Cù Lao Câu – Tuy Phong, Bình Định
Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng, tác giả đã viết ra bài thơ như lời cảm thán từ đáy lòng.
Hình minh họa (nguồn: internet).
Ta muốn về đây miền gió cát
Biển quê hương ánh nắng chan hòa
Chiều duyên hàng dương đón gió
Đêm nằm nghe sóng thở vang xa
Mũi Dinh ngắm nhìn ra biển lớn
Vẫn còn đây vẻ đẹp hoang sơ
Ngọn hải đăng đứng canh trời đất
Bãi cát vàng như thực như mơ
Chiều Tuy Phong gió ngàn dạo biển
Hoa bằng lăng tím nở mênh mông
Về Cổ Thạch lung linh màu sắc
Đá lô nhô ngàn phiến rêu phong
Trời Liên Hương sáng nay gió nhẹ
Khúc giao mùa biển lặng sóng êm
Đảo Hòn Câu một màu biêng biếc
Nắng lên rồi nhẹ vuốt má em
Đây bãi Trước,Mũi Tàu, bãi Nhất
Bãi Rùa phơi cát trắng yên lành
Bãi Ăn Cướp ngày xưa hải tặc
Thời dọc ngang cướp biển hoành hành
Chim nhạn biển bốn mùa tung cánh
Chim én bay rợp cả trời ta
Hải âu đón bình minh chao liệng
Ngắm hòn chim chóp đỉnh trắng ngà
Bờ cát mịn xen trong ghềnh đá
Vích đến mùa đẻ trứng về đây
Tôm hùm biển giương càng bắt ốc
Rạn san hô sao biển từng bầy
Ghềnh Tiên Sa* đường vào hang Yến
Cảnh mây trần đảo vắng hoang sơ
Cây thân bụi trỗ đầy hoa dại
Bãi Tắm Tiên bên cạnh đợi chờ
Hang ba Hòn hóa công cắc cớ
Hang tình yêu quân tử gùn ghè
Khe sung sướng đường vô cảnh giới
Nhắn nhe toan sự ấy lăm le
Hình minh họa (nguồn: internet)
Sài thành ơi dáng Kiều hoa lệEm về đây hòa với thiên nhiênNơi đảo vắng nghe lòng thanh tịnhTrầm mặc không gian bỏ ưu phiền
Tôi gặp em đảo Câu hoang vắng
Em hồn nhiên đón gió rong chơi
Mùi cỏ dại thoảng hương con gái
Nắm tay em hồn tôi chơi vơi
Video đang HOT
Nắng và gió nghe lời biển hát
Cánh hoa rừng tôi hái tặng em
Em bẽn lẽn cười duyên đón nhận
Xao xuyến hồn tôi nhẹ mây mềm
Tình đã chớm lòng tôi say đắm
Ngọt ngào trong ánh mắt vấn vương
Biển đang hát bài ca bay bổng
Sỏi đá ngàn năm biết yêu thương
Mênh mông biển cả trùng khơi
Trời xanh mây trắng chân trời Tuy Phong
Nhấp nhô sóng nước bềnh bồng
Hòn Câu xinh đẹp đứng trông đất trời
Gặp em hồn bỗng chơi vơi
Ta về đảo vắng xây đời tự do.
Chính thức xếp hạng di tích thắng cảnh đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau
Ngày 7-11, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định xếp hạng di tích thắng cảnh cấp tỉnh đối với thắng cảnh Hòn Cau thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
Một góc Hòn Cau.
Với quyết định này, Khu bảo tồn biển Hòn Cau sẽ được bảo vệ tốt hơn. Căn cứ vào Luật Di sản văn hóa, Hòn Cau hội đủ các yếu tố, giá trị khoa học về lịch sử, văn hóa, địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng sinh vật...
Sau khi xếp hạng di tích thắng cảnh cấp tỉnh sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị Khu bảo tồn biển Hòn Cau phục vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Khu bảo tồn biển Hòn Cau được thành lập ngày 15-11-2010 với tổng diện tích 12.500 ha, bao gồm vùng biển (12.360ha) và đảo Hòn Cau (140 ha), cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km.
Tàu thuyền san sát cạnh Hòn Cau.
Đây là khu bảo tồn biển có tính đa dạng sinh học cao, hội tụ nhiều loài hải đặc sản qúy hiếm (34 loài động thực vật qúy hiếm như trai tai tượng, tôm hùm, hải sâm... phân bố khắp khu vực này) và các rạn san hô có độ bao phủ cao, đa sắc màu và hình dáng phong phú.
Nơi đây cũng sở hữu rạn san hô nguyên thủy với nhiều chủng loại khác nhau (hơn 234 loài san hô đa sắc màu), trong đó nhiều loài chỉ có ở vùng biển Hòn Cau.
Ngoài ra, trong Khu bảo tồn biển Hòn Cau còn có Đảo Hòn Cau (hay còn gọi là Cù Lao Câu) với cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo và hấp dẫn.
Đảo Hòn Cau với hệ sinh thái đa dạng.
Đảo Hòn Cau là một hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 1,4 km2, cách bờ 9 km, nổi lên giữa biển, vùng nước xung quanh khu vực có sự hiện diện sinh thái biển nhiệt đới điển hình, được bao quanh bởi hàng vạn khối đá nhiều màu sắc và hình thù khác nhau, nằm thành cụm, thành nhóm hoặc riêng lẻ như có sự sắp đặt của bàn tay con người, đẹp tựa như bức tranh thủy mặc.
Đảo Hòn Cau nhìn từ trên cao.
Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng tinh, nước biển trong xanh, được bao phủ bởi những vách đá, cùng với các rạn san hô, các rạn đá ngầm trải dài.
Đây được xem là khu bảo tồn loài, sinh cảnh thủy sinh, đáp ứng các tiêu chí là khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh trưởng và phát triển của các loại động thực vật biển qúy hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao.
Đặc biệt, đảo Hòn Cau là 1 trong 3 địa điểm trong cả nước có rùa biển, loài động vật nguy cấp, qúy hiếm đang sinh sống và lên bờ sinh sản thường xuyên hàng năm.
Đây là một trong những nét độc đáo và có ý nghĩa về bảo tồn tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Bên cạnh đó, trên đảo Hòn Cau còn giữ lại một số di tích như Giếng Tiên (hay giếng Gia Long) mà theo truyền thuyết đó là nơi vua Gia Long từng ghé lại uống nước; Đền thờ thần Nam Hải (Đền thờ cá Ông) là nơi ngư dân tại các xã ven biển của địa phương tổ chức Lễ hội Cầu Ngư hàng năm (rằm tháng 4 âm lịch);... cùng rất nhiều địa danh nổi bật khác mà du khách không thể bỏ qua khi có dịp đặt chân đến đây.
Hòn Cau là nơi rùa biển chọn làm nơi sinh sản.
Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên sinh vật biển cùng cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nét văn hóa đặc thù của địa phương và vẻ đẹp hoang sơ của đảo Hòn Cau, trong những năm gần đây Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan mỗi năm.
Từ tháng 11-2016, khi hồ sơ dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét xuống vùng biển cạnh Khu bảo tồn Hòn Cau được trình lên Bộ TN&MT xin giấy phép, dư luận, người dân địa phương vô cùng bàng hoàng khi biết vị trí nhận chìm nằm rất gần vành đai bảo vệ Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Một bãi đá tại Hòn Cau
Là một trong 16 khu bảo tồn biển của quốc gia, một trong 18 vùng nước trồi tốt nhất thế giới ngoài vẻ đẹp đến kinh ngạc, còn là nơi có quần thể san hô cùng những sinh vật biển qúy hiếm, nơi lưu giữ những giá trị sinh thái độc đáo và khác biệt của đại dương.
Trước việc giữ vững môi trường sinh thái của Khu bảo tồn biển Hòn Cau và giúp cho sinh kế của hàng vạn ngư dân hoạt động trên vùng biển này, nhiều nhà khoa học, báo chí đã lên tiếng trong đó có PLO. Cuối cùng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT thu hồi giấy phép, chọn phương án khác và Hòn Cau được "giải cứu" an toàn đến nay.
Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hoang sơ của Cù Lao Lâu (Bình Thuận) Khi Khánh Hòa ngừng hoạt động du lịch tại hai hòn đảo Bình Ba và Bình Hưng khiến nhiều người tiếc nuối. Tuy nhiên, nỗi tiếc nuối này nhanh chóng bị khoả lấp vì ngay lập tức cộng đồng đam mê du lịch biển đã phát hiện ra hòn đảo cực kỳ hoang sơ, nước trong xanh như hồ bơi, chính là Cù...