“Cụ” cây sống qua 10 thế kỷ ở làng Bình Đà có gì đặc biệt?
Làng Bình Đà, xã Bình Minh ( huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) ngày xưa vang danh khắp cả nước với nghề truyền thống làm pháo, nơi đây còn nổi tiếng với cây trôi cổ thụ hơn 1.000 năm tuổi, báu vật của làng.
Cây trôi làng Bình Đà gắn liền với thăng trầm lịch sử của người dân trong làng
Về làng Bình Đà tìm hiểu về cây trôi cổ thụ 1.000 năm tuổi, mà người dân địa phương thường gọi là cây “Âm – Dương”, chúng tôi được gặp cụ từ Nguyễn Đức Hồng, thủ nhang đền Nội (làng Bình Đà) để nghe kể về một báu vật của làng.
Tại đền Nội, cụ Nguyễn Đức Hồng cho biết: Trước đây, làng Bình Đà có 3 cây trôi cổ thụ. Trong đó có một cây trôi ở phía sau đền Nội đã bị người dân ngả xuống, cắt xẻ ra để làm bàn, làm ghế; xây dựng trường lớp cho học sinh. Gần đây, một cây trôi cổ thụ khác ở trong làng được nhà nước vinh danh là “ Cây di sản Việt Nam” và đầu tư để bảo vệ, chăm sóc cây nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì cây chết. Nguyên nhân là do cây nằm gần nguồn nước ô nhiễm do chất thải hóa học độc hại mà người dân thải hàng ngày; kết hợp với việc những gia đình gần đó, trong quá trình làm nhà chặt rễ cây, không để rễ cây mọc vào trong nhà, nên cây chết.
Đến nay trong làng chỉ còn duy nhất một cây trôi, vẫn xanh tốt, đứng sừng sứng, hiên nganh giữa cánh đồng, gần khu vực nghĩa trang, thuộc địa phận xóm Chua (xưa gọi là thôn Minh Châu, dịch ra tức là Hòn Ngọc Sáng). Về tuổi thọ, đây là cây trôi sống lâu năm, ước tính phải trên 1.000 năm tuổi. Tương truyền, cây trôi được Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, thời Đinh Bộ Lĩnh trồng làm mốc ranh giới giữa làng Bình Đà và làng Sinh Quả. Cây cao chừng 10m; tán xòe rộng, đường kính hơn 15m; chu vi gốc cây khoảng 8m và phải 6 – 7 người đàn ông trưởng thành ôm mới hết.
Cụ Nguyễn Đức Hồng, thủ nhang đền Nội (làng Bình Đà).
Cụ Nguyễn Đức Hồng kể cho biết: Đặc thù của cây trôi là chỉ có 1 thân, nên cây cao và bên trên có nhiều tán; tán cây xòe rộng ra xung quanh, như cái ô. Rễ trùm bám sâu xuống lòng đất. Ngày xưa, xung quanh cây rậm rạp, nhiều cây cối xanh tốt um tùm nên có thời người ta dùng cây trôi làm chòi canh gác và ẩn nấp để chốn quân thù.
Ngày nay, nhiều người vẫn gọi cây trôi làng Bình Đà là cây “Âm – Dương” bởi cây có đặc điểm rất riêng: Hai năm mới ra hoa, kết trái một lần và thường ra hoa vào tháng 12 âm lịch. Điều khác biệt nữa là nếu năm này, một nửa cây phía Đông ra hoa, kết trái thì hai năm sau, nửa cây phía Tây ra hoa kết trái và ngược lại. Đến nay, sau hơn 1.000 năm, cây trôi cổ thụ làng Bình Đà vẫn còn xanh tốt và trở thành nhân chứng lịch sử của người dân trong làng.
Video đang HOT
Gốc cây rất to, phải 6 – 7 người đàn ông trưởng thành ôm mới hết
Cây trôi chỉ có 1 thân, bên trên có nhiều tán xòe rộng ra xung quanh như cái ô
Cây có rất nhiều nhánh, phủ rêu phong
Năm 2016, cây trôi cổ thụ 1.000 năm tuổi làng Bình Đà đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là “Cây Di sản Việt Nam”.
"Cụ" trôi 1.000 tuổi báu vật của làng Bình Đà, 2 năm ra hoa 1 lần
Trải qua hơn 1.000 năm tuổi, cây trôi cổ thụ làng Bình Đà, Thanh Oai (Hà Nội) vẫn xanh tốt, tán xòe rộng, nhìn từ xa giống như một chiếc ô mở rộng.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, làng Bình Đà, trong dân gian gọi là làng Bùi, nay thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội) có 3 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản, gồm gốc trôi nằm ở cánh đồng làng, một cây đa tía và cây muỗm trong Đền Nội đã hơn 300 tuổi. Trong đó, nổi tiếng và lâu đời nhất là cây trôi đã hơn 1.000 tuổi, thuộc địa phận xóm Chua (xưa gọi là thôn Minh Châu, dịch ra tức là Hòn Ngọc Sáng).
Theo chủ từ Đền Nội Bình Đà, trước đây, trong làng có 3 cây trôi cổ thụ có cùng niên đại. Trong đó, một cây ở phía sau Đền Nội, một cây mọc trong làng và cây trôi thứ 3 mọc ở đầu làng, thuộc địa phận xóm Chua.
Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn duy nhất cây trôi nằm ở đầu làng còn sống. Cây trôi cổ thụ nằm phía sau đền nội đã bị người dân chặt hạ để làm đồ nội thất. Cây trôi thứ 2 nằm trong làng bị chết do nằm gần nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo ước tính, cây trôi làng Bình Đà phải trên 1.000 năm tuổi, tán xòe rộng, nhìn từ xa giống như một chiếc ô mở rộng.
Được biết, cây trôi có đường kính tán cây khoảng 15 m, chu vi gốc cây khoảng 8 m.
Cây có rất nhiều nhánh, phủ rêu phong.
Gốc cây rất to, phải 6 người đàn ông trưởng thành ôm mới hết.
Người dân trong làng cho biết, cây trôi nghìn năm thường 2 năm mới ra hoa, kết trái và thường ra vào tháng 12 âm lịch.
Hiện tại, cây trôi bị rỗng một phần gốc.
Cây trôi làng Bình Đà gắn liền với thăng trầm lịch sử của người dân trong làng.
Ông Thịnh, thủ nhang Đền Nội Bình Đà cho biết, cây trôi của làng tương truyền được Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, thời Đinh Bộ Lĩnh trồng làm mốc ranh giới giữa làng Bình Đà và làng Sinh Quả. Đến nay, sau hơn 1.000 năm, cây trôi cổ thụ làng Bình Đà vẫn còn xanh tốt và trở thành nhân chứng lịch sử của người dân trong làng.
Việt Vũ
Người dân huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai: Chấp hành nới lỏng giãn cách xã hội phòng chống Covid-19 Trước diễn biến do dịch Covid-19 vẫn có nguy cơ tiếp tục gây ảnh hưởng, nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng không chủ quan, vẫn phải làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo khảo sát của phóng viên sáng 23/4, đi dọc hơn 40km đường Quốc lộ 21B qua huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai kiểm tra, người dân...