Cụ bà U70 trẻ lại chục tuổi nhờ vườn rau thủy canh đẹp như mơ
Mặc dù đã gần 70 tuổi, thế nhưng bà Nguyễn Thị Bích Khương (sinh năm 1950, phường Bắc Hà, TP. Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với mô hình trồng rau thủy canh xanh mướt, đẹp “vạn người mê”.
Nói về hành trình trồng rau thủy canh, bà Khương kể: “Nghỉ hưu, tôi thấy thời gian nhàn rỗi nhiều mà mình lại thích ăn rau. Mỗi lần ra chợ mua rau, tôi phải đắn đo mãi, sợ mua phải rau họ phun thuốc trừ sâu không sạch. Thế là tôi đem nỗi niềm này nói với các con, đầu năm 2015, các con tôi đưa tôi vào Đà Lạt. Được tham quan mô hình trồng rau thủy canh của bà con nông dân ở đây tôi thích lắm, quyết tâm làm bằng được. Với số tiền lương hưu ít ỏi tích lũy được qua hàng chục năm công tác, cùng với sự hỗ trợ của các con, tôi đã đầu tư trang trại rau thủy canh tại đây (thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh)”.
“Vườn rau này cũng đã gắn bó với tôi hơn 1 năm rồi” – bà Khương cho biết
Cũng theo bà Khương, việc tự trồng rau sạch giúp gia đình yên tâm hơn về nguồn thực phẩm sạch mỗi ngày và đặc biệt đây cũng là không gian riêng để bà an dưỡng tuổi già.
Tận mắt chứng kiến hệ thống nhà trồng được đầu tư rất khoa học, đẹp mắt, xung quanh là các loại rau xanh mướt, tươi tốt, anh Tuấn – một người dân nơi đây kinh ngạc: “Tôi thấy nhiều trường mầm non, học sinh tới đây tham quan, chụp ảnh, tôi tò mò vào xem thì mới biết bà Khương đã đầu tư rất bài bản. Sau này cho thu hoạch, nhất định gia đình tôi sẽ đặt vấn đề để được sử dụng rau sạch bà Khương thay vì mua ngoài chợ”.
Bà Khương bên giàn rau thủy canh của mình
Theo bà Khương, trồng rau thủy canh không tốn nhiều sức chăm sóc. Khâu khó nhất là ươm cây con. Sau đó, cây con đưa lên giàn sẽ mất vài ngày kiểm tra dung dịch và điều chỉnh nồng độ pH cho phù hợp.
Video đang HOT
Hiện tại vườn rau có hơn 160 giỏ. Loại rau chủ yếu là các họ rau cải như cải bó xôi, cải cầu vồng, cải nhật hay xà lách mỹ.
Ưu điểm của phương pháp này hệ thống rất sạch sẽ, hạn chế tối thiểu việc sâu bệnh phát triển. Ngoài ra người trồng tuyệt đối không phải nhổ cỏ, tưới nước, tiết kiệm công hơn trồng trên đất thường.
Những luống rau được bà Khương chăm sóc tỉ mỉ.
Mỗi giỏ nhựa được bà gieo hoặc trồng tối đa 3 hạt giống cây để khi sinh trưởng cây có đủ diện tích và dinh dưỡng phát triển. Mỗi giỏ cây cách nhau một khoảng 3-5 cm.
Dưa chuột Mỹ bắt đầu cho ra quả
Vườn rau được trồng theo hệ thống thuỷ canh sẽ phát triển nhanh hơn bình thường. Cách 3 đến 4 ngày là người trồng được thu hoạch một lần tùy từng loại rau.
Rau cải xanh mướt, không thuốc trừ râu, được bà Khương chăm chút từ lúc gieo hạt.
Bà Khương vui mừng bên thành quả của mình
Thành quả của những tháng ngày miệt mại bên mô hình trồng rau thủy canh. Bà Khương hi vọng trong tương lai mô hình trồng rau thủy canh của bà sẽ được phát triển để cung cấp cho gia đình, bạn bè và thị trường nguồn nông sản sạch, giá cả phải chăng.
Bà Khương khoe: “Tôi đang làm thủ tục kiểm định an toàn và truy xuất nguồn gốc. Các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh cũng rất khuyến khích và tạo điều kiện tốt cho tôi”.
Theo Danviet
Nghe mà ham: Trồng 24.000 cây rau/lứa, lãi ròng 100 triệu đồng mỗi tháng
Trên diện tích 1.500m2 nhà lưới trồng rau thủy canh, mỗi lứa, anh Phan Nguyên Bic trồng 24.000 cây rau thuộc 12 loại rau ăn lá các loại. Sau 27-30 ngày anh Nguyên Bic thu hoạch và bán rau, trừ chi phí lãi bình quân 100 triệu đồng mỗi tháng.
Thời gian gần đây, mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh hồi lưu của anh Phan Nguyên Bic (SN 1986) ở khối 11, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột đã cung cấp một lượng rau sạch ổn định ra thị trường, được nhiều người biết đến, tham quan và học hỏi.
Anh Phan Nguyên Bic bên lứa rau thủy canh mới chuẩn bị cho thu hoạch.
Vốn là Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sinh học, anh Bic luôn ấp ủ ý tưởng làm ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, vừa bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng vừa giảm được chi phí sản xuất mà vẫn đạt năng suất cao.
Năm 2015, trong những chuyến tham quan thực tế các mô hình trồng rau thủy canh ở thành phố Đà Lạt, có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam và Hà Lan nên anh đã nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc rau theo phương pháp này. Đầu năm 2017, anh mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà lưới trồng rau thủy canh rộng 1.500m2.
Do thời tiết ở Đắk Lắk có nhiều khác biệt so với Đà Lạt nên lứa rau đầu tiên phát triển chậm, không đồng đều. Nhưng rút kinh nghiệm từ thất bại, cùng sự giúp sức của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài, anh Bic tự tin gieo trồng lứa thứ hai. Anh đã lắp đặt hệ thống phun sương tự động, làm lạnh nước, máy đo thông số để kiểm soát được nguồn dinh dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của từng loại rau.
Các khâu từ chọn giống, gieo trồng, chăm sóc tới thu hoạch đều tuân theo 1 quy trình nghiêm ngặt. Nhờ được trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP, trong điều kiện không có sâu bệnh, được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng nên vườn rau phát triển rất nhanh, cho chất lượng đồng đều, năng suất cao.
Trên cùng diện tích nhà lưới sau khi đã nâng cấp, anh Bic trồng được 24.000 cây rau, gồm 12 loại rau ăn lá khác nhau như xà lách, cải cay, cải thìa, cải chân vịt, rau muống... Trung bình sau 27-30 ngày trồng (sớm hơn rau trồng trên đất từ 3-5 ngày) là có thể thu hoạch, trọng lượng mỗi cây rau đạt từ 300-400g. Với giá bán từ 30.000 -50.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí, mỗi tháng anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng.
Anh Bic cho biết: "Mục đích việc làm nhà lưới, mặt đất lót bạt là để không cho côn trùng vào đẻ trứng, ngăn chặn mầm bệnh từ đất nên người trồng rau không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ưu điểm của mô hình này là tỷ lệ hư hao rất ít, gần như lá nào cũng dùng được do khâu bảo quản tốt và tuyệt nhiên không bị lấm đất."
Đến nay, vườn rau của anh đã đi vào hoạt động ổn định, cung cấp hơn 1 tạ rau mỗi ngày cho các chuỗi cửa hàng rau sạch ở TP. Buôn Ma Thuột và các tỉnh khác như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội... Vườn rau không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh, mà còn tạo việc làm cho 5-7 lao động thời vụ tại địa phương, với thu nhập bình quân hơn 5 triệu/tháng.
Ngoài ra, anh cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ cho những ai muốn trồng rau bằng phương pháp thủy canh, tạo điều kiện cho sinh viên ngành nông nghiệp đến tham quan vườn rau để phục vụ cho việc học lý thuyết cũng như thực hành.
Với những thành công ban đầu, sắp tới anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích vườn rau thêm 2.000 m2, đưa sản phẩm rau sạch của mình vào các hệ thống siêu thị, phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong cả nước.
Anh cũng đang bắt đầu triển khai nhiều dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ứng dụng công nghệ cao nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nhưng vẫn bảo đảm về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm; góp phần đẩy lùi được những sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đang tràn lan trên thị trường hiện nay.
Theo Tuyết Mai (Báo Đắk Lắk)
Làm giàu 2 trong 1: Nuôi lươn không bùn kết hợp rau sạch thủy canh Anh Trần Thiện Phi ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã trải qua nhiều nghề khác nhau như làm ruộng, nuôi gà, vịt, cá... nhưng cuối cùng đã chọn con lươn để làm giàu. Mô hình nuôi lươn của anh Phi kết hợp trồng rau thủy canh mang lại hiệu quả cao Anh Phi kể: Ban...