Củ cải đại kỵ với những người này
Củ cải là loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng ít ai biết rằng, củ cải tuy tốt nhưng không phải ai cũng nên ăn.
Trong một số trường hợp, ăn củ cải có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Người có vấn đề về tiêu hóa
Củ cải chứa các hợp chất lưu huỳnh, có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đau bụng, đầy hơi, đặc biệt là ở những người có tiề.n sử viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra, củ cải chứa nhiều chất xơ, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn để phâ.n hủ.y. Điều này có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đặc biệt là khi ăn sống hoặc ăn quá nhiều.
Trong trường hợp bị tiêu chảy, ăn củ cải có thể là.m tìn.h trạng nặng hơn do tác dụng nhuận tràng. Người có vấn đề về tiêu hóa vẫn có thể ăn củ cải với lượng vừa phải sau khi đã được nấu chín kỹ. Nấu chín giúp làm giảm các chất gây kích ứng trong củ cải. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Củ cải được ví như nhân sâm trắng nhưng không phải ai cũng nên ăn. (Ảnh: Getty Images)
Người bị bệnh tuyến giáp
Củ cải chứa các chất goitrogen, là những hợp chất tự nhiên có thể can thiệp vào quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Goitrogen ức chế sự hấp thu i-ốt, khoáng chất thiết yếu cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Khi tuyến giáp không đủ i-ốt, nó sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp, dẫn đến phì đại tuyến giáp (bướu cổ).
Củ cải, đặc biệt là khi ăn sống, chứa các hợp chất isothiocyanates. Các chất này có thể làm giảm khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, gây khó khăn cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu bạn đang điều trị bệnh tuyến giáp bằng thuố.c, ăn củ cải có thể làm giảm hiệu quả của thuố.c hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Người bị bệnh thận
Củ cải chứa một lượng kali đáng kể. Kali là một khoáng chất quan trọng cho cơ thể, nhưng ở người bị suy thận, thận không thể lọc bỏ kali dư thừa ra khỏi má.u hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến tăng kali má.u, gây ra các triệu chứng như yếu cơ, tê bì, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim. Người bệnh thận thường phải sử dụng nhiều loại thuố.c để kiểm soát bệnh. Củ cải có thể tương tác với một số loại thuố.c này, làm giảm hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi ăn củ cải, đặc biệt là củ cải sống. Củ cải sống có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella, gây ra các bệnh nhiễ.m trùn.g nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, chất xơ trong củ cải có thể gây đầy hơi, khó tiêu và làm tăng nguy cơ co thắt tử cung.
Video đang HOT
Để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu nên hạn chế ăn củ cải, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp
Những lưu ý khi ăn củ cải
- Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù củ cải tốt cho sức khỏe, nhưng không nên ăn quá nhiều trong một lần. Ăn quá nhiều củ cải có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
- Nên ăn củ cải chín: Củ cải chín dễ tiêu hóa hơn củ cải sống. Bạn có thể luộc, hấp, xào hoặc nấu canh củ cải.
- Kết hợp củ cải với các thực phẩm khác: Để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng, bạn có thể kết hợp củ cải với các loại rau củ khác như cà rốt, su hào, nấm.
- Không ăn củ cải với một số thực phẩm: Tránh kết hợp củ cải với các loại thực phẩm như táo, lê, nho, cam, nhân sâm, nấm.
- Chọn củ cải tươi ngon: Nên chọn những củ củ cải tươi ngon, không bị dập nát, thối hỏng
Loại thuố.c mới trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Thuố.c voquezna mới đây đã được FDA phê duyệt để điều trị chứng ợ nóng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD), một tình trạng rất phổ biến nhất ở người lớn.
Điều gì xảy ra nếu trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị?
Dạ dày liên tục sản xuất axit clohydric để giúp tiêu hóa thức ăn. Nếu axit này trào ngược từ dạ dày lên thực quản, sẽ gây cảm giác ợ nóng. Theo thời gian, tình trạng trào ngược axit không chỉ gây đa.u đớ.n mà còn có thể gây ra một số tổn thương nghiêm trọng.
Trào ngược dạ dày không được điều trị có thể gây ra tình trạng xói mòn thực quản, dẫn đến chả.y má.u đường tiêu hóa trên, bệnh barrett thực quản, ung thư thực quản và ho mạn tính do hít phải chất chứa trong dạ dày.
Tác dụng của voquezna trong điều trị trào ngược dạ dày
Voquezna (vonoprazan) làm giảm sản xuất axit dạ dày, được bán theo đơn và có hai hàm lượng: 10 mg và 20 mg. Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày và nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày, voquezna cũng có sẵn dưới dạng voquezna dual par hoặc voquezna triple pak. Các công thức này kết hợp vonoprazan và thuố.c kháng sinh điều trị vi khuẩn H.Pylori.
Đối với người bị loét thực quản do trào ngược axit, có thể dùng voquezna trong 8 tuần để chữa lành tổn thương và trong tối đa 6 tháng để duy trì niêm mạc thực quản sau khi chữa lành.
Dựa trên dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng, voquezna cũng được FDA chấp thuận để điều trị chứng ợ nóng mà không bị loét trong tối đa 4 tuần. Tuy nhiên, thuố.c có thể được dùng lâu hơn nếu cần thiết.
Trào ngược dạ dày không được điều trị có thể gây ra tình trạng xói mòn thực quản, dẫn đến chả.y má.u đường tiêu hóa trên và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Cơ chế tác dụng của voquezna có gì khác biệt?
Dạ dày cần một loại enzyme gọi là H /K ATPase (hoặc hydro/kali ATPase) để tạo ra axit dạ dày. Thuố.c ức chế bơm proton (PPI), chẳng hạn như prevacid (lansoprazole), prilosec (omeprazole) và nexium (esomeprazole)... giúp ngăn chặn enzyme này chuyển đổi hydro thành axit clohydric.
Voquezna có cơ chế khác - là thuố.c chẹn axit cạnh tranh kali (PCAB) liên kết với kênh kali của enzyme H /K ATPase và vô hiệu hóa nó.
Cho dù bạn dùng PPI hay PCAB để điều trị GERD, kết quả đều như nhau, khiến cho dạ dày sẽ tiết ra ít axit hơn.
PPI đã là trụ cột của phương pháp điều trị GERD trong 30 năm qua và chúng có hiệu quả đối với nhiều bệnh nhân. Nhưng để có hiệu quả tốt, PPI phải được dùng 30 phút trước khi ăn hoặc uống và có thể mất vài ngày để nhận thấy hiệu quả đầy đủ của các phương pháp điều trị này. Một số bệnh nhân gặp phải "hiệu ứng hồi phục đáng kể" khi họ ngừng dùng PPI.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, voquezna làm giảm các triệu chứng nhanh hơn PPI và mang lại hiệu quả giảm đau trong vòng 24 giờ. Thuố.c cũng có thể được dùng bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kể thời gian ăn hay lượng thức ăn nạp vào.
Khi được thử nghiệm với lansoprazole (một PPI thông thường), một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy, vonoprazan có hiệu quả hơn trong việc duy trì quá trình chữa lành vết loét thực quản.
Voquezna có an toàn không?
Cũng như các loại thuố.c khác, vonoprazan cũng có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:
Đau dạ dày , đầy hơi và viêm
Tiêu chảy hoặc táo bón
Buồn nôn
Huyết áp cao
Nhiễ.m trùn.g đường tiết niệu...
Ngoài ra, một số biến chứng hiếm gặp nhưng có khả năng nghiêm trọng của thuố.c như:
Viêm ống thận kẽ cấp tính (tình trạng bệnh lý ở thận làm giảm sản xuất nước tiểu).
Tiêu chảy do sự phát triển quá mức của vi khuẩn C. diff.
Tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống
Phản ứng dị ứng da
Giảm nồng độ vitamin B12 hoặc magiê
Khối u lành tính ở dạ dày (polyp tuyến đáy vị)
Voquezna làm giảm sản xuất axit dạ dày và được bán theo đơn của bác sĩ.
Điều chỉnh lối sống giúp cải thiện triệu chứng trào ngược
Ngoài việc dùng thuố.c, người bệnh bị trào ngược dạ dày nên thực hiện những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống, giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn như:
- Hạn chế caffeine, sô cô la và các bữa ăn cay: Những thực phẩm này làm giãn cơ thắt thực quản dưới và khiến axit dễ trào ngược vào thực quản hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều một lúc làm tăng áp lực bên trong dạ dày. Ăn những bữa ăn nhẹ, nhỉ và thường xuyên hơn cũng làm giảm trào ngược.
- Kết thúc bữa ăn trước 4 giờ khi nằm xuống hoặc đi ngủ: Điều này sẽ giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn ở tư thế đứng hoặc ngồi (thẳng) tránh trào ngược. Một số người bị ợ nóng vào ban đêm sẽ được hưởng lợi khi ngủ với đầu giường được nâng cao.
Trào ngược dạ dày dễ tái phát vào mùa lạnh Để hạn chế trào ngược dạ dày, người bệnh cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress. Hỏi: Vào mùa đông tôi thường bị trào ngược dạ dày, có cách nào để làm giảm các cơn trào ngược dạ dày hay không? (Trần Trung H - Thái Nguyên) Theo bác...