Cụ bà đau bụng nên đi khám, bác sĩ choáng váng khi lấy ra bộ hài cốt trẻ con và câu chuyện kỳ quái không ngờ
Câu chuyện kỳ lạ về mang thai ngoài tử cung này từng khiến các bác sĩ và nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Năm 1978, bà Kantabai Thakre (khi ấy 24 tuổi) ở Ấn Độ biết mình mang bầu nên đi khám bác sĩ để an tâm về tình trạng của em bé trong bụng. Vào thời điểm đó, tuy thiết bị y tế chưa tân tiến nhưng các bác sĩ đã phát hiện được thai phát triển bên ngoài tử cung nên cảnh báo Kantabai rằng đứa con trong bụng của bà không thể sống được lâu và cách tốt nhất là nên bỏ cái thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và tránh rủi ro không đáng có.
Kantabai sợ hãi khi nghĩ đến cuộc phẫu thuật phá bỏ thai nhi nên bà bỏ trốn khỏi bệnh viện và tìm cách điều trị cơn đau tại một phòng khám tư nhân nhỏ.
Nhiều tháng sau đó, cơn đau dần thuyên giảm, cơ thể trở về trạng thái bình thường nên bà Kantabai nghĩ rằng vấn đề của mình đã được giải quyết.
Khối u cứng trong bụng bà Kantanai là thai nhi đã chết lưu từ 36 năm trước.
Những tưởng mọi thứ đã chìm vào quên lãng thì 36 năm sau, bà Kantabai lại cảm thấy những cơn đau kỳ lạ ở vùng bụng. Bà tìm đến gặp các bác sĩ tại Viện Khoa học Y tế NKP Salve, ở thành phố Nagpur, miền Trung Ấn Độ để được thăm khám và tư vấn. Các bác sĩ sờ thấy một khối u ở phía ở vùng bụng dưới bên phải của bà rồi tiến hành siêu âm và chụp cắt lớp. Kết quả là họ phát hiện ra một khối u kỳ lạ rất cứng và dường như đã bị vôi hóa.
Bác sĩ Murtaza Akhtar, trưởng khoa phẫu thuật của bệnh viện, cho biết: “Bà ấy phàn nàn về những cơn đau liên tục ở bụng và gặp vấn đề về tiết niệu kèm theo sốt cao. Sau đó, chúng tôi tìm thấy một khối u ở bên phải bụng của bà ấy nhưng chúng tôi sợ rằng đó là ung thư. Sau khi cho bà ấy đi chụp MRI và CT, chúng tôi có thể phát hiện ra rằng đó thực sự là một bộ xương hoàn chỉnh được gói gọn trong một túi vôi hóa.
Khi chúng tôi hỏi tiền sử bệnh, bà ấy nói với chúng tôi rằng mình đã từng mang thai vào năm 1978 nhưng đứa con của bà ấy đã chết. Bà ấy nói với chúng tôi rằng bà ấy đã rất sợ hãi và trở về nhà mà không tìm cách loại bỏ thai nhi. Bà ấy chỉ điều trị giảm đau tại một trung tâm y tế ở địa phương. Đó có thể là ca mang thai ngoài tử cung dài nhất thế giới”.
Bộ hài cốt hoàn chỉnh được lấy ra khỏi bụng bà Kantanai sau ca phẫu thuật.
Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm tài liệu y khoa về các câu chuyện tương tự và được biết về trường hợp một phụ nữ Bỉ đã mang thai ngoài tử cung trong suốt 18 năm, khoảng thời gian dài nhất mà họ có thể tìm thấy trong hồ sơ lưu trữ.
Video đang HOT
Bác sĩ Mohammad Yunus Shah nói thêm: “Chúng tôi tin rằng đây có thể là trường hợp mang thai ngoài tử cung dài nhất được ghi nhận, với 38 năm. Bà ấy rõ ràng biết rằng đứa bé đã chết và cần phải phẫu thuật vậy mà lại bỏ về chỉ vì sợ”.
Túi vôi hóa chứa hài cốt thai nhi được tìm thấy giữa tử cung, ruột và bàng quang, dính chặt vào tất cả các cơ quan.
Bác sĩ Shah cho biết: “Nước ối bảo vệ thai nhi có thể đã được hấp thụ và các mô mềm hóa lỏng theo thời gian, chỉ còn lại một túi xương với một ít chất lỏng. Trong vài tháng, bệnh nhân bị đau và các vấn đề về tiết niệu kèm theo sốt”.
Ông cho biết điều này là do trọng lượng túi vôi hóa chèn ép hệ thống tiết niệu, ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy bộ hài cốt ra và sau đó sức khỏe của bà Kantabai may mắn phục hồi tốt.
Bệnh Rubella ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào?
Đối với phụ nữ mang thai, Rubella là một trong những bệnh thường gặp và được đánh giá là nguy hiểm. Bệnh Rubella ảnh hưởng tới thai kỳ không hề nhỏ, vì vậy bà bầu cần hiểu rõ về bệnh để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm đáng kể. Lúc này sẽ có nhiều loại bệnh có thể gây ra đối với phụ nữ mang thai trong đó có rubella. Vậy, bệnh Rubella ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào?
1. Vì sao bà bầu cần phải thận trọng với bệnh Rubella?
Khi một người bị mắc Rubella, nếu được phát hiện sớm và kịp thời thì thường không nguy hiểm. Trong y khoa, nhìn chung Rubella được xếp vào danh sách những loại bệnh có tính lành, bởi biểu hiện bệnh chỉ là những cơn đau nhức, ngứa ngáy khó chịu,... trong khả năng chúng ta có thể chịu đựng. Khi nhập viện, bác sĩ sẽ dùng thuốc để điều trị cho những triệu chứng này mau chóng biến mất, và bệnh nhân sẽ dần dần hồi phục.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh Rubella sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhất là với phụ nữ mang thai, những biểu hiện bệnh ban đầu còn không hề rõ ràng.
Một số bà bầu dù đã bị nhiễm virus Rubella nhưng lại chỉ biểu hiện sốt nhẹ hoặc hầu như không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào của bệnh (như phát ban, đau hạch,...). Vì thế, đến khi khi phát hiện được ra bệnh và đưa đi đến các cơ sở y tế thăm khám, những mẹ bầu thường đã bị Rubella ở thể nặng, khiến việc chữa trị trở lên khó khăn hơn rất nhiều.
Mắc Rubella khi mang thai là điều mà nhiều bà bầu lo lắng - Ảnh: Internet
Nhìn chung, các biến chứng do Rubella để lại trên phụ nữ có thai nặng nề hơn bệnh nhân thông thường. Hơn nữa, Rubella còn ảnh hưởng đến thai kỳ và em bé sau khi sinh, nên phụ nữ mang thai cần có những biện pháp để phòng tránh căn bệnh này.
2. Bệnh Rubella ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào?
Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: phụ nữ có thai càng bị mắc bệnh Rubella sớm thì tỷ lệ biến chứng cho thai nhi càng cao. Lí do là lúc này bào thai đang trong giai đoạn phân bào và hình thành các cơ quan.
Nếu một người phụ nữ không may nhiễm Rubella trong thời kỳ đầu, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ thì rất dễ bị sảy thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc sinh non do ảnh hưởng của bệnh.
Chính vì nguyên nhân này mà những mẹ bầu mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì sẽ được bác sĩ tư vấn đình chỉ thai kỳ.
Khi người mẹ bị mắc bệnh Rubella, những con virus có thể xâm nhập qua hàng rào nhau thai, tiến vào bào thai, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Virus Rubella có thể làm chậm sự phát triển của phôi thai, thậm chí phá hủy phôi thai.
Hoặc nếu như may mắn, người mẹ có thể giữ thai nhi 9 tháng 10 ngày thành công cho đến khi trở dạ, thì khi được sinh ra, em bé đã sớm xuất hiện các dị tật bẩm sinh, còn được gọi là hội chứng Rubella bẩm sinh.
Virus Rubella có thể xâm nhập vào bào thai để gây hại cho thai nhi - Ảnh: Internet
Lưu ý:
- Không phải trường hợp phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nào mà có xét nghiệm dương tính với virus Rubella thì cũng bắt buộc phải bỏ thai. Lúc này, thai phụ cần bình tĩnh nghe theo tư vấn của các y bác sĩ và thực hiện các bước chữa bệnh bài bản. Mẹ bầu nên cố gắng ăn uống đầy đủ để tăng đề kháng, giữ cho tinh thần ổn định để cả hai mẹ con được khỏe mạnh.
- Có những trường hợp người mẹ vẫn bị Rubella, mặc dù trước đó đã từng bị hoặc tiêm vaccine cho căn bệnh này (cơ thể người mẹ đã có sẵn kháng thể kháng lại mà vẫn mắc bệnh) thì không cần phải lo lắng nhiều. Trong tình huống này, thai nhi không hề bị ảnh hưởng, vì thế thai kỳ vẫn diễn ra bình thường.
3. Phòng tránh nhiễm Rubella để thai kỳ của bạn được khỏe mạnh
Hiện nay, bệnh Rubella hoàn toàn chưa có thuốc để điều trị dứt điểm. Các biện pháp chữa bệnh chỉ là giảm thiểu triệu chứng bệnh mà thôi.
Nếu phụ nữ chưa từng mắc Rubella lần nào mà muốn thai kỳ diễn ra suôn sẻ, cả mẹ cả con đều mạnh khỏe việc chủ động tiêm phòng vaccine ngừa Rubella là việc làm cần thiết.
Trước khi tiến hành tiêm phòng, trước hết chúng ta nên yêu cầu các bác sĩ xét nghiệm xem cơ thể mình đã có miễn dịch với virus Rubella hay chưa (có tìm thấy kháng thể sau khi xét nghiệm hay không). Vì trên thực tế, có nhiều phụ nữ đã từng tiêm chủng loại vaccine này mà không để ý nên không biết hoặc không nhớ.
Ví như một cô gái từng đi tiêm phòng bệnh sởi hoặc quai bị và được tiêm ngừa loại vaccine MRN: đây là vaccine 3 trong 1 phòng 3 bệnh sởi- quai bị- rubella. Trong trường hợp này, cô gái ấy thực tế đã có kháng thể miễn nhiễm với virus Rubella trong người, nhưng vì chỉ nhớ rằng đã tiêm vaccine phòng bệnh sởi hay quai bị.
Tiếp theo, trong trường hợp bạn chưa tiêm vắc xin Rubella thì nên tiến hành tiêm ngừa trước khi có ý định thụ thai 3 tháng để tránh ảnh hưởng của thuốc tiêm đến thai nhi.
Hãy chủ động phòng tránh Rubella để có một thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh: Internet
Rubella là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, virus rất dễ phát tán rộng trong không khí, dễ lây lan từ người này sang người khác. Vì thế, một điều rất quan trọng mà mọi bà bầu cần nhớ là ngay cả khi đã tiêm chủng vaccine trước khi mang thai, bất cứ ai cũng cần tránh tiếp xúc với những người đang nhiễm Rubella hay người có biểu hiện cúm, phát ban,...
Ngay khi bà bầu cảm thấy cơ thể mình khó chịu, mệt mỏi, nhất là khi có biểu hiện sốt, phát ban... cần ngay lập tức tới các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của thai nhi.
Rubella ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào? Được biết, rubella là căn bệnh nguy hiểm đối với cả mẹ và em bé. Vì vậy, mỗi người mẹ cần chủ động phòng tránh căn bệnh này để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mang bầu lười tắm, không thay đồ lót, mẹ "hối không kịp" khi đi khám ở tuần 26 Mẹ bầu này cho rằng mình ở nhà cả ngày, người sạch sẽ nên không cần tắm rửa nhiều. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, cộng thêm những mệt mỏi từ ốm nghén, mất ngủ nên nhiều mẹ dễ rơi vào tình trạng "lười", không muốn hoạt động nhiều. Tuy vậy, tình trạng "lười" cả việc tắm rửa...