Cú hích từ dự án “khủng”
Thái Lan và Myanmar sắp bắt tay triển khai một dự án hợp tác kinh tế “khủng” giữa hai quốc gia láng giềng Đông Nam Á này. Đó là xây dựng đặc khu kinh tế Dawei – SEZ với tổng vốn đầu tư có thể lên tới 50 tỷ USD.
Thái Lan vừa thông qua dự thảo xây dựng đặc khu kinh tế Dawei – SEZ giáp với Myanmar. Theo quy hoạch, Dawei – SEZ nằm trong khu vực biên giới miền Tây Bắc Thái Lan giáp biên giới phía Nam Myanmar nhằm phát triển hành lang kinh tế kết nối miền Đông và miền Tây Thái Lan với quốc gia láng giềng có thể được xem như bàn đạp kinh tế ở Đông Nam Á.
Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Dawei – SEZ đã được chính phủ hai nước Thái Lan và Myanmar ký từ tháng 5-2008. Song việc triển khai dự án hợp tác lớn giữa hai nước mới trở lên “ nóng” khi đích thân Tổng thống Myanmr U Thein Sein và nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cùng đến thị sát địa điểm xây dựng đặc khu kinh tế này vào trung tuần tháng 12-2012.
Theo Dự thảo quy hoạch, Dawei – SEZ có diện tích trong giai đoạn đầu khoảng 8,96 km2 do một công ty liên doanh phát triển hạ tầng giữa Thái Lan và Italian (ITD) thực hiện. Đặc khu kinh tế này bao gồm các cơ sở sản xuất những mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, thực phẩm, đồ gia dụng…
Để phục vụ đặc khu kinh tế Dawei – SEZ, phía Thái Lan chịu trách nhiệm thực hiện phát triển hạ tầng như xây dựng đường sá, cảng biển nước sâu, khu công nghiệp, nhà máy điện, hệ thống xử lý và cung cấp nước, thông tin, và đường sắt cao tốc… Thái Lan cũng có kế hoạch xây cây cầu hữu nghị thứ hai tại biên giới Thái Lan – Myanmar để giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu hữu nghị Thái Lan – Myanmar hiện nay.
Do quy mô và vốn đầu tư quá lớn, dự án phát triển đặc khu kinh tế Dawei – SEZ được chia thành nhiều giai đoạn phát triển, trong đó giai đoạn đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2015 với vốn đầu tư khoảng 6,8 tỷ USD. Khi hoàn thành vào năm 2019, tổng vốn đầu tư vào đặc khu kinh tế này có thể lên tới con số khổng lồ là 50 tỷ USD.
Video đang HOT
Cũng do quy mô và đòi hỏi nguồn vốn quá lớn của Dawei – SEZ nên cũng có không ít ý kiến quan ngại của giới chuyên gia kinh tế và cả nhà đầu tư. Cho dù Chính phủ Thái Lan đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc từ nội địa nước này tới đặc khu kinh tế Dawei song giới đầu tư nước ngoài vẫn tỏ ra hoài nghi bỏ tiền vào khu vực được xem là xa xôi hẻo lánh trên biên giới Thái Lan-Myanmar trong khi các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang rất quan tâm tới Khu kinh tế Thilawa ở Rangoon, Myanmar.
Còn có đánh giá và tiếp cận khác nhau về Dawei – SEZ nhưng dự án đặc khu kinh tế này cũng cho thấy sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Myanmar. Sau những cải cách mạnh mẽ cả về chính trị và kinh tế, quốc gia Đông Nam Á này đang thu hút sự quan tâm rất lớn của thế giới, đặc biệt là các nhà đầu tư.
Ngân hàng thế giới (WB) nhận định Myanmar đang thể hiện tăng trưởng kinh tế mạnh, là một “điểm sáng” ở châu Á có thể giúp thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho rằng, với cam kết cải cách mạnh mẽ, Myanmar có tiềm năng cải thiện rõ rệt đời sống người dân và nổi lên như một “ngôi sao” tiếp theo của châu Á.
Theo ANTD
Giải mã 'căn cứ bí ẩn trên sa mạc' Trung Quốc
Các tòa nhà xuất hiện trong bức ảnh vệ tinh chụp tại sa mạc ở miền tây bắc Trung Quốc được các chuyên gia cho rằng là nhà máy hoặc kho, xưởng, chứ không phải căn cứ quân sự như đồn đoán của nhiều người.
Ảnh vệ tinh chụp được các công trình xây dựng của Trung Quốc tại tỉnh Tân Cương gây nên nhiều đồn đoán. ẢNh: Google Earth
Những bức ảnh vệ tinh trở thành tâm điểm của sự chú ý sau khi một cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trong năm 2011 tuyên bố ông phát hiện ra công trình bí ẩn trên sa mạc gần Kashgar, một thành phố thuộc tỉnh Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.
Bức ảnh cho thấy nhiều tòa nhà to, trong đó có một tòa nhà hình chữ U, một số tòa nhà dài đến hơn 100 m. Gần đây, Trung Quốc đưa vào thử nghiệm hệ thống chống quan sát vệ tinh gây nên nhiều lời đồn đoán của các nước khác.
Tuy nhiên, khu vực kể trên có thể chỉ là một phần trong kế hoạch nội bộ của Trung Quốc nhằm phát triển vùng đất này trở thành trung tâm công nghiệp và kinh tế, chứ không phải căn cứ quân sự, Stefan Geens, một nhà nghiên cứu công nghệ và địa chất, người đã dành nhiều tháng để theo dõi sự thay đổi của vùng Tân Cương, cho hay.
"Kashgar được chọn làm đặc khu kinh tế, tương tự như mô hình của Thâm Quyến", ông Geens nhắc đến thành phố công nghiệp chủ chốt, công xưởng sản xuất hàng hóa lớn của thế giới ở miền đông Trung Quốc.
Một chuyên gia khác, bà Susan Wolfinbarger, thuộc Dự án Công nghệ địa chất và Nhân quyền của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ, cho biết ngày càng nhiều người nghiệp dư phát hiện ra những công trình bí ẩn nhờ vào Google Earth. Đầu năm nay, một nhà vật lý phát hiện sử dụng bức ảnh vệ tinh để nhận diện hoạt động khai thác mỏ địa chất tại sa mạc ở Trung Quốc. Một nhà nghiên cứu khác dùng những bức ảnh vệ tinh để khám phá những bí ẩn ở Angkor Wat và thậm chí theo dõi sự thay đổi của nhà tù ở vịnh Guantanamo qua thời gian.
Để hiểu được những gì đang diễn ra đằng sau bức ảnh, các nhà phân tích thường nhìn vào những con đường, đường ray, đường dây điện hay những dấu vết của những tòa nhà. Thậm chí họ có thể phân tích chiều cao của tòa nhà dựa trên bóng đổ của chúng, Stuart Hamilton, giám đốc chương trình GIS tại Trung tâm Phân tích Không gian của trường William and Mary cho hay.
Tuy nhiên, để tìm ra mục đích sử dụng của tòa nhà thì khó khăn hơn việc tìm hiểu về cơ sở hạ tầng của nó. "Bạn có thể nhìn rất rõ có vật gì trên mặt đất, nhưng việc sử dụng mặt đất cho việc gì thì là một câu hỏi khó", Hamilton nói với LiveScience.
Không có bí mật gì cả
Trung Quốc đã công bố những kế hoạch xây dựng khu vực kinh tế đặc biệt ở Kashgar vài năm trước, với nhiều dự án gồm xây dựng đường sắt cao tốc đến khu đô thị cổ của người Hồi giáo ở trung tâm thành phố, để thực hiện mục tiêu kể trên.
Trên thực tế, khu vực bí ẩn mà ảnh vệ tinh chụp được nằm ngay cạnh đường tàu và sân bay, nên nhiều khả năng công trình đó là các nhà máy thuộc khu công nghiệp, Geens nói. Bên cạnh đó, một vài con đường bị lấp sau lớp cát và các xe tải xây dựng cũng được nhìn thấy trong bức ảnh, cho thấy khu vực này đang được xây dựng, Hamilton cho hay.
Ngoài ra, đây cũng khó có thể là một căn cứ bí mật bởi nó khá gần khu dân cư đông đúc và không hề có rào chắn, tháp canh hay vùng đệm để phục vụ các hoạt động quân sự. Tuy một tòa nhà trong khu phức hợp có vẻ giống một khu thử nghiệm trực thăng nhưng không có nghĩa rằng nó liên quan đến hoạt động quân sự, Hamilton nói thêm.
Có một điều thú vị là ngay lập tức mọi người đã cho rằng đây là khu căn cứ quân sự bí ẩn. "Mọi người quá bị mê hoặc bởi những dữ liệu của Google Earth và lệ thuộc vào nó. Tôi nghĩ rằng thỉnh thoảng vấn đề nằm ở sự nhầm lẫn của cái đầu của con người", chuyên gia Geens nhận xét.
Theo VNE
Năm 2013 sẽ nóng kỷ lục Thời tiết toàn cầu đã liên tiếp ghi nhận những năm nóng kỷ lục trong vài năm nay song những kỷ lục rất có thể bị xô đổ với dự báo năm 2013 sẽ nóng nhất trong vòng 160 năm trở lại đây. Trái đất nóng lên gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp ở các nước nghèo Theo dự báo...