Cứ cãi nhau chồng lại lôi chuyện màng trinh ra đay nghiến
Nếu tiếp tục cuộc hôn nhân này có lẽ cả đời tôi phải sống trong sự đay nghiến lăng mạ của chồng về quá khứ.
Tôi 32 tuổi, lấy chồng được hai năm, đang mang thai 7 tháng. Chồng tôi làm công nhân, lương cũng khá, tôi làm công việc nhà nước. Trước khi lấy chồng, tôi yêu một người thời sinh viên, đã đi quá giới hạn với người đó (việc này làm tôi rất hối hận và không đủ can đảm đến với ai suốt một thời gian dài).
Rồi tôi và chồng gặp nhau khi sống cùng dãy trọ. Chồng tôi hiền lành, chăm chỉ, không bia bọt rượu chè và sống rất tiết kiệm. Quen nhau anh cũng biết quá khứ của tôi nhưng nói không quan tâm vì chuyện đó lâu rồi, quan trọng khi làm vợ anh tôi sống thế nào. Anh nghĩ vậy nên tôi đã đồng ý làm vợ anh. Thời gian đầu sau khi cưới cuộc sống vợ chồng tôi bình yên. Tôi rất yêu thương và tôn trọng chồng nên ra sức vun vén cho gia đình nhỏ của mình, chăm sóc anh chu đáo, cũng chưa từng làm gì có lỗi với anh.
Vậy mà chỉ được một thời gian tôi đã thấy chồng mình thay đổi. Bình thường anh vui vẻ, quan tâm tôi nhưng mỗi khi có chuyện gì giữa hai vợ chồng là anh đem chuyện tôi không còn trinh trước khi lấy anh ra để nói. Thậm chí anh còn dùng những lời lẽ hết sức thô tục để chửi tôi và gia đình tôi. Có lần anh còn dọa gọi điện cho bố mẹ tôi để nói các cụ không biết đường dạy dỗ con gái. Những lần như vậy tôi đều im lặng, một phần vì nghĩ mình cũng không giữ gìn cho chồng là sai, mặt khác tôi không muốn nói chuyện lúc anh đang nóng.
Khi chuyện qua đi, tôi nhẹ nhàng nói chuyện với chồng để anh hiểu những lời nói của anh làm tôi tổn thương như thế nào nhưng đâu lại vào đó. Tôi cứ lặng lẽ sống, quan tâm chăm sóc anh nhiều hơn với hy vọng theo thời gian anh sẽ hiểu và quý trọng con người tôi hơn là cái màng trinh.
Video đang HOT
Đêm qua có chuyện nhỏ xảy ra, tôi không cố ý nhưng một lần nữa anh lại chửi bằng những từ ngữ mà tôi nghĩ đã là vợ chồng không bao giờ được dùng để nói với nhau. Cả đêm qua tôi nằm suy nghĩ rất nhiều, nếu tiếp tục cuộc hôn nhân này có lẽ cả đời tôi phải sống trong sự đay nghiến lăng mạ của chồng về quá khứ. Rồi sau này còn con tôi nữa, khi chúng thấy bố chửi mẹ như vậy liệu có còn sự tôn trọng tôi và làm sao tôi có thể giáo dục con mình được.
Nếu ly hôn, con tôi còn chưa ra đời, bé sẽ không có được sự yêu thương chăm sóc của bố. Vả lại nếu tôi nuôi con thì mức lương hiện tại cũng không thể đảm bảo cuộc sống no đủ cho bé vì tôi không có nhà, đang phải ở trọ. Mặt khác, ngoài chuyện giận lên anh chửi tôi và gia đình tôi thì anh vẫn là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn và rất thương con. Anh chị là những người có kinh nghiệm sống xin hãy cho tôi lời khuyên phải làm như thế nào bây giờ. Tôi xin cảm ơn.
Theo VNE
Yêu người Thanh Hóa, sợ bị lừa
Nhiều người nói với mình "Người Thanh Hóa biết chài khiến mình yêu, sau không lấy thì làm mình trở thành đần... và họ lừa lọc đến khi không còn gì sẽ bỏ". Mình rất hoang mang.
ảnh minh họa
Mình có quen một bạn người Thanh Hóa. Cách đây mấy tháng, chúng mình tiếp xúc với nhau nhiều thấy mến rồi nảy sinh tình cảm... Mình và bạn đó yêu nhau. Mình thấy hợp, cũng muốn tiến tới hôn nhân, nhưng khi gia đình biết đều phản đối rất mạnh, nói người Thanh Hóa thế này, người Thanh Hóa thế kia. Và cái chính - điều khiến mình bận tâm nhất là có người nói người Thanh Hóa biết chài.
Đọc nhiều trên mạng mình cũng thấy có nhiều người nói điều này đúng, cũng có người nói là không. Mình từng được nghe kể có trường hợp bị lừa như vậy nhưng cách đây rất nhiều năm rồi, mình cũng hơi hoang mang. Không biết chuyện đó là thật hay sai? Mình không biết giờ phải làm thế nào để thuyết phục được gia đình để chấp nhận mối quan hệ giữa mình và bạn đó. Rất mong được tư vấn của các anh chị? (Đức Thành)
Bạn thân mến!
Quê quán mỗi chúng ta là để chỉ nơi xuất thân, nguồn gốc "chôn nhau, cắt rốn" của mỗi người. Nó không nói lên tính cách hay phẩm chất đạo đức của mỗi người. Tuy nhiên, còn có rất nhiều người vẫn kỳ thị vùng này vùng kia gây áp lực, khó khăn nếu sinh phải vùng mà họ quy kết là xấu. Thực tế, mỗi vùng miền có những phong tục tập quán, văn hóa khác nhau tạo ra sự đa dạng trong văn hóa vùng miền.
Hiện nay một số bạn trẻ bị phản đối yêu và kết hôn chỉ vì mình có gốc Thanh Hóa, Nghệ An. Nhưng bạn biết đấy, ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, không thể chỉ quy cho một vùng.
Việc kỳ thị với người miền Trung, cụ thể là Thanh Hóa, Nghệ An thường xuất phát từ các tin đồn thiếu thực tế. Không ít bạn khi yêu bị ảnh hưởng bởi lời mách bảo của những người xung quanh cho rằng người Thanh Hóa, Nghệ An ky bo, tính cách gia trưởng... khiến bản thân người trong cuộc cũng dần bị áp đặt theo suy nghĩ đó.
Xét về mối quan hệ tình cảm của bạn, tôi thấy bạn cần phải xác định chắc chắn về tình cảm rồi hãy quyết định lựa chọn theo hướng nào. Như trong lời tâm sự, bạn nói bạn và anh ấy đã tìm hiểu trong một khoảng thời gian và có ý định đi tới hôn nhân. Nhưng thực tế, tôi thấy tình cảm của các bạn chưa đủ mạnh để có những quyết định quan trọng như vậy.
Khi yêu một người thực sự, bạn không còn phân biệt họ ở địa vị nào, khoảng cách ở đâu, nhất là miền vùng gì, mà chỉ cần xem xét tình cảm họ dành cho bạn như thế nào, rồi tính cách có phù hợp với nhau không... Đương nhiên mỗi người có những tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn người bạn đời. Với người khác miền vùng không quan trọng, nhưng nếu thấy không thoải mái và tin tưởng, bạn có thể dừng lại để lựa chọn một người phù hợp hơn cho hôn nhân của bạn. Bởi trong cuộc sống chỉ cần một câu nói đụng chạm tới lòng tự ái cũng có thể phá vỡ đi tất cả tình yêu mà bạn từng xây đắp.
Tiếp theo là ảnh hưởng từ sự cấm cản của gia đình. Bạn bị gia đình phản đối yêu hoặc kết hôn mà vẫn quyết tâm đi tới cùng với tình yêu này, thì bạn cần bình tĩnh để giải quyết. Khi bị phản đối, bạn nên tìm hiểu xem xét lý do thực sự dẫn đến sự kỳ thị là gì? Là do nghe thông tin không tốt về vùng miền hay vì chính họ là người từng trải, va chạm và chứng kiến nên để lại ấn tượng không tốt? Vì vậy, khi bạn còn bị lung lay, thì chắc chắn bố mẹ bạn sẽ vin vào đó để ngăn cản.
Xét về mặt nhận thức và tâm lý, mọi sự việc đều có tính hai mặt, trong một bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài. Con người cũng vậy, có người nọ người kia. Vậy nên, khi nhìn nhận và đánh giá vấn đề, rất cần một cái nhìn khách quan, đa chiều và tránh tâm lý đám đông - quy luật rất thường gặp trong cuộc sống và tâm lý con người. Trong một số trường hợp các bạn có thể trao đổi trực tiếp vấn đề vùng miền một cách thẳng thắn, chân thành, khách quan để bố mẹ có thể hiểu và dần chấp nhận. Việc nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh cũng là cách nên nghĩ đến. Chắc chắn sẽ có người công tâm để chia sẻ khách quan về vấn đề mà các bạn đang gặp phải.
Hơn nữa, hạnh phúc cá nhân là do người trong cuộc quyết định, bố mẹ chỉ nên góp phần định hướng. Trước khi định hướng, bản thân các bậc phụ huynh cần có cái nhìn đa chiều, chuẩn xác, không được áp đặt theo xu thế. Đồng thời, bố mẹ cũng phải dành thời gian tìm hiểu xem đối tượng con mình yêu và muốn kết hôn là thế nào, không nên chưa tìm hiểu đã vội quy chụp này nọ, sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc con cái sau này. Song hơn hết, một tình yêu trong sáng, chân thành cùng sự kiên trì sẽ luôn là bằng chứng rõ ràng nhất để thuyết phục gia đình xóa bỏ mọi định kiến và cởi mở chấp nhận.
Theo VNE
Nghi ngờ con gái là đồng tính, phải làm gì Gia đình tôi có một con gái, năm nay 28 tuổi, chưa có gia đình và bạn trai. Gần đây chúng tôi phát hiện cháu có những quan hệ không bình thường với các bạn đồng giới. ảnh minh họa Cụ thể là đi chơi qua đêm nhiều lần, hay đi chơi xa vài ngày liền, những việc mà từ bé tới giờ...