Cụ bà Australia bật khóc trước kệ hàng trống
Cụ bà ở thành phố Melbourne nhìn chằm chằm vào kệ siêu thị trống trơn rồi bật khóc sau khi hàng hóa đã bị vơ vét giữa khủng hoảng Covid-19.
Bức ảnh được phóng viên Seb Costello của Nine News chia sẻ trên Twitter hôm 19/3 cho thấy một cụ bà đứng lặng người giữa những kệ hàng trống trơn trong siêu thị Coles tại Melbourne, Australia. Những kệ hàng vốn xếp đầy đồ hộp đã bị vét sạch khi người dân lo sợ thiếu thực phẩm giữa lúc Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp.
Costello cho biết cụ bà sau đó đã bật khóc vì không mua được những món bà cần. “Bức ảnh này cho thấy những người đang phải chịu đựng thói ích kỷ của người khác, cho thấy xu hướng mua sắm hoảng loạn đầy ích kỷ và không cần thiết”, phóng viên viết.
“Thành thật mà nói, bức ảnh đã ghi lại cơn mua sắm điên rồ đó”, một người bình luận. “Điều này thực sự khiến tôi đau lòng, người cao tuổi đã cống hiến cho xã hội, tại sao chúng ta không chăm sóc họ”, một người khác cho hay.
Cụ bà giữa những kệ hàng trống trơn trong siêu thị thành phố Melbourne, Australia hôm 19/3. (Ảnh: Twitter/SebCostello)
“Hình ảnh này khiến tim tôi tan nát. Nếu tôi biết cụ bà sống ở đâu, tôi sẽ giúp mang thực phẩm cho bà. Tình trạng này phải dừng lại ngay bây giờ”, một tài khoản Twitter bình luận.
Một phụ nữ cho biết cô đã khóc nức nở suốt 10 phút sau khi nhìn thấy hình ảnh, hy vọng ai đó sẽ giúp cụ bà mua đủ hàng và đảm bảo bà vẫn ổn. Những người khác chia sẻ sự kiện những gây sốc tương tự mà họ đã chứng kiến trong cuộc hỗn loạn Covid-19.
Video đang HOT
“Tôi được nghe kể rằng người mẹ 92 tuổi của bạn tôi đã bị giật mất hộp súp cà chua khỏi tay tại một siêu thị ở Ryde đầu tuần này. Một hành vi đáng xấu hổ”, một người viết.
Một số người khác nói rằng trong thời gian mua sắm được chỉ định trong một giờ ở Woolworths tuần này, họ đã thấy nhiều người trẻ tuổi xô đẩy nhân viên để xông vào bên trong trước những người lớn tuổi và yếu thế.
Covid-19 khiến người dân ở nhiều nơi mua sắm quá mức. (Ảnh minh họa: Forbes)
Từ khi Covid-19 bùng phát, người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới đã đổ xô đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm để dự trữ, bất chấp cảnh báo rằng điều này không cần thiết. Thủ tướng Australia Scott Morrison đã yêu cầu người dân ngừng mua những vật dụng không cần thiết.
“Về việc mua số lượng lớn hàng hóa: hãy ngừng tích trữ. Tôi không thể thẳng thắn hơn về điều đó”, ông Morrison nói. “Dừng lại đi. Điều đó là không hợp lý, nó không hữu ích và là một trong những điều đáng thất vọng nhất tôi thấy trong hành vi của người Australia để đối phó cuộc khủng hoảng này. Đó không phải là con người Australia. Đó không phải là điều mà mọi người nên làm”.
Covid-19 đã xuất hiện tại 188 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 300.000 người nhiễm bệnh và hơn 13.000 người chết. Australia hiện ghi nhận hơn 1.200 ca nhiễm, trong đó 7 ca chết người.
Phụ huynh học sinh Hong Kong 'vật lộn' với dịch Covid-19
Khi cô Betty Lai Po-man nghe tin về sự lây lan virus Covid-19 hồi tháng 1/2020, cô đã quyết định rời Hong Kong (Trung Quốc) và đưa hai đứa con của mình tới Anh, nơi chồng cô Marco đang sống.
Sau khi ba mẹ con cô Lai tới Anh vào đầu tháng 2 và tự cách ly trong hai tuần, cô đã quyết định đưa con gái Bea, năm tuổi và Manu, ba tuổi đến trường học tại thành phố Suffolk, quê nhà chồng cô.
"Chúng tôi tới đây khi chẳng có kế hoạch nào cả, chỉ vì muốn tốt cho hai đứa trẻ. Thay vì để chúng ở nhà trong nhiều tháng, chúng tôi quyết định sẽ tới một nơi các con tôi có thể ra ngoài và chúng có thể tới trường. Chúng tôi đang cố cho cuộc sống của mình trở lại bình thường nhất có thể", SCMP trích lời cô Lai nói.
Trong khi hàng trăm ngàn phụ huynh Hong Kong đang chịu tác động từ việc trường con mình theo học buộc phải đóng cửa khi chính quyền sở tại đang chống lại dịch Covid-19, Lai không phải là người duy nhất đưa con ra nước ngoài.
Nhiều trường học tại Hong Kong đóng cửa vì Covid-19. Ảnh: SCMP
Trong khi các trường học tại Hong Kong tiếp tục cho học sinh nghỉ học, bà mẹ hai con Chincia Harvey đã quyết định kéo dài chuyến du lịch của cô này tới Australia lẽ ra đã kết thúc từ cuối tháng Một, nay kéo dài tới cuối tháng Tư.
Cô Chincia dự định thăm gia đình mình tại Sydney trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên với việc các trường học tại Hong Kong đóng cửa, nên cô đã quyết định ở lại cùng hai con mình Mia và Lochlan. Sau khi hoàn tất việc cách ly trong 14 ngày, cô đã gửi con gái mình tới trường học, và con trai mình tới trường mẫu giáo.
"Nếu các ngôi trường không mở cửa, thì bạn sẽ có ít lựa chọn. Đây sẽ là rào cản lớn cho thời gian và việc học của các con tôi, nhưng chúng tôi đã may mắn khi có nơi để tới để có thể tiếp cận với hệ thống trường học. Tôi vẫn có nhiều lựa chọn khác. Tôi cũng cảm thấy nhiều gia đình không có nhiều lựa chọn, nên họ bắt buộc phải học tại gia", cô nói.
Một số bậc cha mẹ lại chọn cách gửi con mình ra nước ngoài cho người thân, trong khi bản thân họ ở lại Hong Kong làm việc. Chẳng hạn như cặp vợ chồng Sioban và Barry Guilfoyle đã chọn cách này. "Trong lúc mọi người vẫn chưa rõ dịch Covid-19 sẽ giống như bệnh Ebola hay chỉ là cúm, thì chúng tôi đã đặt chuyến bay sớm nhất có thể", cô Sioban cho biết.
Theo cô, một trong những lợi ích của việc này là hai con của mình tự phát huy tính độc lập. Cùng với công nghệ hiện nay, điều này đồng nghĩa với việc các con cô có thể ở bất kỳ nơi đâu, và vẫn có thể tiếp cận việc học.
Trong khi đó, một số bậc cha mẹ quyết định cho con mình học tại nhà. Chẳng hạn như cô Vergi Chan Wai-sze, làm y tá tại bệnh viện Adventist. Mỗi tối sau khi trở về nhà, cô lại bắt đầu 'công việc mới': gia sư.
"Có cảm giác như tôi đang dạy lớp đêm. Khi tôi về nhà lúc 7 giờ tối, tôi luôn cố dành thời gian cho con, nhưng điều này rất khó bởi các con tôi còn nhỏ. Tôi không thể để chúng với chiếc Ipad cả ngày được. Tôi cần ở bên để giúp chúng và giám sát việc học", cô cho biết.
Cô Chan còn nói rằng, cô hiểu các giáo viên Hong Kong đã làm hết sức mình trong hoàn cảnh bắt buộc, nhưng tình thế đang đặt ra nhiều áp lực lên các bậc phụ huynh. Và điều này có thể sẽ là khó khăn với nhiều bậc phụ huynh, bởi một số người không có trình độ học vấn tốt để có thể dạy con họ các môn như vật lý hay khoa học.
"Tôi cảm thấy bực bội, bởi tôi không phải là giáo viên nên tôi không chắc mình có thể giải thích kiến thức đúng hay không. Trong tuần đầu tiên, con trai tôi đã khóc. Tôi cảm thấy lo lắng về điều gì đã xảy ra với mối quan hệ giữa mẹ-con chúng tôi", cô Chan nói thêm.
Theo vietnamnet
Sinh viên Trung Quốc đề nghị tự thuê máy bay sang Australia học tiếp Nhóm sinh viên Trung Quốc này tha thiết muốn quay lại Australia để tiếp tục học. Họ chấp nhận thuê máy bay và trang trải chi phí, rồi tự cách ly... Hôm nay (27/2), truyền thông Australia cho biết, một nhóm gồm khoảng 500 sinh viên Trung Quốc tại Vũ Hán đã gửi một bức thư thỉnh cầu lên Bộ trưởng Ngoại giao...