Cụ bà uống nước ngọt mừng thành tích thọ nhất thế giới
Cụ Kane Tanaka, 117 tuổi, ăn mừng thành tích sống thọ nhất thế giới hiện nay bằng một chai Coke.
Cụ bà Tanaka, một người thích đồ uống có ga, trở thành người lập kỷ lục mới về tuổi thọ ở Nhật Bản. Cụ Tanaka được Sách kỷ lục Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới vào tháng 3 năm ngoái, đã xác lập kỷ lục mới về tuổi thọ ở Nhật Bản qua mọi thời đại, khi bà tròn 117 tuổi 261 ngày vào ngày 19/9.
Cụ Tanaka hiện sống ở viện dưỡng lão thành phố Fukuoka, miền tây nam Nhật Bản, đã “xô đổ” kỷ lục của một cụ bà khác, Nabi Tajima, người đã qua đời vào tháng 4/2018, thọ 117 tuổi 260 ngày. Tanaka đã ăn mừng “thành tích” của mình bằng một chai Coke, thức uống yêu thích của bà và mặc một chiếc áo phông có in ảnh bà, được các thành viên trong gia đình gửi tặng. Cụ hiện không được gặp người thân do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Cụ Kane Tanaka cười tươi nhân dịp sinh nhật lần thứ 117 tại viện dưỡng lão ở thành phố Fukuoka, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Cháu trai của bà Tanaka, Eiji Tanaka, 60 tuổi, nói với hãng tin Kyodo, Nhật Bản, rằng bà của ông đang có sức khỏe tốt và “đang tận hưởng cuộc sống mỗi ngày”, dù hạn chế thăm gia đình do đại dịch Covid-19. “Là người một nhà, chúng tôi rất vui và tự hào về kỷ lục mới của bà tôi”, ông nói.
Cụ Tanaka không phải là người duy nhất thọ hơn 100 tuổi ở Nhật Bản. Các số liệu mới của chính phủ nước này công bố trước Ngày tôn vinh Người cao tuổi hôm nay, cho thấy số người Nhật từ 65 tuổi trở lên ở mức cao kỷ lục, với hơn 36 triệu người, trong đó có 80.450 người từ 100 tuổi trở lên.
Video đang HOT
Bộ Y tế Nhật Bản tuần trước cho hay số lượng người trăm tuổi nước này lần đầu vượt 80.000 và nhấn mạnh những thách thức về tài chính và y tế khi chăm sóc sức khỏe dân số già nhanh của nước này. Số người Nhật từ 100 tuổi trở lên chỉ có 153 người theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 1963.
Người trên 64 tuổi hiện chiếm 28,7% dân số Nhật, tỷ lệ cao nhất trên thế giới, theo Bộ Nội vụ nước này. Viên Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia dự báo nhóm tuổi này sẽ chiếm hơn 35% dân số vào năm 2040.
Cụ Tanaka sinh ngày 2/1/1903 và là con thứ bảy trong một gia đình có 9 anh chị em. Cụ đã sống qua 5 triều đại hoàng đế Nhật. Cụ Tanaka là người sống thọ thứ ba trên thế giới, sau Jeanne Calment, một phụ nữ Pháp qua đời năm 1997 ở tuổi 122 và Sarah Knauss người Mỹ, qua đời năm 1999 ở tuổi 119, theo Nhóm Nghiên cứu Lão khoa có trụ sở tại Mỹ.
3 ứng viên kế nhiệm Thủ tướng Abe: Ai đang có lợi thế nhất?
Trong số 3 cái tên ra tranh cử Thủ tướng Nhật Bản, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nổi lên như ứng cử viên tiềm năng nhất.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản hôm 2/9 tuyên bố cuộc bầu chọn người nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe sẽ diễn ra vào ngày 14/9 tới.
Do LDP chiếm đa số trong nghị viện, lãnh đạo mới của đảng này gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản.
Người chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng LDP sẽ được bỏ phiếu thông qua để trở thành tân Thủ tướng trong phiên họp Quốc hội bất thường, có thể được triệu tập vào ngày 16/9 tới, Kyodo đưa tin.
Cuộc chạy đua vào vị trí lãnh đạo LDP bắt đầu nóng lên sau khi 3 ứng viên khởi động các hoạt động tranh cử của họ.
Từ trái qua phải: Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida (Ảnh: Straits Times)
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, 71 tuổi hôm 2/9 chính thức tuyên bố tham gia tranh cử Thủ tướng Nhật.
"Tôi muốn tiếp nối và củng cố chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (Abenomics)", ông Suga nhấn mạnh.
Theo JiJi Press, ông Suga mới đây gặp gỡ một số quan chức cấp cao của 5 đảng ủng hộ ông ra tranh cử và các các nhà lập pháp không ủng hộ ông tại một khách sạn để thảo luận về chiến lược cho cuộc bầu cử lãnh đạo LDP tới đây.
Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida cũng vừa tổ chức một cuộc họp báo, đưa ra "Tầm nhìn Kishida" với một loạt các biện pháp chính sách mà ông quyết tâm thực hiện nếu được bầu làm Thủ tướng.
Với khẩu hiệu "từ chia rẽ tới hợp tác", ông Kishida đặt mục tiêu đạt được sửa đổi hiến pháp và kêu gọi thành lập một "cơ quan dữ liệu" mới để thúc đẩy số hóa các thủ tục hành chính.
"Chúng ta phải tiến hành các cuộc thảo luận kỹ lưỡng", ông Kishida nói về đề xuất sửa đổi hiến pháp của LDP, bao gồm việc bổ sung điều khoản công nhận vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Về phần mình, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba gặp gỡ các thành viên trong phe phái của mình để thảo luận về chiến lược bầu cử. Ông được dự đoán sẽ giải thích về các chính sách của mình trong một chương trình truyền hình vài ngày tới.
Theo Kyodo, cuộc chạy đua vào vị trí lãnh đạo LDP sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 8/9. Các ứng viên sẽ nộp đơn, sau đó lãnh đạo mới của đảng này sẽ được bầu trong phiên họp toàn thể các đảng viên LDP được tổ chức tại Tokyo vào 14h chiều 14/9.
Tờ Mainichi nhận định, ông Suga, đồng minh lâu năm của Thủ tướng Abe gần như chắc chắn sẽ giành được 70% lá phiếu ủng hộ từ các nghị sỹ trong đảng.
Trong khi đó, ông Ishiba lại là người được lòng công chúng nhất. Trong một cuộc thăm dò mới đây, 34,3% được hỏi ủng hộ ông Ishiba trở thành tân Thủ tướng, bỏ xa vị trí thứ 2 là ông Suga với 14,3%.
Khác với quy trình thông thường, đảng LDP với khoảng 1,08 triệu thành viên trên cả nước quyết định chỉ cho phép 394 nghị sĩ và 141 đại biểu từ các chi hội địa phương bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này.
Về quyết định này, Chủ tịch Đại hội đồng LDP Shunichi Suzuki cho biết việc để toàn bộ các thành viên trong đảng bỏ phiếu sẽ mất tới 2 tháng chuẩn bị và ảnh hưởng tới ngân sách cũng như việc đưa ra các chính sách liên quan tới chống dịch.
Nhiều người Nhật muốn hủy Olympic Chỉ 1/4 người Nhật muốn Olympic được tổ chức năm tới, trong khi những người còn lại muốn Tokyo tiếp tục hoãn hoặc hủy hẳn sự kiện vì Covid-19. Theo cuộc thăm dò được hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản tiến hành trên toàn quốc với 1.045 người trong ba ngày, chỉ 23,9% người được hỏi ủng hộ việc tổ chức Olympic...