Cư dân, chủ đầu tư khốn khổ vì rác thải
Nhà máy giấy, bãi rác quá tải đã gây ra tình trạng ô nhiễm cho người dân.
Rác tràn cả ra đường vì quá tải
Liên tục khiếu nại
Tình trạng chậm di dời các cơ sở gây ô nhiễm ở nhiều nơi đã gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân, đặc biệt là các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố. Đơn cử tại Khu căn hộ Him Lam Phú An, quận 9 (TP.HCM), cư dân ở đây đã có nhiều phản ứng với nhà máy giấy Xuân Đức xả thải, gây tiếng ồn suốt ngày đêm. Đến cuối tuần qua, một số hộ dân đã treo băng rôn phản đối tình trạng này. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã cùng với Ban quản lý khu căn hộ tiếp xúc vận động và một số hộ dân đã tự động tháo băng rôn.
Đây không phải là lần đầu cư dân phản ứng với nhà máy giấy Xuân Đức. Từ khi mới vào ở đầu năm 2019, các hộ dân nơi đây đã nhiều lần khiếu nại hoạt động sản xuất gây ô nhiễm này.
Sau cuộc phản đối cuối tuần trước, một cuộc đối thoại giữa đại diện nhà máy giấy Xuân Đức với người dân và các bên liên quan diễn ra vào sáng 28.5 để tìm hướng giải quyết. Đại diện nhà máy giấy Xuân Đức hứa sẽ đưa ra phương án lộ trình di dời đến các cấp chính quyền trong tháng 6. Trước mắt công ty này cũng có giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm.
Được biết, nhà máy giấy đã hết thời gian thuê đất hoạt động. Cuối tháng 12.2018, Cục Cảnh sát môi trường (C05, Bộ Công an) đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với nhà máy giấy của Công ty cổ phần giấy Xuân Đức 200 triệu đồng và yêu cầu công ty thực hiện ngay các biện pháp xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường. Trước đó, C05 nhận đơn tố cáo của người dân tại khu vực đường Thủy Lợi về việc Nhà máy giấy Xuân Đức nằm giữa khu dân cư và mỗi ngày thải khí độc hại ra môi trường.
Video đang HOT
Nhà máy giấy Xuân Đức tại quận 9 xả thải liên tục gây ô nhiễm không khí
Nhưng đâu chỉ riêng nhà máy rác Xuân Đức, người dân khu vực này còn khổ sở vì trên đường Thủy Lợi vào khu căn hộ có một trạm trung chuyển rác. Công suất thiết kế của trạm này khoảng 70 tấn rác/ngày. Tuy nhiên, thời gian qua do bô rác tại cầu Nam Lý đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9 bị giải tỏa do xây dựng cầu Nam Lý nên toàn bộ rác tại đây được chuyển về bô rác đường Thủy Lợi. Vì vậy ước tính số lượng rác tập kết đạt khoảng 230 tấn rác/ngày, vượt qua công suất thiết kế 3,3 lần. Hiện nay lượng rác dồn về bô rác Thủy Lợi quá tải, xe xếp hàng dài ngoài đường khiến rác tràn ra đường, nước rỉ rác, mùi hôi từ các xe rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống quanh khu vực này…
Chủ đầu tư và người dân cùng kêu cứu
Không chỉ những hộ dân sống tại khu căn hộ Him Lam Phú An bức xúc về vấn đề này, các chủ đầu tư dự án tại đây cũng nhiều lần kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về tình trạng trên. Tháng 1.2019, một cuộc họp giữa Phòng Tài nguyên và môi trường quận 9 cùng ông Phan Minh Nghĩa – Giám đốc Công ty giấy Xuân Đức và đại diện chủ đầu tư là Công ty địa ốc Him Lam liên quan về vấn đề này. Phía Công ty Him Lam đã đề nghị cơ quan quản lý nhà nước, Công ty giấy Xuân Đức có biện pháp giải quyết triệt để tình trạng gây ô nhiễm môi trường nơi đây. Tại cuộc đối thoại có sự tham gia của người dân vào sáng 28.5 mới đây, đại diện Công ty địa ốc Him Lam cũng tiếp tục đưa ra ý kiến phía nhà máy Xuân Đức trước mắt là khắc phục ô nhiễm và lâu dài là phải thực hiện di dời.
Xe rác trên đường Thủy Lợi, quận 9 tràn ra ngoài vì quá tải
Về trạm trung chuyển rác, phía Him Lam đề xuất thuê một khu đất hơn 400 m2 bên cạnh để xắp xếp xe rác ra vào đảm bảo vệ sinh đường phố, thông thoáng. Đồng thời thực hiện cải tạo tuyến đường Thủy Lợi bao gồm thi công thảm nhựa, hệ thống thoát nước… Quan trọng nhất là để xử lý dứt điểm ô nhiễm này. Được sự đồng ý của quận 9, Công ty Him Lam đã chủ động làm việc với các đơn vị tư vấn, lập khái toán chi phí đầu tư xây dựng một trạm ép rác kín có công suất trên 700 tấn/ngày đêm tại một vị trí khác (theo quận 9 là tại Long Trường) có vốn đầu tư khoảng 50 tỉ đồng. Đề án đã được quận 9 xem xét và trình thành phố. Hiện tại Công ty Him Lam đang chờ quyết định của các cơ quan chức năng và thành phố để thực hiện.
Dù chủ đầu tư Him Lam đã chủ động cùng tìm giải pháp xử lý vấn đề rác, ô nhiễm môi trường cho cư dân nhưng hiệu quả của việc xử lý ô nhiễm môi trườngcần có sự chung tay từ nhiều phía, người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Nếu không, rất khó để giải quyết vấn đề trong khi rác thì mỗi ngày một nhiều, ô nhiễm mỗi ngày một nặng
Theo PLO
Ảnh : 'Ngốn' hơn 1,2 tỷ yên Nhật, du khách vẫn phải 'nín thở' khi qua biểu tượng 4 thế kỷ của Hội An
Trạm xử lý nước thải Chùa Cầu được đầu tư hơn 1,2 tỷ yên Nhật, thế nhưng du khách vẫn phải "nín thở" khi qua biểu tượng xuyên suốt 4 thế kỷ của phố cổ Hội An.
Thời gian gần đây, du khách thập phương khi đặt chân tham quan di tích Chùa Cầu (nằm bắc qua con kênh nhỏ, giao nhau giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai - Trần Phú) không khỏi ngao ngán trước tình trạng ô nhiễm tái diễn ở công trình được xem là biểu tượng xuyên suốt 4 thế kỷ của phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Trước đó, tháng 11/2018, trạm xử lý nước thải Chùa Cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cải thiện chất lượng nước với công nghệ xử lý nước thải hiện đại tại khu vực Chùa Cầu chính thức được đưa vào vận hành với công suất 3.000-5.000 m3/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ Yên Nhật, trong đó chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 1,1 tỷ Yên Nhật (khoảng 228 tỷ đồng), còn lại do TP Hội An đối ứng.
Công trình áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến năng lượng thấp, không chỉ cải thiện môi trường nước khu vực mà còn đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra kênh Chùa Cầu. Từ đó, góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, nâng cao giá trị di tích và xử lý nước sinh hoạt cho hơn 1.000 hộ gia đình ở các xã, phường: Thanh Hà, Cẩm Hà, Tân An, Cẩm Phô và Minh An.
Tuy nhiên, kênh nước chảy dưới chân di tích hàng trăm năm tuổi này chỉ hết mùi hôi được vài tháng. Hiện, khu vực này lại tái diễn tình trạng ô nhiễm khiến du khách phải nín thờ mỗi khi qua đây.
Đặc biệt, những ngày nắng nóng cao điểm vừa qua, dòng nước dưới chân Chùa Cầu lại chuyển sang màu đục ngầu kèm theo đó là mùi hôi không tài nào chịu thấu.
(Ảnh: Thanh Ba)
Chùa Cầu được tọa lạc trong quần thể Khu di tích phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.
Nguyên nhân khiến kênh Chùa Cầu ô nhiễm trở lại được xác định do thời gian lượng nước thải ở thành phố tăng lên đột biến khiến hồ điều hòa bị ô nhiễm nghiêm trọng làm cho môi trường cảnh quan Chùa Cầu bị ảnh hưởng theo.
THANH BA
Theo VTC
Đắk Lắk: Trớ trêu, xã nông thôn mới nhưng dân kêu cứu vì...thối quá Hàng chục hộ dân thôn 3, xã nông thôn mới Cư Ê Bur, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã làm đơn kêu cứu cơ quan chức năng về tình trạng ô nhiễm môi trường do việc chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ra. Theo người dân tình trạng này diễn ra nhiều năm nhưng vẫn không được xử lý, làm ảnh...