Cụ bà 92 tuổi tại Hải Dương dương tính với COVID-19
Bệnh nhân dương tính với COVID-19 cao tuổi nhất tại tỉnh Hải Dương đến thời điểm hiện tại được xác định là cụ Tạ Thị B. (92 tuổi, trú tại thôn Phương Khê, xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành).
Cán bộ y tế tại huyện Kim Thành, Hải Dương phun khử khuẩn nơi làm việc – Ảnh: TẠ TUẤN
Ngày 14-2, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương cho biết đến chiều cùng ngày, toàn huyện có 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại các xã Tuấn Việt, Kim Liên, Ngũ Phúc và thị trấn Phú Thái.
Trong đó, có cụ Tạ Thị B. (92 tuổi, trú tại thôn Phương Khê, xã Tuấn Việt) là bệnh nhân mắc COVID-19 cao tuổi nhất trong toàn tỉnh tính đến thời điểm hiện tại. Cụ B. là F1 của bệnh nhân N.V.D. (công nhân làm việc tại huyện Cẩm Giàng) đã được cách ly từ ngày 8-2.
Chiều 13-2, kết quả xét nghiệm cho thấy cụ B. dương tính với SARS-CoV-2, hiện cụ bà đang được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kim Thành với tình hình sức khỏe tương đối ổn định.
Từ chiều 13-2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Kim Thành cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tuyên truyền, thông báo tới người dân và công nhân đang cư trú tại địa phương nhưng làm việc tại huyện Cẩm Giàng tạm thời không trở lại làm việc cho đến khi có thông báo mới.
Các xã, thị trấn phối hợp với cơ quan chuyên môn khẩn trương rà soát, nắm bắt chặt chẽ từng trường hợp là công dân của địa bàn đang làm việc tại huyện Cẩm Giàng để nghiêm túc cách ly tại nhà.
Bí thư Hải Dương: 'Bước đầu kiểm soát được dịch bệnh'
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương nói đến nay tình hình dịch bệnh bước đầu được kiểm soát cơ bản, tuy nhiên "còn diễn biến phức tạp nên chúng tôi xác định không lơ là chủ quan".
Video đang HOT
VnExpress phỏng vấn ông Phạm Xuân Thăng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, về tình hình dịch bệnh sau 7 ngày kể từ khi ca mắc Covid-19 trong cộng đồng được phát hiện ở tỉnh này.
- Hiện tình hình dịch Covid-19 ở địa phương diễn biến như thế nào, thưa ông?
- Ca nhiễm đầu tiên xuất phát từ công ty Poyun trên địa bàn thành phố Chí Linh rồi lan đến các huyện khác. Quá trình truy vết cho thấy tất cả các ca dương tính đều liên quan công ty này. Như vậy, dịch chỉ có một nguồn lây duy nhất, không có nguồn thứ 2.
Sau ca đầu tiên đó, chúng tôi đã tiến hành phong tỏa, truy vết, cách ly đúng địa điểm phát ra nguồn bệnh. Toàn bộ 2.340 công nhân của Poyu được cách ly.
Tuy nhiên, trước đó do công nhân sau khi tan ca về với gia đình nên dịch lây ra khu dân cư. Tất cả các địa điểm phát hiện ca dương tính được chúng tôi kịp thời khoanh vùng, phong tỏa, cách ly y tế.
Cập nhật đến 12h trưa 4/2, toàn tỉnh ghi nhận 278 ca dương tính nCoV, tập trung một số nơi như TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn. 8 đơn vị cấp huyện có ca dương tính và 4 huyện chưa có (có huyện chỉ một bệnh nhân). Riêng địa bàn thành phố Chí Linh là 233 ca.
Số phát sinh mới trong ngày 4/2 là 37 ca (lũy kế từ hôm qua đến trưa 4/2). Tuy nhiên, tất cả 37 người này đều nằm trong các khu cách ly tập trung và nơi phong tỏa chứ không nằm bên ngoài. Như vậy là có thể yên tâm vì phát sinh số lượng nhiều nhưng đều nằm trong tầm kiểm soát.
Cả 278 người nhiễm bệnh đều đã được tỉnh đưa đi điều trị tại hai bệnh viện dã chiến đặt tại Trung tâm Y tế TP Chí Linh và Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương. Với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai, 278 người dương tính đều đã và đang được điều trị tích cực. 9 ca nặng đã chuyển lên bệnh viện nhiệt đới Trung ương, trong đó một người có diễn biến xấu, còn lại đã chuyển biến tốt.
Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Ảnh: Hoàng Thùy
- Các giải pháp mà Hải Dương đã triển khai để kiểm soát dịch bệnh là gì?
- Chúng tôi đưa ra phương châm xuyên suốt là chủ động, bình tĩnh, tự tin, quyết liệt và 4 tại chỗ. Ngay khi có ca nhiễm ở Chí Linh, tỉnh lập tức phong tỏa thành phố này. Sau đó các thôn, khu dân cư, xã có xuất hiện người dương tính đều lập tức được cách ly tế. Hiện nay, toàn tỉnh đã cách ly 5 xã và trên 40 điểm, khu dân cư; 600 người thuộc diện F1 được cách ly y tế tại 40 điểm.
Để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm, tỉnh đã phối hợp với công ty Việt Á, nâng tổng mẫu xét nghiệm lên tối đa 10.000 mẫu mỗi ngày. Chúng tôi chủ động phát hiện ca nhiễm, nghi nhiễm, truy vết, cách ly và xét nghiệm, làm thành một chu trình nhanh, nên phản ứng rất kịp thời với dịch bệnh.
Tại cổng các khu công nghiệp được lập chốt kiểm dịch. 100% thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, kiên quyết dừng kinh doanh những cơ sở nguy cơ cao. Những nơi xuất hiện bệnh nhân dương tính thì cho đóng cửa và thực hiện các biện pháp kiểm dịch.
Hiện có thể nói tình hình dịch bệnh cơ bản bước đầu được kiểm soát, tuy nhiên còn diễn biến phức tạp nên chúng tôi xác định không lơ là chủ quan.
- Việc truy vết thực hiện thế nào để trong thời gian ngắn có thể tìm ra được hàng nghìn F1, F2, thưa ông?
- Chúng tôi truy vết bằng hai phương pháp. Thứ nhất là qua lời khai, công an vào cuộc. Thứ hai là sử dụng công nghệ, giúp truy vết nhanh, nhất là với những người khai báo không trung thực.
Cùng với truy vết, tỉnh chỉ đạo mỗi huyện thành lập đội phản ứng nhanh. Mỗi xã dù có dịch hay không đều phải chuẩn bị nơi cách ly tập trung với đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu, dành cho những người không may nhiễm bệnh. Ngoài ra, chúng tôi cũng chủ động về con người khi huy động 300 bác sĩ tỉnh chi viện cho tuyến huyện và 600 sinh viên y khoa tham gia lấy mẫu xét nghiệm, phục vụ truy vết. Công an, quân đội cũng được điều động tham gia phòng chống dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng (thứ hai từ phải qua) kiểm tra nơi cách ly tập trung F1 tại huyện Kim Thành chiều 4/2. Ảnh: CTV
- Trước diễn biến phức tạp của dịch, người dân Hải Dương sẽ đón Tết như thế nào?
- Đối với những người đang bị cách ly trong khu tập trung, tỉnh đã chủ động có chủ trương nâng mức ăn trong 3 ngày Tết, mỗi ngày thêm 100.000 đồng một người, để hỗ trợ người dân có không khí Tết. Chúng tôi cũng sẽ tặng quà Tết cho bà con ở khu cách ly, mỗi người một túi khoảng 200.000 đồng.
Như vậy mỗi người ở khu cách ly những ngày Tết được hỗ trợ 500.000 đồng. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ, động viên lực lượng tham gia phòng chống dịch, nhân viên y tế, công an quân đội... Tất cả đều được quan tâm động viên.
Với người dân trong vùng phong tỏa, các mặt hàng thiết yếu vẫn được cung cấp đầy đủ, không bị khan hiếm. Do đó, Tết ở vùng này cơ bản bình thường. Chúng tôi chỉ hạn chế việc đến chúc tụng nhau và không cho phép tụ tập ăn uống.
Còn những đơn vị hành chính chưa bị phong tỏa, bà con ăn tết bình thường. Tất nhiên phải thực hiện nghiêm các giải pháp về giãn cách xã hội, hạn chế tập trung đông người. Các dịch vụ thiết yếu, chợ hoa hiện vẫn mở bình thường nhưng được kiểm soát chặt chẽ. Chúng tôi lập đội liên ngành kiểm tra các chợ xử phạt người vi phạm, tuyên truyền cho người dân hiểu, tự giác phòng chống dịch bệnh.
Như vậy, việc đón Tết ở Hải Dương về cơ bản vẫn diễn ra bình thường. Người dân vẫn được ăn Tết.
Với chúng tôi là những người làm công tác chỉ đạo chống dịch và lực lượng chức năng ở tuyến đầu, dù đã bước đầu kiểm soát được dịch nhưng công việc rất nhiều, và chúng tôi không được phép lơ là. Suốt từ hôm có dịch đến giờ, tôi cùng anh em trực 24/24 ở cơ quan, chưa lần nào về nhà. Anh em xác định đón Tết ở cơ quan trong không khí phòng chống dịch cao độ, không được phép mất cảnh giác.
Va chạm giữa xe khách và xe máy, 1 người tử vong tại chỗ Chiếc xe ô tô khách lưu thông theo hướng Hà Nội - Hải Phòng thì bất ngờ va chạm với xe máy, hậu quả khiến tài xế tử vong. Hiện trường vụ tai nạn giao thông. Nguồn tin của Pháp luật Plus cho hay, vào khoảng 11h ngày 28/11, tại Km74 900, thuộc địa phận thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành (...