Cư dân ‘tố’ nhiều ô đất trong Ciputra điều chỉnh ‘chui’?
Sau chỉ đạo của Thủ tướng về thay đổi quy hoạch tại đây, cư dân phát hiện ra nhiều lần điều chỉnh khu đô thị, chủ đầu tư không được thông qua ý kiến cư dân.
Sau hơn 2 tháng gửi đơn kiến nghị về việc điều chỉnh khu đô thị Ciputra ( Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cư dân khu đô thị vẫn chưa có câu trả lời chính thức nào từ phía lãnh đạo thành phố.
Mới đây, ngày 2/6 cư dân khu đô thị Ciputra tiếp tục gửi đơn kiến nghị cẩn cấp lần 2 đến Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và báo chí liên quan đến việc khu đô thị nhiều lần điều chỉnh quy hoạch.
Theo đơn kiến nghị của cư dân, trong đơn kiến nghị lần 1 gửi thành phố (tháng 4/2019), hàng trăm hộ dân sống tại đây đang rất bất bình trước đề xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2 của chủ đầu tư. Theo đó, tại một số ô đất chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quy hoạch theo hướng nâng lên đến 20 tầng, tăng mật độ xây dựng.
Người dân cho rằng, chủ đầu tư là Cty TNHH đã lừa dối người mua nhà khi biến một khu đô thị hiện đại “đáng sống” nhất thủ đô thành một khu toàn nhà chọc trời. Hơn nữa việc điều chỉnh quy hoạch này là vì lợi ích nhóm của nhà đầu tư không phải vì lợi ích của người dân.
Với việc người dân phản đối quyết liệt việc điều chỉnh quy hoạch theo phương án đề xuất, ngày 9/5/2019, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long đã phải gửi văn bản đến Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề xuất giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô đất TM13.
Tại văn bản này, chủ đầu tư nêu rõ: “Đề xuất điều chỉnh quy hoạch của Chủ đầu tư đã không được cộng đồng dân cư ủng hộ nên để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, Chủ đầu tư đề nghị giữ nguyên chức năng sử dụng của ô đất TM13 là thương mãi hỗn hợp đã được phê duyệt quy hoạch…”.
Đây được coi là động thái tích cực của chủ đầu tư được nhiều cư dân đồng thuận. Tuy nhiên, cư dân tại Khu đô thị Ciputra cho rằng trong văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội chỉ đề cập tới ô đất TM-13 và việc giữ nguyên chức năng sử dụng đất còn các vấn đề về số lượng công trình, tầng cao của ô đất và các ô đất khác chủ đầu tư hoàn toàn không đề cập đến.
Bà Trần Thị Xuyên, Tổ trưởng Tổ dân phố Ciputra cho biết: “Việc xin ý kiến điều chỉnh quy hoạch lần này, cư dân lại phát lộ ra việc chủ đầu tư đã nhiều lần xin điều chỉnh quy hoạch nhiều ô đất mà không lấy ý kiến người dân và vẫn được cơ quan chức năng “hợp thức hoá”".
Theo bà Xuyên, tại văn bản 428 (ngày 23/1/2019) của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội gửi UBND Thành phố về việc Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long đề nghị điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất thuộc Khu đô thị Ciputra giai đoạn 2 cho biết trước đó có nhiều ô đất đã được điều chỉnh đều theo hướng tăng mật độ dân số có ô đất tăng tới gần 5.000 người.
Cụ thể, trong năm 2016, 2 ô đất đã được điều chỉnh gồm: ô đất I.A.20 được điều chỉnh tăng 1.810 người; ô đất I.A.25 tăng 629 người. Lần điều chỉnh quy hoạch trong năm 2017 ô đất I.A.23 được điều chỉnh tăng 4.674 người so với quy hoạch trước đó. Vấn đề người dân đặt ra là những lần điều chỉnh quy hoạch trên người dân không hề biết, hoàn toàn không được xin ý kiến.
“Chúng tôi cảm giác như bị lừa khi bỏ hàng chục tỷ mua nhà ở đây những mong hưởng tuổi già. Nhưng giờ toàn khu bị thay đổi mà cư dân không hề hay biết. Chúng tôi thắc mắc việc điều chỉnh này có vi phạm pháp luật hay không? Và những lần điều chỉnh này phục vụ lợi ích của ai trong khi người dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất không được thông qua”, bà Xuyên nói.
Video đang HOT
Theo bà Xuyên, ngoài lời hứa của Chủ tịch TP.Hà Nội trên báo Tiền Phong cho rằng không điều chỉnh quy hoạch nếu cư dân không đồng ý nhưng đến nay, cư dân vẫn chưa nhận được văn bản chính nào từ thành phố về những kiến nghị của cư dân.
Còn ông Đỗ Đức Du (15T6) cho rằng: “Chúng tôi khẳng định, nếu được lấy ý kiến việc điều chỉnh, 100% cư dân phản đổi bởi hiện mật độ xây dựng tại Hà Nội đã rất dầy đặc. Áp ực đề nặng lên hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị vốn đã yếu kém. Với phương án điều chỉnh quy hoạch mà chủ đầu tư trình lên, số dân đã tăng gấp đôi, gấp 3 quy hoạch cũ trong khi hạ tầng kỹ thuật không thay đổi sẽ làm ảnh hưởng nhiêm trọng đến điều kiện sinh sống của người dân”.
Ông Du nghi ngờ, do biết trước người dân không đồng ý nên chủ đầu tư đã không lấy ý kiến của người dân; các cơ quan chức năng và UBND TP.Hà Nội cũng bỏ qua ý kiến người dân. Hiện, chủ đầu tư cùng các chủ đầu tư thứ cấp đã hành thành việc xây dựng theo quy hoạch điều chỉnh, đã thực hiện bán hàng và thu lợi nhuận, hậu quả người dân phải gánh chịu. “Tôi mong Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra làm rõ việc điều chỉnh này có vi phạm pháp luật hay không?”, ông Du nói.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ giao Hà Nội làm rõ vấn đề quy hoạch tại Ciputra như báo Tiền Phong phản ánh bức xúc của cư dân.
Khi phóng viên lliên hệ với phía chủ đầu tư Ciputra, đại diện chủ đầu tư hứa sẽ có phản hồi lại sau.
Ngọc Mai
Theo Tiền phong
Dừng xây 18 nhà liền kề xây dựng "chiếm" lối đi chung của dân
Cư dân Khu đô thị 54 Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vô cùng bức xúc trước việc chủ đầu tư là Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp chưa xử lý những vi phạm tồn tại lại tiến hành điều chỉnh quy hoạch để xây dựng dãy 18 căn liền kề "chiếm" lối đi chung, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của dân cư dân. Ttrước sự việc, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã yêu cầu tạm dừng xây dựng đối với 18 căn liền kề này.
Sai phạm cũ chưa xong lại "hô biến" khu văn phòng thành 18 căn liền kề
Kể từ ngày khu đất quy hoạch văn phòng làm việc được "biến" thành khu nhà ở thương mại, nhà liền kề hoành tráng để bán, hàng trăm cư dân tại Khu đô thị 54 Hạ Đình (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) liên tục có đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng nhằm "tố" những sai phạm của chủ đầu tư là Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp.
Ông Nguyễn Đức Tiến Trưởng Ban quản trị nhà A1 Khu đô thị 54 Hạ Đình cho biết, dự án Khu đô thị 54 Hạ Đình gồm 2 tòa nhà chung cư cao tầng A1, A2 và khu thấp tầng. Trong đó, tòa nhà A1 đã được bán và bàn giao cho cư dân từ năm 2005. Tuy nhiên, đến nay đã gần 15 năm, nơi đây vẫn tồn tại những vi phạm kéo dài.
Bằng chứng là mới đây, ngày 10/4/2019, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã có văn bản gửi công ty CP thi công cơ giới và xây lắp thông báo yêu cầu phía công ty phải hoàn thiện nghĩa vụ tài chính của dự án. Đồng thời, công ty này chưa liên hệ với Sở để hoàn thiện các thủ tục về đất đai, chưa khắc phục các sai phạm tồn tại của dự án.
Lô đất hơn 2.000m2 vốn được dùng quy hoạch văn phòng nay biến thành dự án nhà ở thương mại thấp tầng với 18 căn liền kề.
18 căn liền kề đang được triển khai xây dựng có tường bao 2,5 m đua ra sát phía ngoài, ngay cạnh hàng cây lâu nay, tiếp đến là con đường đi lại của dân cư ảnh hưởng lối đi, tầm nhìn của khu.
Điều đáng nói, trong khi những vi phạm trên chưa được xử lý dứt điểm, không hiểu lý do gì Công ty CP Thi công xây lắp cơ giới vẫn tiếp tục được chuyển đổi lô đất hơn 2.000m2 vốn dùng xây văn phòng làm việc thành dự án nhà ở thương mại thấp tầng với 18 căn liền kề và được cấp phép xây dựng trên lô đất này.
Cũng theo ông Tiến, trong quá trình triển khai xây dựng dãy 18 căn liền kề, chủ đầu tư cho xây dựng những hạng mục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của dân cư đang sinh sống tại đây.
Cụ thể, chủ đầu tư đã dựng hàng rào thi công vượt ra ngoài mốc giới 30cm so với mốc giới được bàn giao. Chủ đầu tư xây dựng dự án đè lên hệ thống thoát nước của dự án Khu đô thị 54 Hạ Đình và xây lấn vào đường quy hoạch dự kiến của thành phố là mở rộng đường giao thông theo Quyết định 7090/QĐUB ngày 17/10/2012.
Bên cạnh đó, cư dân tại đây còn phản ánh chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở thương mại không đúng bản vẽ, sai mật độ xây dựng và không thiết kế đường giao thông nội bộ dự án mà có ý đồ chặt hạ hàng cây xanh 15 năm tuổi trên diện tích riêng của khu đô thị nhằm lấy đường đi cho 18 căn liền kề đang xây...
Ông Nghiêm Phúc Thịnh, cư dân khu đô thị 54 Hạ Đình bức xúc: "Hành lang giao thông trong khu đô thị tương đối nhỏ, dự án mới mỗi nhà đều có hầm để xe riêng, nếu có thêm xe từ dự án mới đi vào sẽ gây xung đột giao thông với xe từ hầm nhà chung cư đi lên, tiềm ẩn nguy cơ tại nạn giao thông rất lớn'.
Theo ghi nhận của PV, những phản ánh trên của cư dân Khu đô thị 54 Hạ Đình là có cơ sở, bởi thực tế hiện nay chủ đầu tư đã cho đào móng tường rào của 18 căn liền kề ngay sát hàng cây xanh. Không những vi phạm mốc giới của dự án chung cư 54 Hạ Đình mà còn chặt hết phần rễ của hàng cây xanh, bức tử gần 30 cây xanh lâu năm.
Chủ đầu tư ý đồ chặt hạ hàng cây xanh lâu năm làm đường cho dự án mới.
Người dân căng băng rôn, biểu ngữ phản đối chủ đầu tư, kêu gọi không bức tử cây xanh.
Được biết, hiện con đường dân sinh nội bộ của chung cư 54 Hạ Đình được rào lại với mục đích chặn phương tiện nguy hiểm ra vào. Ngoài ra, người dân cũng căng băng rôn với nội dung yêu cầu chủ đầu tư không được xâm phạm đường đi của cư dân và hàng cây xanh.
Quận yêu cầu tạm dừng, chủ đầu tư vẫn thi công?
Trước những thực trạng trên, ngày 22/5 UBND quận Thanh Xuân đã mời Ban Quản trị tòa nhà A1, A2 Khu đô thị 54 Hạ Đình cùng Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp đến đối thoại. Cuộc đối thoại do ông Nguyễn Xuân Lưu - Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân chủ trì.
Sau khi nghe ý kiến của các bên, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân yêu cầu chủ đầu tư tiếp thu ý kiến của Ban quản trị về việc xây hàng rào 18 căn liền kề, tổ chức đối thoại với cư dân để tháo gỡ những khúc mắc.
Đồng thời, vị lãnh đạo quận yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công xây dựng 18 căn liền kề kể từ ngày 22/5 đến khi trực tiếp đối thoại với cư dân và giao Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, UBND phường Thanh Xuân Trung giám sát việc này.
Dù lãnh đạo huyện Thanh Xuân đã yêu cầu dừng thi công dự án nhưng chủ đầu vẫn ngang nhiên cho công nhân vào dự án thi công hoàn thiên một số hạng mục.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Tiến - Trưởng Ban quản trị nhà A1 cho biết, đến nay hơn 10 ngày trôi qua nhưng chủ đầu tư không hề có động thái gì về việc tổ chức đối thoái với dân.
"Yêu cầu của UBND quận Thanh Xuân là chủ đầu tư phải trực tiếp đối thoại với dân nhưng hiện nay chủ đầu tư vẫn im lặng, điều đáng nói, dù lãnh đạo huyện đã yêu cầu dừng thi công dự án nhưng chủ đầu vẫn ngang nhiên cho công nhân vào dự án thi công hoàn thiên một số hạng mục bên trong", ông Tiến ngao ngán.
Một cán bộ quận Thanh Xuân cho hay, việc điều chỉnh khu đất văn phòng trụ sở làm việc do thành phố chấp thuận, duyệt quy hoạch cho nhà đầu tư. "Thời gian qua trên địa bàn quận nhiều nơi cư dân phản ứng việc điều chỉnh quy hoạch để xây nhà cao tầng, nhà ở để bán trong khi hạ tầng nhiều khu không theo kịp gây nhiều khó khăn trong quản lý, lo ngại nhiều hệ lụy".
Ninh Phan
Theo Tiền phong
"Nhồi cao ốc", điều chỉnh hạ tầng tại các thành phố lớn: Trách nhiệm thuộc về ai? Thực tiễn đang có bất cập trong xây dựng khu chung cư, nhà cao tầng trong các khu đô thị lớn, có mật độ dân số cao. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, trong quá trình điều hành, Chính phủ đã phân cấp rất mạnh cho lãnh đạo các địa phương. Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng...