Cù lao Chàm – Báu vật thiên nhiên
Đảo Cù lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam) cách đô thị cổ Hội An hơn 10 hải lý.
Chỉ hơn 20 phút canô, du khách chưa hết ngạc nhiên với nét cổ kính, văn hóa của Hội An thì đã được bất ngờ với vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, hấp dẫn của rừng xanh, biển trong, bãi cát trắng trải dài và những sản vật không nơi nào có ở Cù lao Chàm.
Ngư dân bắt cua đá, ốc vú nàng quanh chân đảo bãi Chồng |
Một góc Cù lao Chàm với rừng xanh, biển trong và thuyền du lịch tấp nập |
|
Vách đá cheo leo của những hang nuôi tổ chim yến ở Cù lao Chàm |
Chỉ rộng hơn 15km 2 và có 8 đảo lớn, nhỏ, du khách ghé bãi Làng (bãi chính của Cù lao Chàm) không ngớt khen ngợi vịnh biển đẹp với nhấp nhô tàu thuyền lớn nhỏ cùng ngư dân thân thiện. Đặc biệt bãi Làng chiếm phần lớn là rừng nguyên sinh điệp trùng ngút tầm mắt dọi xuống đến biển xanh.
Qua bãi Làng đến bãi Ông, bãi Chồng, bãi Hương.. là những dãy bờ biển cát trắng và biển trong xanh đến nhìn rõ đáy cát. Sóng nhỏ và biển nông, du khách thỏa thích đắm mình thư thái hoặc dạo thuyền máy tham quan trên biển quanh các hòn đảo.
Video đang HOT
Cua đá, một đặc sản chỉ riêng có ở Cù Lao Chàm với vị thịt ngon và bổ |
Nước biển xanh trong, ngồi trên thuyền có thể thấy được đàn cá tung tăng |
Đến Cù Lao Chàm, du khách cũng mong được xem chim Yến bay vào các hang để làm tổ, cung cấp món thực phẩm cao cấp, bổ dưỡng. Hang Yến tập trung nhiều nhất ở các vách đá thẳng đứng ở Hòn Lao.
Cù Lao Chàm từng là nơi dừng chân của các thương thuyền Trung Quốc, Nhật, phương Tây trước khi đến thương cảng Hội An làm ăn cách đây hơn 150 năm. Từ khi Hội An được công nhận di sản văn hóa thế giới cách đây 10 năm, du khách đến Hội An đều dành thêm ngày du lịch để ra đảo Cù Lao Chàm.
Học sinh trường THCS Quang Trung (xã Tân Hiệp) nhặt bao nilông, rác trong các hốc đá cầu cảng Cù lao Chàm |
Từ nay, toàn bộ rác thải từ đảo Cù lao Chàm được chuyển bằng thuyền về Hội An xử lý để biển, đảo sạch hơn |
|
Du khách đến Cù lao Chàm được phát bao nilông tự hủy để đựng đồ đạc, mua sắm |
Vào mùa du lịch, từ tháng 3-9, mỗi ngày có vài trăm du khách ra hòn đảo xinh đẹp này. Ngoài cảnh vật được thiên nhiên ban tặng, người dân cù lao rất thân thiện, chân tình, và hết sức có ý thức gìn giữ môi trường. Họ chắt chiu khi vứt xả rác xuống biển, họ ngại ngùng khi dong lưới đánh bắt hải sản cấm, giữ rừng xanh như bếp của mình… Chính quyền Cù lao Chàm đang áp dụng chính sách không sử dụng túi nilông, không xả rác để bảo vệ môi trường biển.
Người dân phơi cá cơm gần biển để cá được thơm và ngon hơn. Thuyền đánh cá ở Cù lao Chàm đều trang bị công suất nhỏ để tránh khai thác, tận diệt sinh vật biển |
Du khách đắm mình trong biển xanh ngắt và đồi núi phía sau mát mẻ ở Cù lao Chàm |
Vực Phun - viên ngọc bí ẩn giữa rừng xanh ở Phú Yên
Đến với Vực Phun ở Phú Yên, bạn được thỏa sức khám phá thiên nhiên hoang sơ, đằm mình trong nước hồ xanh mát hoặc nằm lười massage cá.
Vực Phun thuộc dãy núi Đá Đen nằm cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 35km về phía Tây Nam. Đây là nơi có rừng cây xanh mướt, những vách đá dựng đứng sừng sững mà nhìn từ trên cao bạn sẽ cảm thấy như nhìn xuống vực thẳm gai góc.
Những dòng suối từ rặng đèo Cả tạo thành hợp lưu của sông Bánh Lái thuộc địa phận xã Hòa Mỹ Tây huyện Tây Hòa, có độ cao 50m so với mực nước biển. Từ đó nước chảy trườn qua các lớp đá granite rồi xói xuống thành một vực sâu hoắm mà dân địa phương gọi là vực Phun.
Hoàng Minh Đức, nhiếp ảnh gia tự do sống tại Phú Yên, cùng bạn bè mình có chuyến khám phá Vực Phun đầu tháng 5. Bạn trẻ gốc Hà Nội này chia sẻ đã 3 năm liên tiếp về Phú Yên và quyết định chuyến đến sống một thời gian. "Ấn tượng đầu tiên là Phú Yên nhiều cảnh đẹp, đối với người miền Bắc nói chung và cá nhân là người Hà Nội thì biển miền Trung có màu xanh rất trong và đẹp. Ngoài ra Phú Yên còn khá hoang sơ, nhiều điều thú vị để khám phá. Sự kết nối bạn bè ở đây cũng khiến các chuyến đi thêm đặc biệt", anh nói.
Chuyến đi của Minh Đức và bạn bè diễn ra trong ngày. Khu vực Vực Phun có cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn nhưng còn hẻo lánh, xung quanh không có dịch vụ nghỉ lại và không phù hợp để cắm trại qua đêm.
Quãng đường từ thành phố đến điểm gửi xe để vào Vực Phun khá dễ đi có thể di chuyển bằng ôtô, xe máy và tìm đường trên Google Maps. Tuy nhiên, khoảng 1km đường khó sẽ bắt đầu từ bãi gửi xe đi vào suối, phải men theo đường suối gồ ghề và băng qua một hồ lớn tiếp tục là đường đá sỏi lớn.
Minh Đức cho biết chính vì chưa có dịch vụ du lịch, du khách đến Vực Phun hoặc tự túc cùng dân bản địa như Minh Đức hoặc thuê hướng dẫn địa phương. Vực Phun không dành cho các bạn có thể lực yếu chỉ đến check-in. Toàn bộ đồ như SUP, áo phao, đồ ăn thức uống đều do cả nhóm tự mang vác theo từ thành phố với đoạn đường bộ không hề dễ đi.
Vực Phun như một thiên đường bí ẩn nằm giữa rừng xanh, đường đi khó nên không thu hút đông người. "Điểm cộng lớn của nơi này là không đông đúc, ồn ào, rất ít rác. Vực Phun vừa có thác, hồ nước xanh, suối trong và rừng bao quanh. Được bơi ở một nơi như vậy là mơ ước khi mình còn ở Hà Nội", Minh Đức chia sẻ.
Vực Phun có độ cao khoảng 50m so với mực nước biển, nằm ẩn mình trong dãy núi Đá Đen, lọt thỏm giữa rừng cây. Bước chân tới đây bạn sẽ cảm giác như vừa bước vào "vườn địa đàng" với khung cảnh lãng mạn và thơ mộng hết sức.
Lượng nước đổ về không cố định, ảnh hưởng bởi mưa lũ nên không phải lúc nào cũng có thể du lịch khám phá Vực Phun. Thời điểm đẹp nhất là mùa khô (tháng 3 - 7), ít mưa và lượng nước ổn định.
Ở đây, du khách có thể tổ chức dã ngoại làm tiệc nướng, chèo sup, thuyền, leo núi, bơi lội hoặc đơn giản là ngâm mình lười biếng dưới làn nước trong để đàn cá đến massage.
Điểm tên những hòn đảo xanh nói không với túi nilon tại Việt Nam Cô Tô, Cù Lao Chàm, đảo bé Lý Sơn... là những hòn đảo vắng bóng chai nhựa, túi nilon nhờ chiến dịch bảo vệ môi trường của địa phương. Du lịch biển, đảo thường là lựa chọn ưu tiên của mỗi gia đình vào mùa hè, đặc biệt là kì nghỉ lễ 30.4 sắp tới. Ghé thăm những hòn đảo dưới đây du...