Cứ đến Tết Đoan Ngọ, nhà nhà người người đều ăn rượu nếp, lý do là vì…
Không ít người tin rằng, chất men trong rượu nếp sẽ khiến chú sâu bọ trong cơ thể ta say rồi chết ngất.
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Đây được coi là ngày có thời điểm khí dương thịnh nhất trong năm, với thời gian Mặt trời chiếu sáng dài nhất.
Ở nước ta, dân gian còn gọi ngày 5/5 âm lịch là Tết diệt sâu bọ, bởi đó là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Theo quan niệm của người xưa, ăn mận, vải, dưa hấu, bánh gio, rượu nếp… trong ngày này, đặc biệt là lúc mới ngủ dậy sẽ khiến sâu bọ, giun sán trong người chết hết.
Thế nhưng bạn có thắc mắc, vì sao người xưa lại ăn rượu nếp trong ngày tết này?
Theo quan niệm xưa, hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ bớt thì sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại.
Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải thời gian nào cũng có thể làm được, chỉ có ngày mùng 5/5 âm lịch chúng mới ngoi lên. Do đó, người xưa dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để giết sâu bọ, là những con giun, sán, ký sinh trùng trong cơ thể.
Và rượu nếp hay cơm rượu nếp là món ăn hoàn hảo hội tụ đầy đủ những vị như thế được trọng dụng. Người xưa còn cho rằng, ăn rượu nếp, nhất là khi bụng đói sẽ làm cho các chú sâu trong bụng dễ say rồi chết ngất.
Dưới góc độ khoa học, lớp cám của vỏ gạo nếp rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn cả. Ăn cả nước lẫn cái của cơm rượu nếp sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng nữa.
Có bao nhiêu loại cơm nếp tất cả?
Là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ nhưng rượu nếp ở mỗi vùng lại có sự khác nhau đôi chút.
Cơm rượu miền Nam có dạng viên tròn, màu trắng.
Video đang HOT
Nếu cơm rượu nếp miền Bắc được nấu bằng gạo nếp với men rượu, ủ khoảng 2 – 3 ngày cho ngấm. Cơm rượu nếp miền Trung là những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt. Cơm rượu nếp miền Nam không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ.
Dẫu có ngoại hình ra sao thì đây vẫn là món ăn được nhiều người ưa thích để diệt sâu bọ.
Tự tay làm bánh gio mật mía ngọt mát, rượu nếp thơm ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ 2020
Ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) đã cận kề, các nàng đảm cùng trổ tài làm rượu nếp, bánh gio - những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ "giết sâu bọ" truyền thống nhé.
1. Rượu nếp
Nguyên liệu:
- Gạo nếp xay: 1kg
- Men rượu nếp: 20g
- 1 cái rổ thưa có 2 lớp
- 1 cái chăn mỏng
- Màng bọc thực phẩm
Cách ủ rượu nếp ngọt thơm:
- Gạo nếp xay nhặt bỏ hạt thóc và vỏ trấu rồi ngâm nước ít nhất 8 tiếng cho gạo ngấm đủ nước. Bạn có thể ngâm từ tối hôm trước tới sáng ngày hôm sau là vừa đủ để gạo nở đều.
- Vớt gạo nếp xay đã ngâm lên, vo lại cho thật sạch và để ráo nước. Chuẩn bị nồi hấp cách thủy, cho gạo vào đồ chín lần 1. Đánh đều gạo trong nồi lên, đậy vung để nghỉ trong khoảng 30 phút.
- Tiếp tục cho gạo nếp xay vào đồ chín lần 2 trong khoảng 20 phút để xôi nếp ngậm đủ nước, căng mọng.
- Xôi gạo nếp xay chín, bạn hãy dỡ ra mâm hoặc khay rộng để cho nguội bớt.
- Cho men rượu vào cối giã nhuyễn, cho qua lưới lọc để tránh bị lẫn vỏ trấu khi dùng.
- Rổ sạch để thật khô ráo. Dùng màng bọc thực phẩm lót kín vào trong lòng rổ để chuẩn bị ủ rượu nếp, chừa lại ít màng bọc rộng ra ngoài rổ để phủ lên bề mặt khi ủ.
- Khi xôi nếp chỉ còn hơi âm ấm, các bạn trộn đều từng chút men rượu vào với xôi. Bớt lại 1/2 lượng men rượu.
- Cho xôi nếp xay đã trộn men rượu vào rổ đã lót màng bọc thực phẩm. Cứ 1 lớp xôi thì lại rắc đều 1 lớp bột men rượu lên trên, xôi phía dưới đáy rổ thì nên cho ít men hơn phía trên khi ủ rượu nếp, men sẽ ngấm tan dần và chảy xuống phía dưới đáy rổ.
Trên cùng các bạn rải đều 1 lớp men mỏng và cuối cùng bọc màng bọc thực phẩm kín hết mặt xôi.
- Trải chăn vải ra, đặt rổ rượu nếp lên trên, bọc kín lại. Với thời tiết nắng nóng như hiện nay thì chỉ sau 1 ngày là rổ rượu nếp đã bắt lên men, tỏa mùi thơm ngào ngạt.
- Khi thấy có mùi thơm từ rượu nếp, các bạn dỡ chăn ủ ra ngay để các hạt rượu nếp còn giữ được độ căng mọng và ngọt đậm. Nếu dỡ ra quá sớm khi chưa có mùi thơm, men rượu chưa biến đổi tinh bột trong gạo nếp thành đường, sẽ làm món rượu nếp có vị đắng của men. Còn nếu để ủ quá lâu men rượu sẽ làm cho đường trong hạt nếp xay tan hết thành nước, khi ăn chỉ còn lớp vỏ bên ngoài lên ăn bị bã và rất cay nồng mùi rượu.
- Sau khi rượu nếp ủ vừa chín, bạn đảo đều cả rổ rượu nếp lên rồi cho ra bát là có thể dùng được.
Vị rượu nếp thơm nức ngọt ngào rất hấp dẫn, đặc biệt khi ăn thấy rõ vị dẻo của gạo nếp xay như dai hơn, ăn ngọt nhưng vị ngọt lại rất thanh. Bạn có thể để rượu nếp vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần trong 2 - 3 hôm để hãm rượu nếp không tiếp tục lên men.
2. Bánh gio:
Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.
Nguyên liệu:
- 1,5 kg gạo nếp ngon
- 1,5 lít nước gio (tro)
- 50 lá dong bé, hoặc lá dong giềng
- 30g mật mía
Lưu ý: Nếu không có nước tro ta thì bạn cũng có thể thay thế bằng nước tro tàu.
Cách làm:
Bước 1: Gạo nếp vo nhiều lần cho sạch (khi thấy nước trong không còn màu đục) thì đổ gạo vào 1 cái xoong hoặc âu và ngâm trong nước lạnh có hòa 1 ít muối trong khoảng 5 - 6 tiếng, rồi đãi lại bằng nước sạch.
Bước 2: Ngâm gạo nếp vào nước tro, mực nước ngập mặt gạo, ngâm trong 20 - 22 tiếng. Nếu là tro tàu thì ngâm trong 3 - 4 tiếng. Thỉnh thoảng khi ngâm bạn thử bằng cách bóp nhẹ hạt gạo nếp vỡ nhẹ là gạo đã ngâm đủ.
Bước 3: Sau khi gạo nếp ngâm nước tro thì xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Có thể xóc thêm ít muối (1,5 kg gạo thì hết 20g muối). Để gạo cho ráo nước.
Bước 4: Lá dong rửa sạch, cho lá dong chần qua nước sôi cho bớt phần diệp lục của lá.
Bước 5: Gói bánh: Xếp 2 lá lên trên nhau, để phần mặt lá xuống dưới. Múc gạo dàn đều lên lá. Cuộn lá lại và dụng lạt hoặc dây buộc chặt.
Bước 6: Xếp bánh gio vào nồi, đổ ngập nước vào nồi trong 2 - 2,5 tiếng là bánh nhừ. Khi thấy nước cạn thì tiếp thêm nước sôi vào cho ngập bánh. Không cho nước lạnh sẽ làm bánh không chín được. Khi bánh chín, vớt ra rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.
Bánh gio ăn nguội và chấm cùng mật mía thì ngon hết biết. Bánh gio có vị ngái ngái nồng nồng của nước tro, nhưng khi ăn sẽ thấy vị thanh mát, rất tốt cho đường tiêu hóa.
Xôi trứng nếp cẩm Có lần đi làm tổ chức sự kiện ở A Lưới, tôi được một người bạn, là dân bản địa ở đây mời ăn món xôi trứng này. Ăn một lần rồi nhớ mãi từ đó. Bạn tôi bảo, đồng bào ở đây xem món này như là một món ngon đặc biệt. Xôi trứng nếp cẩm vừa ăn no, ngon miệng và...