Cứ bảo anh em trai sát tuổi nhau sẽ “đấu đá” ghê lắm, xem clip này xong chắc ai cũng “lịm tim” mất thôi
“Người ta” mới 3 tuổi thôi đã ra dáng anh cả lắm rồi!
Có anh/chị/em ruột có lẽ là điều hạnh phúc của mỗi đứa trẻ. Mặc dù không phải lúc nào tình cảm anh chị em cũng khăng khít hòa thuận, cũng có lúc tranh giành, cãi nhau, thậm chí đánh nhau sứt đầu mẻ trán nhưng từ trong sâu thẳm mỗi người, đó vẫn là một trong những người ruột rà mà mình yêu thương nhất.
Không tin thì xem clip đang được cư dân mạng vô cùng thích thú sau đây. Theo chia sẻ từ người mẹ thì hai anh em ruột, một bé 3 tuổi và một bé 2 tuổi nhưng học cùng lớp với nhau do lúc mới đi học thì chỉ có lớp 2 tuổi nhỏ nhất.
Anh trai 3 tuổi chuẩn bị chăn, gối cho em ngủ ở trường.
Dù cách nhau chỉ 1 tuổi nhưng cậu anh đã ra dáng “anh cả” lắm. Đến giờ nghỉ trưa, trong khi em trai thì mải đùa nghịch với bạn bè thì người anh đã chuẩn bị gối và chăn, đắp chăn cho em cẩn thận. Nhìn hành động chu đáo, quan tâm của anh trai, không ai nghĩ cậu nhóc đang ở tuổi “vắt mũi chưa sạch”. Đúng là “anh em như thể tay chân” mà.
Dân tình thì tha hồ xuýt xoa trước sự đáng yêu của hai cậu nhóc này: “Cưng quá đi, thật đáng mặt làm anh”; “Bố mẹ mà xem clip này xong chắc no khỏi ăn cơm luôn, đáng yêu quá”; “Khi trưởng thành nhỡ có bất đồng quan điểm, mâu thuẫn gì đó rồi xảy xung đột, cho xem clip này bảo đảm hai anh em hiền hòa, ôm nhau mà thương nhau hơn!”…
Em cứ bé nhỏ vậy đi, mọi chuyện cứ để anh lo nhé!
Nhiều cha mẹ khi sinh thêm con phải đau đầu với tình trạng các con của mình không ngừng so bì tị nạnh với nhau. Có khi anh chị ghen tị với em nhỏ, lúc ngược lại. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng, lỗi thường không xuất phát từ trẻ mà phần lớn do cách ứng xử chưa khéo léo của cha mẹ và người lớn xung quanh.
Để khắc phục tình trạng anh chị em ruột ghen tị với nhau, cha mẹ phải hết sức tinh tế, khéo léo trong ứng xử của mình. Hãy phân bổ thời gian đều cho các con, đừng so sánh khiến trẻ hằn học với anh/em mình.
Cha mẹ nên hiểu rằng trẻ tỏ ra ganh tị khi thấy mình ở thế yếu, thiếu tự tin vào khả năng, vị trí của mình trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ phải gia tăng sự tự tin của trẻ bằng cách nhận diện những điểm mạnh, hoặc điểm tốt để khen ngợi và giúp bé nhận ra bản thân mình cũng có nhiều ưu điểm.
Tiễn con gái về nhà chồng, ông bố xứ Nghệ mắt rưng rưng, vừa quay lưng đã bật khóc nức nở
Cô con gái từ phía sau cũng không cầm được nước mắt. Khoảnh khắc ấy đã lấy đi biết bao nước mắt cùng sự đồng cảm của những ông bố và các cô gái khi về nhà chồng.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một ông bố xứ Nghệ khi tiễn con gái về nhà chồng gây xúc động mạnh.
Trong giây phút gửi con gái ở lại nhà chồng, người bố ra về mắt rưng rưng, vừa quay đi đã bật khóc. Cô con gái từ phía sau cũng không cầm được nước mắt. Khoảnh khắc ấy lấy đi biết bao nước mắt và sự đồng cảm của những ông bố và các cô gái khi về nhà chồng.
Khoảnh khắc bố tiễn con gái về nhà chồng gây xúc động mạnh
Qua tìm hiểu được biết, cô dâu trong loạt ảnh nói trên có tên là Nguyễn Thị Tình (SN 1991, quê Nghệ An), còn bố của cô tên là Nguyễn Cảnh Hợp (SN 1966).
Nói về bố mình, cô dâu xúc động: 'Nhà mình có 3 chị em gái, bố mình là người sống nội tâm, thương con nhưng không bao giờ nói ra, mà bố thường hành động nhiều hơn nói.
Từ nhỏ đến lớn, mình chỉ thấy bố khóc đúng 2 lần đó là khi ông nội mất và trong ngày vui của mình. Ngày em gái mình lấy chồng bố cũng không khóc, chắc có thể vì cuộc tình của mình đã trải qua khó khăn hơn những người khác'.
Tình kể, cô với chồng là chú rể L.V.Long cùng quê, cùng tuổi, nhà cách nhau khoảng 5km. Họ vốn là bạn học cùng lớp, cùng bàn thời cấp 3, cho đến năm đầu đại học thì bắt đầu yêu nhau.
'Trong khoảng thời gian yêu, bọn mình cũng trải qua nhiều thăng trầm, từng chia tay rồi quay lại với nhau nhiều lần.
Chồng mình là bộ đội, năm 2019 anh xảy ra tai nạn trong quá trình huấn luyện, bị đứt 1 bàn tay trái. Lúc mình thông báo về việc sẽ cưới anh thì gia đình không đồng ý.
Mình mất khá lâu để suy nghĩ về quyết định đó cũng như để thuyết phục gia đình suốt mấy tháng trời. Hồi ấy, mình đã bị stress sụt mất 4kg.
Hồi ấy mình làm thiết kế cho một công ty giày, mọi người cứ bảo tại sao mình đang có tương lai rộng mở ở Sài Gòn như thế mà lại quyết định về quê lấy chồng. Nhưng mình thì nghĩ một khi đã thương nhau rồi thì cho dù có chuyện gì đi chăng nữa mình vẫn thương anh thôi.
Mình đã từ chối nhiều người để chọn anh, mình nghĩ nếu không phải là mình thì sẽ không có ai thương chồng mình nhiều thế đâu'.
Tình cũng kể thêm, Long trước đây vốn khá vô tâm, sống vì bạn bè nhiều nhưng từ khi xảy ra biến cố anh đã biết đâu là điều quan trọng mình cần phải trân quý.
Chính sự thay đổi cùng sự chân thành của Long mới là điều khiến bố mẹ Tình xuôi lòng đồng ý cho đôi trẻ cưới nhau.
'Bây giờ quan hệ giữa bố mình và con rể thì thắm thiết lắm, ngồi nhậu bố toàn là người gục trước thôi à' - Tình cười.
Được biết, lễ cưới của cặp đôi diễn ra vào ngày 28/3 ở Anh Sơn (Nghệ An). Sau hôn lễ, Tình cũng theo chồng ra Hà Nội (gần nơi anh công tác) để vợ chồng được gần nhau hơn.
Một số hình ảnh của Tình - Long trong ngày vui
Nguồn ảnh: Rạng Đông
Tố cô giáo mầm non lơ là trông trẻ, phụ huynh bị CĐM phản ứng ngược Cho trẻ đến trường, tâm lý phụ huynh chắc hẳn cũng sẽ vô cùng lo lắng vì không biết liệu con mình sẽ được giáo dục và chăm sóc ra sao? Vì thế ở mỗi một lớp học giờ đây hầu như đều gắn camera kết nối trực tiếp với điện thoại của cha mẹ để tiện việc theo dõi. Thế nhưng, có...