Cứ giữ thói quen xấu sau bữa ăn thì đừng hỏi tại sao tuổi thọ ngắn đi
Ăn uống đúng cách giúp duy trì sức khỏe tốt, nhưng nếu bạn vẫn giữ những thói quen xấu sau bữa ăn thì coi chừng không khỏe mà còn bệnh tật.
Cứ giữ những thói quen xấu sau bữa ăn thì coi chừng bệnh tật ghé thăm
Uống trà đậm sau bữa ăn
Uống trà không nhất định là thói quen xấu sau bữa ăn, nhưng nếu bạn lại thích uống trà quá đậm thì lại khác, có thể lợi bất cập hại. Nhiều người cho rằng uống trà pha đậm có thể thúc đẩy tiêu hóa thức ăn nhưng thực tế có phải vậy không?
Trong loại trà này có chứa nhiều cafein và axit oxalic, hai chất này gặp thức ăn sẽ sinh phản ứng hóa học tạo ra các chất lắng tụ, cản trở dạ dày và đường ruột hấp thu protein, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, trà đậm cũng làm giải phóng nhiều dịch vị, khiến nhu động dạ dày và đường ruột bị chậm lại, lâu ngày khiến chức năng tiêu hóa kém đi. Dinh dưỡng không những khó hấp tu mà các chất độc hại còn tích tụ gây béo phì và nhiều bệnh tật khác.
Hút thuốc sau bữa ăn
Thói quen này dường như phổ biến ở cánh đàn ông. Sau bữa ăn “phì phèo” một điếu thuốc có thể khiến quý anh cảm thấy như tinh thần phấn chấn hơn hẳn. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe cảnh báo: Sau khi vừa ăn no, phần lớn huyết dịch sẽ chảy về dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa, trong khi đó Nicotine và Cacbon monoxit v.v… trong thuốc lá càng dễ theo máu huyết tuần hoàn đến dạ dày, kích thích niêm mạc, gây các chứng viêm loét.
Đại tiện sau bữa ăn
Ăn uống no nê sẽ dễ gây cảm giác cần đi đại tiện. Đây là thói quen xấu sau bữa ăn của không ít người vì cho rằng như vậy sẽ giúp cơ thể bớt gánh nặng hơn. Thực tế thì trong quá trình đại tiện, áp lực lên vùng bụng bị tăng lên, khiến dịch vị và men tiêu hóa ở dạ dày cũng tiết ra nhiều hơn, lâu ngày dễ bị hiện tượng trào ngược, tổn thương đường tiêu hóa.
Ăn trái cây sau bữa ăn
Trái cây được xem là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe con người nhưng bạn cần phải ăn đúng cách để không gây tác dụng phụ. Chúng ta thường thích ăn trái cây như món tráng miệng ngay sau bữa ăn mà không biết nó sẽ tạo thêm gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa.
Đồng thời chất xơ trong một số loại quả quá nhiều còn ảnh hưởng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng. Do đó, trái cây tốt nhất nên ăn giữa hai bữa chính hoặc sau khi vừa ăn no ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Video đang HOT
Tăng cường bảo vệ sức khỏe sau bữa ăn với những mẹo đơn giản sau đây
Tản bộ nhẹ nhàng
Thêm một thói quen xấu sau bữa ăn của con người đó chính là ngồi hoặc nằm một chỗ khi vừa ăn no. Chuyên gia sức khỏe khuyến khích bạn nên hoạt động nhẹ nhàng sau bữa cơm, lý tưởng nhất chính là tản bộ.
Sau khi ăn no, hệ thống tiêu hóa không ngừng vận chuyển để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng như năng lượng, phần lớn máu huyết sẽ đổ dồn về dạ dày và đường ruột, nếu vận động quá mạnh sẽ gây thiếu máu cục bộ mà ảnh hưởng chức năng cơ quan tiêu hóa.
Tản bộ nhẹ nhàng với những bước chân nhỏ, chậm rãi sẽ giúp các cơ được thư giãn, nâng cao hiệu quả hô hấp, thúc đẩy tuần hoàn máu cho cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, tùy theo tình trạng sức khỏe mà bạn điều chỉnh thời gian tản bộ cho phù hợp nhưng tối đa không nên quá 30 phút.
Khò họng
Sau khi ăn cơm, bạn nên dùng nước sạch thực hiện động tác khò họng trong khoảng 10 phút, vừa giúp lấy đi thức ăn thừa, vi khuẩn trong khoang miệng mà còn phòng ngừa nhiều bệnh tật, bao gồm cả sâu răng thường gặp.
Dùng một ít sữa chua sau khi ăn lẩu
Lẩu là món ăn được đa số người ưa thích. Món ăn này có nhiệt độ cao, các nguyên liệu phối hợp thường mặn và cay dễ kích thích lớn cho dạ dày, đường ruột. Vì vậy, sau khi ăn lẩu, bạn có thể dùng thêm một chút sữa chua để tăng cường bảo vệ niêm mạc cho cơ quan tiêu hóa.
Uống nước gừng tươi pha đường đỏ sau khi ăn cua
Một ly nước gừng tươi pha với đường đỏ sau khi ăn nhiều món cua có thể giúp khử hàn tính, làm ấm dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa. Tuy nhiên người bị tiểu đường không nên áp dụng mẹo này để tránh tác dụng phụ.
Khoa học nói về những thói quen hằng ngày dẫn đến đau tim
Hãy bảo vệ sức khỏe trái tim của bạn bằng cách tránh những thói quen xấu này.
Ngồi quá nhiều, lười tập thể dục là một trong những thói quen hằng ngày dẫn đến đau tim - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, xảy ra khi một phần cơ tim không nhận đủ máu, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
CDC giải thích: "Thời gian trôi qua mà không được điều trị để phục hồi lưu lượng máu, cơ tim càng bị tổn thương nhiều hơn. Có một số yếu tố nguy cơ gây đau tim, một số yếu tố - bao gồm cả tuổi tác và tiền sử gia đình - nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, có một số thói quen hàng ngày cuối cùng có thể dẫn đến sự kiện có thể gây chết người".
1. Ăn ngoài mỗi ngày
Thỉnh thoảng ăn ngoài sẽ không dẫn đến đau tim, nhưng ăn ngoài hằng ngày có thể có tác động tiêu cực đến tim của bạn, vì bạn có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn không lành mạnh tại một nhà hàng, quán ăn nào đó.
Nếu buộc phải bạn đi ăn ngoài thường xuyên, Penn Medicine khuyên bạn nên chú ý đến các chi tiết dinh dưỡng, nói không với bánh mì và cocktail, thực hiện đổi món lành mạnh hơn, chọn khẩu phần nhỏ hơn và tránh các loại thức ăn không lành mạnh, theo Eat This, Not That!
2. Lười tập thể dục
Nên thường xuyên tập thể dục bạn nhé - SHUTTERSTOCK
Một trong những điều tốt nhất bạn nên làm để duy trì sức khỏe tim mạch đó là tập thể dục. "Không hoạt động góp phần làm tăng lượng cholesterol trong máu và béo phì. Những người tập thể dục thường xuyên có sức khỏe tim mạch tốt hơn, bao gồm cả huyết áp thấp hơn", Mayo Clinic cho biết.
Hướng dẫn Hoạt động Thể chất cho Người Mỹ, ấn bản thứ 2, được xuất bản bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, Văn phòng Phòng ngừa Dịch bệnh và Nâng cao Sức khỏe đề xuất ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) tập thể dục hằng tuần để giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp - hai chìa khóa các yếu tố nguy cơ gây đau tim theo CDC - và ngăn chặn tình trạng béo phì.
3. Uống rượu
Mặc dù đôi khi một ly rượu hoặc bia sẽ không dẫn đến đau tim, nhưng uống quá nhiều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của bạn. Penn Medicine giải thích rằng nó có thể làm tăng huyết áp và cũng dẫn đến mức độ cao của chất béo trung tính, loại chất béo phổ biến nhất trong cơ thể bạn.
"Lượng calo trong rượu tăng lên. Khi cơ thể bạn có quá nhiều calo, nó sẽ biến đổi chúng thành chất béo trung tính, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim", Penn Medicine giải thích.
Ngoài ra, lượng calo dư thừa đó có thể dẫn đến béo phì, một yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.
4. Căng thẳng
Gần như tất cả mọi người đều trải qua căng thẳng vào lúc này hay lúc khác. Tuy nhiên, tránh được căng thẳng là lợi ích tốt nhất của bạn khi nói đến sức khỏe tim mạch.
Mayo Clinic giải thích: "Bạn có thể phản ứng với căng thẳng theo những cách có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim. Vì căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây đau tim, nên việc tìm cách đối phó với căng thẳng có thể làm giảm nguy cơ mắc phải cơn đau tim", theo Eat This, Not That!
5. Hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim liên quan đến hút thuốc? Bỏ hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo Penn Medicine, hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tim, gây ra gần 1/3 số ca tử vong liên quan đến bệnh tim.
"Mỗi khi bạn hít phải một điếu thuốc, bạn đang đưa hơn 5.000 chất hóa học vào cơ thể - nhiều chất trong số đó có hại cho sức khỏe của bạn. Một trong những hóa chất này là carbon monoxide. Carbon monoxide làm giảm lượng ô xy trong các tế bào hồng cầu của bạn, làm tổn thương tim của bạn. Nó cũng làm tăng lượng cholesterol trong động mạch của bạn - một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim", Penn Medicine cho biết.
Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng không phải là một giải pháp thay thế lành mạnh. Theo Penn Medicine, bằng cách sử dụng thuốc lá điện tử, bạn vẫn tiếp xúc với nicotine, chất độc, kim loại và các chất gây ô nhiễm khác - tất cả đều nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim liên quan đến hút thuốc? Bỏ hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.
6. Ma túy
Một số cơn đau tim là do sử dụng ma túy bất hợp pháp. Mayo Clinic giải thích: "Sử dụng các loại thuốc kích thích, chẳng hạn như cocaine hoặc amphetamine, có thể kích hoạt co thắt động mạch vành có thể gây ra cơn đau tim".
7. Biết các triệu chứng
Biết các triệu chứng của cơn đau tim có thể cứu mạng bạn. Bạn càng được điều trị sớm, càng có nhiều cơ hội
Theo CDC, các dấu hiệu phổ biến nhất là đau ngực hoặc khó chịu "ở trung tâm hoặc bên trái của ngực kéo dài hơn vài phút hoặc biến mất và quay trở lại", cảm thấy yếu, choáng váng hoặc ngất xỉu, đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ hoặc lưng, đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay hoặc vai và khó thở, theo Eat This, Not That!
Kết quả bất ngờ từ một chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch Để có một trái tim khỏe mạnh, huyết áp ổn định và cholesterol thấp, bạn nên ăn uống đúng cách, tập thể dục và duy trì cân nặng của mình. Tất cả những việc như ăn kiêng, hoạt động thể chất, duy trì cân nặng và giảm căng thẳng đều kết hợp với nhau. Nhiều thay đổi nhỏ sẽ tạo ra kết quả...