Cụ bà 90 tuổi tiêm vaccine Pfizer
Margaret Keenan, một trong những người đầu tiên tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer, truyền đi thông điệp “tôi ở tuổi 90 và vẫn tiêm vaccine thì bạn cũng có thể”.
Bà Keenan tiêm vaccine tại Bệnh viện Đại học Coventry, lúc 6h31 sáng 8/12. Bà từng là trợ lý tại một cửa hàng trang sức, mới nghỉ hưu cách đây 4 năm. Hiện bà có một con gái, một con trai và 4 người cháu.
“Tôi cảm thấy rất vinh dự khi là người đầu tiên được tiêm vaccine chống Covid-19. Điều này có nghĩa là cuối cùng tôi cũng có thể dành thời gian bên gia đình và bạn bè của mình trong dịp năm mới, sau khi ở riêng gần như cả năm”, bà chia sẻ.
Người tiêm chủng cho bà Keenan là May Parsons, một y tá đến từ Philippines. Cô đã làm việc tại Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) trong 24 năm. Cô chia sẻ: “Những tháng vừa qua thật khó khăn với tất cả chúng tôi, những người làm việc trong NHS. Giờ thì tôi có cảm giác như đây là ánh sáng cuối đường hầm”.
Bà Keenan gửi lời cảm ơn đến May cùng các nhân viên của NHS và gửi đi thông điệp: “Lời khuyên của tôi là hãy dùng vaccine nếu bạn có cơ hội”.
Từ ngày 8/12, Anh khởi động “V-day” (Ngày Vaccine), đánh dấu đợt tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Những người đầu tiên được sử dụng vaccine Covid-19 tại nước này chủ yếu là người già (trên 80 tuổi), nhân viên y tế, những người làm việc trong viện dưỡng lão.
Hilary Morgan, 45 tuổi, một y tá chuyên khoa hồi sức tích cực tại Bệnh viện Hoàng gia Forth Valley của Scotland, đại diện Hiệp hội Y tá, nhận định điều quan trọng là phải tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Bà Margaret Keenan, 90 tuổi, là người đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine Pfizer. Ảnh: NY Times
“Tôi muốn tiêm vaccine để bảo vệ đồng nghiệp, gia đình mình và đặc biệt là các bệnh nhân tôi đang chăm sóc”, cô nói.
Morgan hy vọng sẽ trở thành tấm gương cho người dân cả nước, đặc biệt là các nhóm còn đang nghi ngờ về tính an toàn của vaccine Covid-19, bởi cô hiểu về hậu quả nặng nề mà virus đã gây ra.
John Pollard, 90 tuổi, rất ngạc nhiên khi mình là một trong những người đầu tiên được tiêm vaccine tại Anh.
“Trong những năm qua, tôi đã tiêm đủ thứ vaccine, nhưng chưa từng nghĩ sẽ được tiêm loại này. Tất cả những gì tôi mong muốn là không nhiễm nCoV”, ông nói.
Pollard sống một mình, con gái đã đưa ông đến tiêm chủng tại một bệnh viện gần nhà ở Brighton. Ông dự định sẽ dành thời gian với con gái và gia đình trong mùa Giáng sinh năm nay, đồng thời đặt nhiều hy vọng vào năm 2021.
“Nếu cảm thấy đủ khỏe, tôi có thể du lịch Australia”, John Pollard nói.
Chính quyền Trump bác tin từng từ chối mua thêm vaccine Pfizer
Chính quyền Trump bác thông tin từ chối đề xuất mua thêm vaccine Pfizer hồi tháng 7, khẳng định có đủ vaccine cho toàn bộ người dân Mỹ.
Tờ New York Times ngày 7/12 dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết hãng dược phẩm Pfizer hồi cuối hè đã đề nghị bán thêm vaccine Covid-19 cho chính phủ Mỹ ngoài hợp đồng cung cấp 100 triệu liều được nhất trí trước đó.
Đề xuất này được Pfizer đưa ra khi vaccine do hãng phát triển chưa chứng minh được hiệu quả cao trong thử nghiệm lâm sàng. Các nguồn tin cho hay chính quyền Tổng thống Donald Trump đã từ chối thỏa thuận do Pfizer đưa ra.
Quyết định của chính phủ Mỹ được cho là khiến việc phân phối lô vaccine thứ hai của Pfizer vào Mỹ bị chậm trễ, do hãng dược này phải hoàn tất hợp đồng với các đối tác khác trước.
Tuy nhiên, một quan chức cao cấp trong Chiến dịch Thần tốc, sáng kiến thúc đẩy vaccine Covid-19 của chính quyền Trump, bác bỏ thông tin này. "Chính phủ đang thương thảo với Pfizer", quan chức này nói. "Chúng tôi hoàn toàn tự tin sẽ có đủ vaccine cho toàn bộ những người Mỹ muốn được tiêm trước khi hết quý II năm 2021".
Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 7/12,. Ảnh: AFP.
Quan chức này cho biết theo hợp đồng đặt trước được ký với Pfizer ngày 22/7, chính phủ Mỹ đặt mua 100 triệu liều vaccine với lựa chọn có thể mua thêm. 100 triệu liều này chỉ đủ để tiêm cho 50 triệu người, do mỗi người phải tiêm hai mũi.
Chính phủ Mỹ cũng tiếp tục đàm phán với một số công ty dược phẩm phát triển vaccine Covid-19. Mỹ có thể đặt mua 3 tỷ liều vaccine từ các công ty này, đủ để tiêm nhiều lần cho toàn bộ 331 triệu dân Mỹ.
Trong cuộc họp của nhóm Chiến dịch Thần tốc dự kiến diễn ra tại Nhà Trắng hôm nay, nhóm sẽ đệ trình lên chính quyền Trump kế hoạch phân phối và quản lý vaccine Covid-19. Tuy nhiên, các quan chức trong nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Joe Biden lại không được mời tham dự, dù họ có thể sẽ đóng vai trò chính đối với chương trình tiêm vaccine lớn nhất lịch sử nước Mỹ.
Tổng thống Trump dự kiến ký sắc lệnh hành pháp ưu tiên phân phối vaccine Covid-19 đến người dân Mỹ trước khi chuyển vaccine cho nước khác, một quan chức Nhà Trắng cho biết.
"Ưu tiên của chính phủ và Tổng thống ngay từ ngày đầu là nước Mỹ trên hết. Sắc lệnh hành pháp nhấn mạnh rằng chúng ta cần đảm bảo quyền tiếp cận vaccine Covid-19 miễn phí, an toàn và hiệu quả dành cho mọi người dân Mỹ", quan chức này nói. "Sau khi đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, chính phủ mới cung cấp quyền tiếp cận vaccine cho cộng đồng quốc tế. Đó là những gì chúng tôi đang làm. Sắc lệnh hành pháp sẽ đi kèm những chỉ dẫn dành cho các cơ quan liên quan".
Covid-19 ở Mỹ đang tăng trở lại với số ca mắc và tử vong tăng kỷ lục trong những ngày gần đây. Nước này đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 15 triệu ca nhiễm và 290.000 người thiệt mạng vì Covid-19.
Canada có thể phê duyệt vaccine Covid-19 vào tuần tới Bộ Y tế Canada đã nhận được đơn xin cấp phép vaccine của Pfizer, có thể chấp thuận trong một tuần đến 10 ngày tới. Hôm 3/12, tiến sĩ Supriya Sharma, cố vấn của Bộ Y tế Canada, cho biết: "Hơi khó để xác định chính xác ngày nào vì chúng tôi vẫn đang nhận được thông tin do công ty gửi đến....