Cụ bà 90 tuổi tại Bỉ qua đời sau khi mắc 2 biến thể COVID-19
Các nhà nghiên cứu Bỉ ngày 11-7 cho biết một cụ bà 90 tuổi qua đời sau khi nhiễm cả hai biến thể Alpha và Beta của virus corona.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vắc xin COVID-19 tại thành phố Brussels, Bỉ, tháng 3-2021 – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin AFP, cụ bà 90 tuổi này chưa được tiêm chủng, sống một mình và được chăm sóc y tế tại nhà.
Bà được đưa tới Bệnh viện OLV tại thành phố Aalst của Bỉ hồi tháng 3 và xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Dù mức oxy ban đầu vẫn tốt, tình trạng của bà chuyển biến xấu nhanh chóng và cụ bà đã qua đời 5 ngày sau đó.
Khi phân tích kỹ hơn, các nhân viên y tế phát hiện cụ bà đã nhiễm cả biến thể Alpha của Anh và Beta của Nam Phi.
“Cả hai biến thể này đều đang lây lan tại Bỉ ở thời điểm đó, vì thế nhiều khả năng cụ bà đã lây hai loại virus từ hai người khác nhau. Đáng tiếc là chúng tôi không biết bà bị lây nhiễm như thế nào”, nhà sinh học phân tử Anne Vankeerberghen từ Bệnh viện OLV cho biết.
Bà Vankeerberghen cho rằng việc đánh giá vai trò của việc đồng nhiễm 2 loại virus đối với sự suy giảm sức khỏe nhanh chóng của bệnh nhân là rất khó khăn.
Nghiên cứu do nhóm bà Vankeerberghen thực hiện đã được trình bày trước Hội nghị vi sinh lâm sàng và các bệnh nhiễm trùng châu Âu (ECCMID).
Video đang HOT
Dù ghi nhận trong thông cáo báo chí rằng đây là trường hợp hiếm gặp, bà Vankeerberghen cũng nói thêm rằng “hiện tượng này có lẽ đang bị đánh giá thấp”.
Bình luận về nghiên cứu mới của Bỉ, ông Lawrence Young, một nhà virus học tại Đại học Warwick (Anh), cho biết không có gì đáng ngạc nhiên khi phát hiện một người nhiễm nhiều hơn một chủng virus.
“Nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của các nghiên cứu tiếp theo nhằm xác định xem việc nhiễm nhiều biến thể có ảnh hưởng đến diễn biến lâm sàng của COVID-19 hay không, cũng như liệu điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tiêm chủng hay không”, ông Young nói thêm.
Cụ 90 tuổi nhiễm cùng lúc hai biến thể nCoV
Cụ bà 90 tuổi người Bỉ đã chết vì Covid-19 hồi tháng ba được xác định nhiễm cả biến thể Alpha từ Anh và Beta từ Nam Phi.
Cụ bà chưa tiêm vaccine đã được đưa vào bệnh viện OLV ở thành phố Aalst của Bỉ hồi tháng ba và có kết quả dương tính với nCoV. Ban đầu bà có lượng oxy trong máu tốt nhưng tình trạng xấu đi nhanh chóng và bà qua đời 5 ngày sau đó.
Nhân viên y tế phát hiện ra bà mang cả biến thể Alpha có nguồn gốc từ Anh và biến thể Beta từ Nam Phi. "Cả hai biến thể này đều đang lây lan ở Bỉ vào thời điểm đó, vì vậy có khả năng cụ bà đã nhiễm đồng thời hai biến thể khác nhau từ hai người khác nhau", nhà sinh học phân tử Anne Vankeerberghen từ bệnh viện OLV, người đứng đầu cuộc nghiên cứu về trường hợp này, cho biết.
"Thật không may, chúng tôi không biết bà ấy đã nhiễm virus như thế nào", Vankeerberghen nói và cho biết rất khó để xác định liệu việc nhiễm hai biến thể cùng lúc có là nguyên nhân tình trạng bệnh nhân xấu đi nhanh chóng hay không.
Nghiên cứu chưa được gửi cho tạp chí y khoa để công bố. Nó đang được trình bày tại Hội nghị Châu Âu về Vi sinh vật Lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm.
Vankeerberghen nói trong một thông cáo báo chí rằng "không có trường hợp nhiễm đồng thời tương tự nào từng được công bố", nhưng bà cảnh báo "hiện tượng có lẽ đang chưa được ghi nhận đúng mức" vì hạn chế trong xét nghiệm. Bà kêu gọi tăng cường sử dụng xét nghiệm PCR nhanh để xác định các biến thể.
Hồi tháng một, các nhà khoa học ở Brazil cũng thông báo họ phát hiện hai người nhiễm đồng thời hai biến thể nCoV nhưng nghiên cứu chưa được công bố trên tạp chí khoa học.
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho một cụ ông ở Moskva ngày 7/7. Ảnh: AFP .
Thế giới đã ghi nhận 187.186.134 ca nhiễm nCoV và 4.040.984 ca tử vong, tăng lần lượt 366.547 và 5.965, trong khi 169.387.349 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Nga , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận thêm 752 người chết vì Covid-19, mức tăng ca tử vong cao kỷ lục, nâng tổng số người chết vì Covid-19 tại Nga lên 142.253, cao nhất châu Âu. Đây là lần thứ 7 số ca tử vong một ngày tại Nga chạm mức cao kỷ lục trong vòng 12 ngày qua, trong khi tổng số ca nhiễm nCoV đã vượt 5,75 triệu.
Mới chỉ 18,9 triệu người trong khoảng 146 triệu dân Nga đã tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ. Tại thủ đô Moskva, nơi tình hình nghiêm trọng nhất, con số này là 1,8 triệu trong 12 triệu dân, dù vaccine miễn phí được cung cấp từ tháng 12/2020. Khoảng 54% người Nga không có ý định tiêm chủng, theo một cuộc khảo sát độc lập được thực hiện trong tuần này.
Tốc độ tiêm chủng dần cải thiện sau khi Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin yêu cầu tiêm vaccine đầy đủ cho 60% người lao động trong ngành dịch vụ tính đến giữa tháng 8. Một số khu vực khác tại Nga sau đó ra quyết định tương tự.
Thị trưởng Sobyanin cho biết số người Moskva tiêm ít nhất một liều vaccine dự kiến đạt 3,5 triệu vào cuối tuần này. Ông còn yêu cầu các văn phòng ở thủ đô để 1/3 số nhân viên chưa tiêm chủng làm việc tại nhà, trong khi nhà hàng chỉ được phục vụ những khách đã tiêm chủng hoặc từng nhiễm nCoV trong vòng 6 tháng.
Bất chấp diễn biến dịch phức tạp và sự hoành hành của biến chủng Delta, Điện Kremlin từ chối áp dụng biện pháp tiêm chủng bắt buộc cho mọi đối tượng dân số, cũng không đồng ý tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc.
Hàn Quốc ghi nhận thêm 1.378 ca nhiễm nCoV, ngày thứ ba tăng ca nhiễm kỷ lục, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên 166.722, trong đó 2.038 người đã chết.
Tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc được đánh giá là ít nghiêm trọng hơn nhiều quốc gia công nghiệp, trong đó tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1,22% và số ca diễn biến nặng hiện là 148. Tuy nhiên, tốc độ lây nhiễm hiện nay khiến nhiều chuyên gia cảnh báo số ca nhiễm mới mỗi ngày có thể tăng gấp đôi vào nửa cuối tháng 7.
Biến chủng Delta chiếm 10% số ca nhiễm mới ở Seoul và các vùng lân cận. Phần lớn ca nhiễm mới nằm ở những khu đông dân tại Seoul, đặc biệt phổ biến trong nhóm 20 và 30 tuổi chưa được tiêm vaccine. Người nhiễm trong nhóm tuổi này thường không xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Với tốc độ lây lan hiện nay, đến tháng 8, biến chủng từ Ấn Độ có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh Covid-19 chủ yếu ở Hàn Quốc
Điều này khiến chính phủ Hàn Quốc phải áp dụng tình trạng báo động cấp độ 4 ở thủ đô Seoul và những vùng lân cận từ tuần sau. Đây là mức giãn cách xã hội cao nhất trong chiến thuật kiểm soát dịch Covid-19 tại Hàn Quốc gần hai năm qua. Báo chí nước này nhận định thủ đô Seoul đang sát viễn cảnh phong tỏa hơn bao giờ hết.
Hoạt động hội họp trước 18h hàng ngày không được quá 4 người và sau 18h không được tụ tập quá hai người. Toàn bộ quán bar và địa điểm kinh doanh về đêm phải đóng cửa. Trường học trở lại hình thức giảng dạy trực tuyến toàn diện. Công sở được đề nghị chuyển đổi làm việc từ xa cho ít nhất 30% nhân viên.
Trong khi đó, Singapore là điểm sáng trên thế giới khi không ghi nhận ca nhiễm nCoV cộng đồng mới nào vào ngày 10/7, lần đầu tiên trong gần ba tháng qua.
Bộ Y tế Singapore cho biết toàn bộ 6 ca nhiễm nCoV mới được báo cáo hôm 10/7 đều là người nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm nCoV tại quốc đảo lên 62.684, trong đó 36 trường hợp đã tử vong. Trong số các ca nhiễm mới, ba người được phát hiện ngay khi nhập cảnh, còn lại dương tính với nCoV trong thời gian cách ly.
Bất chấp tình hình diễn biến tích cực, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết nước này sẽ không tái mở cửa trên diện rộng như Anh và Mỹ, nhưng cũng không tiếp cận dè dặt như Australia và Trung Quốc.
Vài tuần gần đây, Singapore đã nhanh chóng mở rộng tiếp cận vaccine Covid-19, cho phép hầu hết những người từ 12 tuổi trở lên tiêm chủng. Kết quả là tỷ lệ tiêm chủng tăng vọt, giúp quốc đảo hiện trở thành một trong những nơi tiêm chủng Covid-19 tốt nhất châu Á, với tỷ lệ người được tiêm một liều nhiều hơn cả New York và London.
Chính phủ Singapore đánh giá tiêm chủng đại trà sẽ là chìa khóa để tái mở cửa, trong thế giới mà Covid-19 dường như không thể bị tiêu diệt, với mục tiêu cuối cùng là có thể kiểm soát đại dịch tương tự bệnh cúm.
Singapore đang trên đà đạt được mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 2/3 dân số vào ngày quốc khánh 9/8. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ong cảnh báo có lẽ không thể đạt được miễn dịch cộng đồng, do xuất hiện ngày càng nhiều biến chủng nCoV lây lan mạnh hơn.
AstraZeneca thử nghiệm vaccine Covid-19 mới AstraZeneca đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai và ba cho vaccine Covid-19 mới với mục tiêu chống lại các biến chủng nCoV. Ngày 6/7, AstraZeneca cho biết vaccine mới tên AZD2816, đang trong giai đoạn thử nghiệm để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của vaccine. Khoảng 2.250 người trưởng thành ở Anh, Nam Phi, Brazil...