình có một khối u không đau ở vú thì phải đi khám ngay, bởi đây là dấu hiệu đầu tiên và rõ nét nhất của ung thư vú. Khi đó, phụ nữ thường có các vết lõm ở ngực như lúm đồng tiền, vú trở nên phẳng lì và hạch dần lan đến nách. Tuy cánh đàn ông hiếm khi mắc ung thư vú nhưng vẫn có nguy cơ, nên cẩn thận vẫn hơn.
5. Ung thư dạ dày: Tụt cân chóng mặt
Cân nặng tụt khó hiểu luôn là dấu hiệu rõ nét của mọi loại bệnh chứ không riêng gì ung thư.
Nếu một người đang ở cân nặng bình thường hoặc hơi béo phì, đột nhiên tụt cân khó giải thích thì đây là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Bởi sự di căn của các tế bào ung thư dạ dày đã làm cơ thể tiêu hao năng lượng hơn so với bình thường, dẫn đến việc trọng lượng bị giảm trong một thời gian ngắn.
6. Ung thư trực tràng và đại trực tràng: Có máu trong phân
Nếu không phải bị trĩ hay các bệnh khác nhưng trong phân lại hay có máu thì ắt hẳn, bạn đang trong những giai đoạn đầu của ung thư trực tràng. Nguyên nhân gây ra máu trong phân chủ yếu là do sự ma sát giữa phân khi đi qua bề mặt khối u ung thư.
Khi khối u tiếp tục phát triển thì nó sẽ bị loét, hoại tử và chảy dịch tiết nhiều hơn. Lâu ngày sẽ khiến máu lẫn cục máu đông trong phân tăng lên rõ rệt, nó có màu đỏ sẫm và thường bị trộn lẫn với phân. Nhiều người còn thay đổi luôn cả thói quen đi vệ sinh nếu mắc phải chứng ung thư này.
7. Ung thư thận, ung thư bàng quang: Nước tiểu có máu
Máu trong nước tiểu luôn dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng cũng có một số chỉ có thể phát hiện các tế bào hồng cầu thông qua kính hiển vi. Đôi lúc, người bệnh sẽ bị thêm chứng tiểu buốt khi bị sỏi thận. Còn ung thư thì hầu như chỉ chảy máu mà khi đi tiểu lại không hề đau, đồng nghĩa với việc ác tính hơn.
8. Ung thư cổ tử cung: Chảy máu âm đạo bất thường
Chị em đừng nhầm lẫn giữa việc chảy máu âm đạo và kinh nguyệt, hậu quả khó lường đấy.
Chảy máu âm đạo, dịch âm đạo có màu trắng hoặc máu thường xuất hiện kèm mùi tanh thì đó là dấu hiệu ban đầu của ung thư cổ tử cung. Bệnh có nhiều lúc còn đi kèm với đau lưng nhưng cơn đau ấy không hề thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi hay điều trị.
9. Ung thư vòm họng: Nghẹt mũi không rõ nguyên nhân và chảy máu cam
Có máu trong đờm sau khi thức dậy vào buổi sáng rất có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng. Đôi lúc các cục máu đông và đờm ấy còn mắc lại ở cổ trên, ở một bên tai và nằm phía trong tai giữa. Đương nhiên, nếu không đi khám thì các triệu chứng ấy vẫn cứ còn mãi mà không tự khỏi được.
10. Ung thư da, ung thư miệng: Loét da và niêm mạc dai dẳng
Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư miệng chính là xuất hiện vết loét bất thường. Vết loét này thường có đường kính hơn 0,5cm và tiếp tục lan rộng, hình dạng không đồng đều, lúc đau lúc không... Trong nhiều tháng liên tục, vết loét ấy không lành dù có uống bất kỳ loại thuốc sát trùng chống viêm nào. Lúc này cần phải cảnh giác với ung thư và tìm cách điều trị kịp thời.
11. Ung thư xương: Gãy xương dù không bị chấn thương
Hầu hết bệnh nhân bị ung thư xương ở giai đoạn đầu sẽ bị đau nhức xương khớp hoặc sưng tấy lên vào ban đêm. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài, thậm chí dẫn đến gãy xương nếu tình trạng bệnh trở nặng. Nếu có các dấu hiệu trên, bạn nên đi chụp X-quang ngay để kiểm tra liệu đó là ung thư xương hay loãng xương.
12. Khối u ác tính: Nốt ruồi hoặc mụn cóc mọc nhiều đột ngột
Về các khối u ác tính, thường có 2 trường hợp xảy ra nhất là nốt ruồi mới mọc trên cơ thể, và những biến đổi kỳ lạ ở nốt ruồi cũ. Ví dụ nốt ruồi cũ ngày càng to hơn hoặc hình dạng, màu sắc đột ngột thay đổi. Nếu các nốt ấy còn kèm đau lẫn chảy máu thì bạn cần cảnh giác trước sự hiện diện của các khối u ác tính. Những nơi chúng "ưa thích" là ở lưng, chân, tay và mặt.
Theo Aboluowang/Helino
Giải pháp phòng, chống ung thư từ gốc hoàn toàn tự nhiên Để phòng, chống ung thư, chúng ta cần giải quyết vấn đề từ gốc, đó là: Chống các gốc tự do, kích hoạt khả năng tự hủy của tế bào, ức chế sự hình thành của các mạch máu mới nuôi khối u... Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, có mối liên kết giữa hiện tượng viêm, sưng và sự...