Cụ bà 95 tuổi bị “bế xốc” ra khỏi nhà: Công an phường Hàng Trống nói gì?
Trưởng công an phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) cho biết, công an phường không nhận được thông tin xã hội đen đến đòi nhà, đẩy cụ Cúc (95 tuổi) ra ngoài đường.
Trò chuyện với người thân bà cụ 95 tuổi bị đẩy ra vỉa hè.
Liên quan đến vụ việc, cụ bà Nguyễn Thị Cúc (95 tuổi) bị đẩy ra đường vào những ngày giáp Tết Nguyên đán khiến dư luận xôn xao, chiều ngày 13/2, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có buổi làm việc với Trung tá Hoàng Đức Thọ – Trưởng công an phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm).
Tiếp tục vận động các bên tìm giải pháp
Trao đổi với PV, Trung tá Thọ cho biết, theo tìm hiểu, sổ đỏ ngôi nhà số 21 Ấu Triệu ngày trước đứng tên anh Hoan và anh Chung, con trai cụ Cúc. Tuy nhiên, cả ông Hoan và ông Chung đã viết giấy bán nhà cho bà Phượng (Hà Nội). Bà Phượng đã cầm sổ đỏ sang tên chủ, sau đó bán cho bà Phương. Bà Phương tiếp tục làm sổ đỏ sang tên mình.
Cụ bà “bị đẩy ra đường” trong giá rét những ngày cận Tết Nguyên đán.
Trong quá trình các bên mua bán nhà, sang tên sổ đỏ, Công an phường không tiếp nhận được bất cứ khiếu kiện gì. Sau đó, bà Phương đã làm thủ tục ủy quyền cho mẹ chồng là bà Oanh (Phúc Tân) về ngôi nhà 21 Ấu Triệu theo đúng luật (công chứng đúng luật – PV).
Ngày 10/2, bà Oanh dọn về nhà đúng theo ủy quyền thì thấy gia đình bà Cúc vẫn ở đây. Bà Oanh đã ra thông báo với chính quyền, công an.
Nhận được thông tin, Công an phường cùng với chính quyền cơ sở đã mời cả 2 bên gồm bà Oanh và vợ chồng anh Hoan ra công an phường thu thập thông tin ban đầu. Tại đây, phía gia đình ông Hoan không đưa ra được bằng chứng chứng minh có quyền hợp pháp đối với ngôi nhà số 21 Ấu Triệu.
Video đang HOT
Công an phường đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố…, tác động các con cụ Cúc đưa cụ về nhà con trai, con gái để đảm bảo sức khỏe cho cụ Cúc.
Công an phường Hàng Trống khẳng định, thời điểm công an có mặt tại đây không có việc tụ tập đông người, cũng không hề có việc các đối tượng xã hội đen đến nhà cụ Cúc đập phá tài sản…, Công an cũng không nhận được phản ánh của gia đình cụ Cúc về việc cụ bà 95 tuổi bị đưa ra khỏi nhà.
Trước câu hỏi gia đình cụ Cúc cho rằng, việc viết giấy bán nhà chỉ là hình thức hợp thức hóa vay tiền còn giá trị thực tế của căn nhà là vượt xa so với số tiền vay? Trưởng Công an phường cho biết, công an phường chỉ có chức năng thu thập thông tin và hiện tại đã lập hồ sơ trình lên cơ quan điều tra.
Trả lời câu hỏi của PV về giải pháp giải quyết vụ việc, ông Thọ cho biết Công an phường tiếp tục phối hợp với tổ dân phố và các lực lượng chức năng vận động gia đình đưa cụ Cúc về nơi tạm trú, là nhà con gái, nhà người thân để tránh cho cụ khỏi giá rét.
“Có thể cấu thành tội phạm”
Luật sư Trương Quốc Hòe, trưởng VP Luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, có căn cứ để khẳng định các đối tượng trên đã xâm phạm đến quyền lợi ích của công dân về chỗ ở của người khác, theo điều 46 của Bộ luật Dân sự.
“Trong trường hợp này cần phải có một bản án được pháp luật và cơ quan có thẩm quyền mới là người được yêu cầu bà cụ ra khỏi nhà. Do vậy, việc tự ý bê cụ Cúc ra khỏi nhà là một hành vi có thể cấu thành tội phạm”.
Để làm sáng tỏ vấn đề, luật sư Hòe phân tích, từ lời khai của người nhà cụ Cúc, tài sản trên được đăng ký tên con trai (ông Hoan), theo quy định pháp luật. Nếu tài sản này là của hộ gia đình, thì tất cả những người trong hộ gia đình này đều phải ký kết hợp đồng bảo lãnh hoặc thế chấp hoặc chuyển nhượng.
Về việc gia đình cụ Cúc cho rằng viết giấy bán nhà chỉ là thủ tục hợp pháp để vay tiền, Luật sư Hòe đưa ra quan điểm: “Việc cầm cố hoặc mua bán có đúng theo quy định của pháp luật hay không, cầm phải được cơ quan chức năng làm rõ ?”.
“Theo quy định của pháp luật, giao dịch cầm cố này có thể được Tòa án tuyên hoặc hủy nếu đủ điều kiện cho rằng đây là một giao dịch bị lừa dối?”, Luật sư Trương Quốc Hòe phân tích.
Theo gia đình cụ Cúc cho biết, ngôi nhà số 21, phố Ấu Triệu trước đây thuộc quyền sở hữu của cụ Cúc. Cụ Cúc hiện đang bị bại liệt, đau ốm và không thể tự chăm sóc được bản thân. Năm 2010, cụ Cúc sang tên cho con trai là ông Hoàng Văn Hoan. Kể từ thời điểm đó đến nay, ông Hoan vẫn đang quản lý, sử dụng ngôi nhà này. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Hoan, cuối năm 2011, ông Hoan có cho em gái là bà Hoàng Thị Trung Thu mượn sổ đỏ để đi vay số tiền 4 tỷ đồng từ bà Phượng (Hoàng Cầu, Hà Nội) về làm ăn kinh tế. Để hợp thức hóa mọi thủ tục vay mượn, gia đình ông Hoan đã làm hợp đồng chuyển nhượng nhà cho bà Phượng. Đầu năm 2012, bà Phượng yêu cầu bà Thu trả tiền gồm cả gốc và lãi lên tới hơn 5,5 tỷ đồng “Lúc đó, em gái tôi đã mượn tiền từ ông Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội – PV) với số tiền chênh hơn tiền vay để trả lại cho bà Phượng. Thủ tục vay và trả giữa các bên được giao dịch trực tiếp tại một ngân hàng nằm trên đường Quang Trung (Hà Nội). Vì không hiểu biết nên em gái tôi không yêu cầu giấy tờ cam kết gì. Bản thân gia đình tôi cũng không biết nguyên nhân vì sao sổ đỏ giờ lại chuyển sang tên của Phương (là con gái của ông Phú)” – ông Hoan cho hay. Tuy nhiên, khi thời điểm bà Thu có tiền và muốn trả tiền cho ông Phú thì cũng là lúc ông Phú không có mặt tại địa phương (hiện ông Phú đang đi tù – PV).
NHẤT NAM
Đọc báo Pháp luật Đời Sống trong ngày cập nhật liên tục từng giờ tại chuyên mục Pháp Luật
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ghế đá cổ thời Lê lớn nhất Hà Nội bị vỡ tan tành
Chiếc ghế đá có giá trị lớn về văn hóa-lịch sử bên bờ hồ Gươm, được coi là ghế đá lớn nhất Hà Nội, đã bị phá vỡ tan tành.
Rạng sáng nay (6/2), nhiều người dân Hà Nội đi qua ngã ba Lê Thái Tổ - Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) vô cùng ngỡ ngàng khi thấy chiếc ghế đá đang giữ "kỷ lục" lớn nhất Hà Nội, bị vỡ tan thành nhiều mảnh.
Nhiều người cho rằng phải có một ngoại lực rất lớn tác động mới có thể khiến cả khối đá dày hơn 20cm và rộng hơn 2 m2 rơi xuống khỏi bệ đỡ và vỡ tan tành như vậy.
Một nguồn tin từ người dân cho biết, trong tối ngày 5/2 đã có một chiếc ô tô húc vào chiếc ghế đá.
Chiếc ghế đá quý bị vỡ tan.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, chiếc ghế trên có từ đời Lê. Khi bà Tư Hồng phá thành Hà Nội năm 1897 đã đem chiếc ghế kê từ điện Kính Thiên ra Bờ Hồ. Trải qua bao biến thiên, chiếc ghế vẫn nằm đó và trở thành một phần kỷ niệm với bao người Hà Nội.
Rất nhiều bài báo đã viết về chiếc ghế này gắn với bao kỷ niệm đẹp về danh thắng hồ Gươm. Dù không được xác lập là một kỷ vật quan trọng của Hà Nội nghìn năm nhưng chiếc ghế đá vẫn đựoc nhắc tới nhiều và được người Hà Nội vô cùng trân trọng.
Chiếc ghế đá đặc biệt khi còn nguyên vẹn. (Ảnh: Hoàng Giang)
Chiếc ghế đá khi còn nguyên vẹn là điểm ngồi hóng mát lý tưởng bên bờ hồ Gươm.
Với hình ảnh hơn 10 người có thể cùng ngồi nghỉ ngơi trên ghế và dăm ba người có thể thoải mái ngồi chơi cờ trên ghế, chiếc ghế đá này vẫn được gọi là "ghế vua".
Lê Tú
Theo Danri
Hà Nội chính thức cho phép xây trung tâm văn hóa cạnh Hồ Gươm Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa cho phép quận Hoàn Kiếm xây dựng Trung tâm Văn hóa sát Hồ Gươm. Công trình có quy mô 3 tầng nổi, một tầng hầm, sau khi hoàn thành được sử dụng trưng bày, triển lãm và văn phòng làm việc. Theo đó, thành phố cho phép quận Hoàn Kiếm đầu...