Cư dân mạng tranh cãi vụ dùng bao đựng nước chống bay mái trước bão
Do ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua, miền Trung là khu vực hứng chịu nặng nề nhất thiệt hại cả về người và tài sản.
Trước khi cơn bão ập đến, người dân đã được khuyến cáo nên dùng đinh vít hoặc vật nặng để gia cố mái nhà, tránh trường hợp bị tốc mái. Trong đó, có cách dùng bao đựng nước đặt cố định trên mái nhà để chống bão đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Bao cát được sử dụng trong mùa bão. (Ảnh: G.T.G)
Người dân miền Trung dùng bịch nilon đựng nước để giữ mái tôn
Trước lời cảnh báo cơn bão số 5 đi sâu vào Việt Nam có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, người dân ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là ở Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế đã lên phương án để gia cố mái nhà, tránh hiện tượng tốc mái trong cơn bão. Một số phương pháp có thể thực hiện như dùng bao cát, đinh vít để cố định mái tôn, bởi những vật liệu này có sức chịu lực tốt, hạn chế tốc mái khi gặp bão lớn.
Người dân dùng bao nước để chặn mái tôn. (Ảnh: G.T.G)
Bên cạnh những cách đó, người dân miền Trung còn nghĩ ra một phương pháp mới: Dùng bao nilon đựng nước để chặn trên mái nhà. Tuy nhiên phương án này cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ cư dân mạng về tính hiệu quả cũng như ưu điểm, nhược điểm của việc dùng bao nước thay cho bao cát.
Cách làm hiện đang gây tranh cãi trên mạng xã hội. (Ảnh: G.T.G)
Chủ nhân của bài viết này đã chia sẻ: “ Một cách chống bão hay cần học hỏi. Dùng bao nilon bỏ lên mái nhà, bơm nước buộc chặt lại, đỡ kéo bao cát nặng. Sau bão xả cái là xong, lỡ có lụt thì lại có nước sạch dự trữ dùng. Thấy hay thì áp dụng cho bà con mùa bão”.
Cộng đồng mạng: “Khả thi nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro”
Nhiều người cho rằng phương án này rất khả thi, đặc biệt giúp cho chủ nhà không phải mang vác nặng di chuyển lên trên mái nhà gây nguy hiểm. Đồng thời, theo như lời chia sẻ của “chủ thớt” thì cách làm này cũng là một phương án lưu trữ nước sạch khá hay, phòng trừ trường hợp lũ lụt dâng cao, người dân bị mất nước sinh hoạt.
Bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến trái chiều xuất hiện, cho rằng bao nước có thể bị rơi xuống dưới mà chưa cần tác động từ cơn bão. Thậm chí nếu trong cơn bão có một số vật cứng bị gió thổi bay, vô tình chạm vào bao nước thì sẽ ngay lập tức gây bục, rách.
Ý kiến cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
- “Mình đã thử và thấy thành công. Cách này cũng rất thông minh!”
- “Dùng bao cát là ổn định nhất, có sức chịu lực cao hơn nước nhiều”
- “Mưa bão thế này càng nhìn càng thương người dân miền Trung”
- “Cách nào cũng hiệu quả nhưng tốt nhất là không phải sử dụng đến cho bà con đỡ khổ”
Hiện tại, người dân vẫn đang quan tâm về hướng đi của cơn bão số 5, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Nhiều tỉnh, thành cả nước đang đón những cơn mưa lớn, rả rích trong ngày do ảnh hưởng của cơn bão. Còn bạn, bạn nghĩ sao về cách phòng chống tốc mái này? Chia sẻ ý kiến cho YAN ngay nhé!
Cư dân mạng quan tâm: Thương quá miền Trung!
Hình ảnh tan hoang của các tỉnh miền Trung, nhất là Huế, Đà Nẵng, khi cơn bão số 5 đổ bộ đã khiến cộng đồng mạng xót xa.
Trụ điện ở Thừa Thiên - Huế gãy vì bão số 5 - ẢNH: Đ.T
"Thương lắm miền Trung ơi!", "Cố lên miền Trung thân yêu!"... là những bình luận chủ đạo khi dân mạng nhìn thấy những hình ảnh, clip cây đổ, mái nhà bay, đường phố xác xơ của chính các Facebooker là người dân trong vùng tâm bão chia sẻ. Nhiều thiệt hại đã xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng. Đã có người thiệt mạng và bị thương trong cơn bão. Cộng đồng mạng mong muốn thiệt hại sẽ "ở mức thấp nhất" nhất là khi miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng vừa trải qua khoảng thời gian chiến đấu với dịch Covid-19.
Cận cảnh bão số 5 tàn phá tan hoang cây xanh ở Thừa Thiên-Huế
Cảm động chuyện người chết cứu sống được nhiều người
Câu chuyện ấm áp tình người lan tỏa hôm qua trên mạng xã hội đã cho thấy người không may mất đi vẫn có thể giúp nhiều người thoát chết. Một người cha ở Bắc Giang gặp nạn không thể cứu được, sau khi được các bác sĩ khuyên hiến tạng, mẹ và con trai đã nén nỗi đau, đồng ý. Cậu con trai thay mẹ ký giấy hiến tạng của cha để giờ thì "quà tặng vô giá" của người cha (tim, 2 quả thận, 2 giác mạc) đã giúp nhiều người tiếp tục được sống, trong đó có một bé 11 tuổi. Dân mạng đã hết lòng cảm ơn cả gia đình nhân ái này.
Thích thú hình ảnh người Đà Nẵng mang rổ ra đường bắt cá sau bão Cơn bão số 5 đổ bộ Việt Nam, gây ra mưa lớn kéo dài từ đêm 17/9 đến trưa, chiều 18/9 gây ra tình trạng ngập nước cục bộ ở nhiều tỉnh thành, trong đó có Đà Nẵng. Dù cơn bão gây ra khó khăn cho nhiều khu vực, nhưng sau khi mưa lớn đi qua, nhiều người ở Đà Nẵng đã tìm...