Cụ bà 88 tuổi phải ăn phân, cắt tai, làm “nô lệ tình dục” 9 năm
Đó không phải chỉ là lời dọa, chúng dùng phân có nhiều con vật lạ tưới vào người bà – khi ấy còn là một đứa trẻ.
Hình ảnh bà Lê Thị Mùi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ
Mồ côi, lang thang… sống cảnh đời “năm cha ba mẹ”
Bà Lê Thị Mùi (tên thật là Lưu Thị Thấy, 88 tuổi) quê ở xã Hương Hưng, huyện Phong Cốc, tỉnh Quảng Ninh. Bà chia sẻ: “Cuộc đời tôi khổ lắm! Từ bé đã là đứa trẻ mồ côi. Tôi chưa một lần được nhìn mặt mẹ mình mà cũng không biết mẹ tên gì, ở đâu…”. Trong trí nhớ của người con đã 88 tuổi này chỉ còn lưu giữ lại hình ảnh của người bố “mất tích”.
Bà kể lại: “Hồi ấy, tôi còn nhỏ lắm. Gia đình nghèo, bố cho tôi sang làng bên cạnh làm con nuôi. Được một thời gian, chắc bố nhớ quá nên qua đón, đưa tôi đi chơi. Tôi còn nhớ như in, lúc đó hai bố con dừng ở một quán ăn, đang định vào quán. Ai ngờ đâu lúc đó có hai người Nhật khoác tay bố đưa đi. Rồi từ đó, tôi không còn gặp lại bố nữa”.
Lang thang khắp con đường để tìm bố nhưng không thấy. Mất bố quá bất ngờ, bà trở thành một đứa trẻ mồ côi thật sự. Đứa trẻ khi ấy quá bé nhỏ và cũng không có bất kỳ hồi ức nào về họ hàng ruột thịt của mình. Từ ngày hôm đó, bà lâm vào cảnh đời “năm cha ba mẹ”.
Bà bảo không thể nhớ hết là đã đi ở đợ, làm con nuôi, em nuôi của bao nhiêu nhà. Hồi ấy khó khăn, nhiều nhà đối xử với bà không ra gì. Mỗi lần như vậy bà lại trốn đi. Cuộc sống là sự di chuyển và tìm kiếm người tốt. Bà nhớ lại thời gian ấy: “Hồi ấy, tôi đi lang thang nhiều nơi lắm. Sống cùng đủ loại người, và trải qua rất nhiều cảm giác khác nhau”.
Trong trí nhớ của bà Mùi, bà không thể quên được bát cơm chan máu khi sống với người bố nuôi. Bà làm con nuôi của một gia đình ở núi Đèo. Công việc hàng ngày là chăn trâu chăn bò. Một buổi chiều, ông bố giấu bò đi rồi khi cả nhà đang ăn cơm tối, ông bố nuôi có ít ma men vào đã đánh bà hộc máu vào bát cơm. Đau đớn hơn là người bố nuôi đó bắt bà ăn hết bát cơm toàn máu đó. Ăn cơm vừa tanh mùi màu vừa đau lòng. Đêm đó bà lại ra đi, bắt đầu một hành trình mới…
Bà lang thang khắp các làng xóm ở Thủy Đường, Thủy Tú… rồi tìm được những nơi ở mới. Bà sống kiểu tạm bợ như thế qua ngày tháng.
Bị cắt một góc tai
Ở Trung tâm bảo trợ xã hội này, bà Mùi “nổi tiếng” vì bị mất một góc tai. Thấy tôi tò mò về câu chuyện này, bà sờ lên chiếc tai bị cắt rồi nói: “Tai của tôi cũng bị chính bố nuôi cắt đấy. Nghĩ lại mà đến giờ vẫn còn thấy đau đớn”. Bà kể, bà về nhà một người địa chủ ở, làm công việc chăn bò. Một hôm, trâu ăn lúa lại nằm đầm xuống ruộng. Lúc về, bà bị chính ông địa chủ đó cắt tai. Bà vẫn nhớ như in lời nói của ông ta: “Hôm nay, mày để trâu nó như thế, tao sẽ xin miếng tai uống rượu”. Trời lạnh, bà không nghĩ bị cắt tai thật. Chỉ khi máu chảy xuống người bà mới biết… Trốn nhưng không được, bà phải nhịn đói, ngủ ngoài cây rơm.
Một đêm, bà trốn vào nhà ăn cơm. Bị bắt gặp, chúng tra tấn bà bằng cách bắt ăn cơm không. Bà ăn đến mức không thể ăn được nữa. Bà van xin nhưng chúng dọa: “Không ăn hết đống cơm này tao cho mày ăn phân”.
Video đang HOT
Đó không phải chỉ là lời dọa, chúng dùng phân có nhiều con vật lạ tưới vào người bà – khi ấy còn là một đứa trẻ. Bà kể lại: “Kinh khủng lắm, những con đó nó cứ bò khắp người. Sau đó, chúng ép tôi ăn phân người. Những quãng thời gian đó, cả đời tôi chưa vao giờ quên”.
Bà đã sống những ngày tháng lang thang, ăn nhờ ở đậu như thế… Cho đến một ngày được người chị nuôi tên là Nguyễn Thị Bé ép lấy chồng Tây.
Với bà Mùi, cuộc sống ở Trung tâm bảo trợ xã hội là một may mắn đối với số phận của bà…
Lấy chồng và cơn ác mộng tình dục
Bà nói: “Ngày trước, tôi từng làm công nhân đường sắt. Làm nhiều đường lắm… Rồi do sức khỏe yếu tôi về nhà ở với anh chị nuôi. Nhưng ai ngờ đâu, bà chị nuôi lại nhất quyết muốn tôi đi lấy chồng. Không còn cách nào khác tôi đành phải nghe theo”.
Bà Mùi bảo bà bị lừa lên tận nông trường ở Ba Vì (nay là huyện Ba Vì – Hà Nội). Bị ép buộc nên bà chấp nhận lấy ông Tây. Đám cưới tổ chức đơn giản. Buổi sáng, mọi người ra hội trường nói vài câu là thành vợ chồng. Lấy ông Tây là bắt đầu quãng thời gian đen tối khác.
Ông chồng bà có nhu cầu về tình dục rất cao. Bà kể lại: “Ông ý đòi hỏi nhiều lắm! Tôi đi làm về mệt, không đồng ý là ngay lập tức ông ý đánh đập không ra gì”. Chuyện máu của bà đổ trên giường là chuyện bình thường.
Đêm nào cũng như đêm nào, ông chồng cũng tỉnh dậy đòi hỏi… Bà khóc và thấy thương cho thân phận người vợ của mình. Bởi làm vợ nhưng dường như bà đang trở thành trò tiêu khiển và chỉ để phục vụ nhu cầu tình dục của chồng.
Bà có thai được ba tháng, quá sợ chồng nên bà bỏ về Hải Phòng. Không hiểu sao chồng bà lại tìm thấy và bắt bà về. Bà làm đơn ly hôn nhưng tòa không chấp nhận, phải trở về sống với chồng. Bà lại tiếp tục bị hành hạ như thế. Ông chồng của bà có tính hay ghen nên nhiều khi bà bị đánh đập oan. Bà bảo, có hôm ông ý đi làm nhưng lại trốn việc về rình xem bà có làm gì linh tinh không.
Có thai nhưng bà cũng không thể kiêng được vì ông ý liên tục đòi hỏi. Vì như thế mà đứa con đầu của bà không được nằm trong bụng mẹ đủ tháng đủ ngày. Hơn 7 tháng, bà sinh đứa con đầu lòng mà nước mắt cứ chảy ra. Cũng may mắn là con bà không sao.
Sống với nhau được ba đứa con. Bà đặt tên con là Bình, Đường, Chiến. Bà chia sẻ: “Sống với chồng được 9 năm thì chồng bị ốm trong 4 năm. Chồng bà bị sơ gan cổ chướng. Ông ấy cứ đi hết các bệnh viện này đến bệnh viện khác”.
Không có chồng bên cạnh nữa, bà sống và chăm chút cho những đứa con của mình.
Tuổi già trong trung tâm bảo trợ xã hội
Chồng mất, bà cùng ba con chuyển lên sống ở khu tự lập của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ. Khó khăn nhiều nhưng ba mẹ con vẫn cùng nhau vượt qua được.
Bà mới mất đi người con tên Đường. Nỗi đau của kẻ đầu bạc tiễn kể đầu xanh…, bà nói: “Mình sống đến tuổi này rồi vẫn khỏe nhưng con trai lại bệnh tật. Nó đi, tôi thấy đau lòng lắm!”.
Đến nay, bà vẫn chọn sống ở Trung tâm bảo trợ xã hội. Nhiều người thắc mắc sao bà không về ở với con cháu nhưng bà không nói gì. Với bà, căn phòng ở Trung tâm là mái ấm và đây là sự may mắn trong cuộc đời lang thang và cực khổ của bà.
Bà bảo: “Cũng muốn ở với con lắm nhưng tôi đã thử rồi, không thể sống được. Mình sống với con trai nhưng còn con dâu. Nhiều chuyện phức tạp, người già hay chạnh lòng, tự ái. Sống như thế buồn lắm!”.
Đã hơn 40 năm sống ở Trung tâm bảo trợ xã hội, với bà, cuộc sống ở đây là một may mắn đối với số phận…
Theo xahoi
Đắng lòng chữ "hiếu" thời hiện đại
Hắt hủi, ruồng rẫy, bạo hành... với người già hiện đang tồn tại phổ biến, báo động sự xuống cấp của đạo đức và rạn nứt truyền thống gia đình.
Ông Ngô Vi N bị con gái đẩy ra vỉa hè "phơi nắng" hơn 10 tiếng đồng hồ
Hiện nay, tình trạng người già bị ngược đãi xảy ra ngày càng nhiều. Đây là nỗi buồn trong xã hội hiện đại. Nhiều đứa con bất hiếu đã thẳng tay đuổi bố mẹ già ra khỏi nhà, thậm chí đánh đập dã man người đã mang nặng đẻ đau... vì coi họ là gánh nặng. Người già không nơi nương tựa phải vào trung tâm dưỡng lão, lang thang tạo ra một áp lực lớn cho công tác an sinh xã hội.
Lắm con nhiều cháu, cuối đời vẫn không nơi nương tựa
Thời gian gần đây, cư dân mạng rất bất bình về vụ việc cụ Ngô Vi N, 87 tuổi ở Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội) bị chính con gái và cháu rể trải chiếu đặt ra vỉa hè, đuổi cụ ra khỏi nhà. Cụ bị phơi nắng hơn 10h đồng hồ, trước sự phẫn nộ và bức xúc của dư luận và sự tham gia của chính quyền, cụ mới được con gái và cháu rể đưa về căn nhà cũ ở phố Chùa Bộc. Ở tuổi 87, lẽ ra cụ N phải được các con cháu chăm sóc, nhưng ngược lại, họ đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng đẩy cụ ra ngoài đường. Đây là một thực tế về sự tha hóa đạo đức, ngược đãi với người sinh thành của những kẻ làm con, làm cháu. Thời xưa, bất hiếu với cha mẹ bị coi trọng tội nhưng khi xã hội ngày càng phát triển thì việc hiếu đễ đối với cha mẹ đang bị xem nhẹ, nhất là với lối sống thực dụng của giới trẻ.
Cũng vào đầu năm 2012 vừa qua, tại thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội xôn xao câu chuyện ông Nguyễn Văn Q và bà Nguyễn Thị C bị con trai đuổi ra khỏi nhà. Cả cuộc đời, ông bà đã vất vả lăn lộn mưu sinh để nuôi 7 đứa con trưởng thành. Khi các con khôn lớn, vì không muốn làm phiền con cái nên ông bà sống độc lập. Và khi công việc không được thuận lợi, ông bà mới tìm về ở với người con cả. Nhưng rồi cuộc sống chung cũng không kéo dài được bao lâu, ông bà đành chuyển đến nhà người con trai thứ ba để ở. Ở đây, ông bà đã dồn hết những khoản tiền chắt chiu đưa cho con trai xây nhà. Và một việc không ai ngờ tới, đó là khi khánh thành nhà thì cũng là lúc ông bà bị con trai... đuổi ra khỏi nhà. Quá cay đắng, ông bà đành dọn đến một căn nhà ở gần đình làng sống. Bà C mắt mờ, chân chậm không làm được việc gì, ông Q đi bắt tôm cá bán lấy tiền sống qua ngày trước sự thờ ơ của các con.
Những câu chuyện nhói lòng này không hiếm găp ở khắp các tỉnh thành từ đô thị đến nông thôn. Gần đây, một loạt các câu chuyện thương tâm khi bố mẹ bị con cái phó mặc hoàn toàn cho người giúp việc chăm sóc và không mảy may quan tâm, thậm chí cho đến lúc chết. Hiện trạng này như một tiếng chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức trầm trọng của con người trong xã hội hiện đại.
Hiện tượng người già bị con cái biệt lập nơi ở vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ là rất nhiều. Hiện nay, chưa có một cơ quan chức năng nào thống kê được trong 10% dân số là người cao tuổi (khoảng 8,5 triệu người) có bao nhiêu người bị con cháu ngược đãi. Nhưng 70% trong số họ không có tích lũy về tài chính, và có tới 95% thường xuyên bị mắc bệnh tật.
Trước khi tham mưu cho Quốc hội xây dựng Luật Người cao tuổi Việt Nam, Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam đã có một cuộc khảo sát thực trạng bạo lực gia đình ở một số tỉnh miền Nam. Kết quả rất đau lòng có tới 90% số người cao tuổi được hỏi cho biết đã từng bị con cháu bỏ rơi và không được chăm sóc, 50% người già bị con cái nhốt trong nhà. Và theo nhiều thống kê khác thì các con số về bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Đây là một thực trạng đáng báo động.
Mai một chữ "hiếu" thời hiện đại?
Nói về căn nguyên của hiện trạng ngược đãi người già hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa (trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, bất luận trong hoàn cảnh nào, người già cũng cần được tôn trọng và bảo vệ. Con cái ngược đãi, vứt bỏ cha mẹ già là hành vi không thể chấp nhận được. PGS.TS Kim Hoa phân tích: "Người già với trẻ con là một. Họ muốn được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn. Đặc điểm tâm lí của người già là rất hay tủi thân. Sức khỏe yếu, ăn uống khó khăn, vị thế gia đình giảm sút..., tất cả khiến người già có cảm giác "bất lực" với cuộc sống và các mối quan hệ trong gia đình của chính mình". Vì vây, cuộc sống của người già vui sướng hay đau khổ cũng phụ thuộc vào con cháu. PGS.TS Kim Hoa chia sẻ: "Xã hội không có quyền đối xử tệ bạc và bất công với người già. Những người con, người cháu lại càng không được phép thờ ơ, vô cảm với chính những đấng sinh thành ra mình...".
Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam thì hành vi đẩy cha mẹ ra khỏi nhà có dấu hiệu của tội ngược đãi cha mẹ theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự (BLHS)å, còn hành vi trốn tránh trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ cũng đã vi phạm vào Điều152 BLHS quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng...
Tuy vào tính chất, mức độ của từng trường hợp mà việc ngược đãi, hành hạ cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những trường hợp như ngược đãi bố mẹ, gây thương tích, tùy vào từng mức độ nặng, nhẹ sẽ bị khởi tố và có thể bị phạt tù. Nhưng người Việt Nam xưa nay luôn muốn giữ gìn thể diện của mình, của con, vì xấu hổ nên thường chọn giải pháp "đóng cửa bảo nhau", cam phận khi bị con cái hắt hủi, ngược đãi. Chỉ khi nào hậu quả xảy ra quá nghiêm trọng, bị dư luận xã hội lên án thì nạn nhân mới kêu cứu. Khi những đứa con "bất trị" bị pháp luật xử lý, lúc đó vấn đề ngược đãi người già mới được mọi người quan tâm và biết rõ mức độ hiện trạng thực của nó.
Cùng trao đổi vấn đề này với PV, TS. Nguyễn Thị Tố Quyên (phó trưởng khoa Xã hội học, Học Viện báo chí và tuyên truyền) cho biết: "Không xã hội nào coi việc ngược đãi, tàn ác với cha mẹ là bình thường". Việc con cái thiếu trách nhiệm, ruồng rẫy, hắt hủi cha mẹ khi về già hoặc lúc bị đau ốm, bệnh tật là điều không thể chấp nhận được. Dư luận bức xúc, phẫn nộ bởi hành vi đó đã đi ngược lại chuẩn mực đạo đức xã hội, trái luân thường đạo lý. TS. Tố Quyên khẳng định: "Việc ngược đãi cha mẹ là vi phạm đến đạo lý làm con, làm người của ngàn đời xưa để lại".
Phân tích hành vi đẩy cha già ra vỉa hè của người con gái ruột, ông Ngô Vi Nhân, TS. Tố Quyên bức xúc: "Hành vi đó không chỉ đáng bị lên án, khinh bỉ mà còn để lại những hậu quả vô cùng xấu với xã hội". TS. Tố Quyên nhấn mạnh, dưới góc độ xã hội học, hành vi con cái ngược đãi, ruồng rẫy cha mẹ già không còn là chuyện của một cá nhân, hoàn cảnh của một gia đình đơn lẻ mà là một hiện tượng xã hội. Hiện tượng này nếu không được điều chỉnh sẽ để lại những hệ lụy xã hội như hình thành những nhận thức lầm lạc, những ứng xử thiếu văn hóa, những hành vi vô nhân đạo... Và hậu quả lớn hơn là cả một thế hệ "tương lai của đất nước" cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bà dẫn chứng một câu nói của một nhà khoa học: "Trẻ em không nghe người lớn nói gì nhưng chúng sẽ mở căng mắt ra nhìn xem người lớn làm gì và chúng sẽ làm theo...". Và một cảnh báo là, nếu chúng ta có hành vi bạc đãi với cha mẹ sinh thành thì cũng đừng hi vọng khi về già sẽ được con cái báo hiếu.
TS Quyên nhắc đến câu chuyện "cái gáo dừa sứt" của trẻ em, như một ví dụ điển hình cho luật nhân quả. Bà Quyên nhận định: "Việc tạo nên dư luận xã hội để phản đối các hành vi bất hiếu của con cái là rất cần thiết". Với những trường hợp bất hiếu không nên dừng ở việc lên án, phê phán mà cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh".
Theo xahoi
Người cha bắt con lột trần, ăn phân bỗng sụt sùi khóc Ngày 27/3, Tòa án Nhân dân huyện Tứ Kỳ đã tuyên phạt mức án 21 tháng tù giam đối với hành vi độc ác, mất nhân tính của người cha bắt con đẻ cởi truồng, ăn phân... Sụt sùi khóc Nguyễn Văn Ngữ (sinh năm 1970, ở Mỗ Đoạn, Kỳ Sơn, Tứ Kỳ) là đối tượng "cộm cán" ở địa phương, đã có...