Cụ bà 82 tuổi bị phỏng nặng lúc nấu ăn được cứu sống ngoạn mục
Cụ bà 82 tuổi bị phỏng nặng do tai nạn trong lúc nấu ăn dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng nặng vừa được cho xuất viện sau 40 ngày điều trị với 5 lần mổ cắt lọc hoại tử, ghép da.
Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân bị phỏng đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ngày 9/9, TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa cứu sống thành công cụ bà 82 tuổi bị phỏng rất nặng. Trước đây, với những trường hợp người già bị phỏng nặng như vậy thì khả năng cứu sống gần như không có.
Theo đó, cụ bà 82 tuổi, quê Bình Định chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 29/7, trong tình trạng bị phỏng vùng lưng, mông, chân và 2 tay, với tỉ lệ thương tích 34% ở độ 2-3 và 20% độ 3. Bệnh nhân bị phỏng dầu do tai nạn trong lúc nấu ăn, vết thương đã hoại tử và nhiễm trùng nặng sau 10 ngày gặp nạn.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa của Bệnh viện đã phối hợp vừa điều trị vừa tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.
Bác sĩ Hiệp chia sẻ trường hợp cụ bà bị phỏng nặng.
Sau 40 ngày điều trị, trải qua 5 lần phẫu thuật gồm 2 lần cắt lọc vùng hoại tử, 3 lần ghép da, bệnh nhân đã hồi phục, ăn uống, tiếp xúc tốt, có thể đi lại tốt và được bác sĩ cho xuất viện về nhà vào sáng 9/9.
Theo bác sĩ Hiệp, điều khó khăn và băn khoăn nhất của các sĩ khi điều trị cho cụ bà là khi ghép da. Bởi bệnh nhân đã ngoài 80 tuổi với vết thương rất lớn và nếu lấy da của bệnh nhân để ghép thì sẽ gây thêm tổn thương cho bệnh nhân.
“Hai phương án được đưa ra là lấy da của bệnh nhân hoặc lấy da của người con trai bệnh nhân. Sau khi phân tích nhiều yếu tố từ kinh tế gia đình, sức khỏe bệnh nhân… các bác sĩ quyết định lấy da của bệnh nhân để ghép. May mắn trải qua 3 lần ghép da bệnh nhân đã có tiến triển tốt, sức khỏe hồi phục”, bác sĩ Hiệp chia sẻ.
Cụ bà được cứu sống và xuất viện về nhà vào ngày 9/9.
Video đang HOT
Bác sĩ Hiệp cho biết, trước đây, đối với những trường hợp bệnh nhân lớn tuổi và bị phỏng nặng như vậy, khả năng cứu sống gần như bằng 0, đặc biệt là bệnh nhân có bệnh nền cao huyết áp thì mức độ nguy hiểm càng cao.
Bên cạnh đó, bác sĩ Hiệp cũng khuyến cáo, với các trường hợp bị phỏng do dầu ăn, lửa hay nước sôi thì người thân cần làm mát vùng bị bỏng bằng nước ở nhiệt độ khoảng 25 độ C. Sau đó đưa bệnh nhân cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
WHO khuyến cáo: Đi chợ, rửa rau, giặt đồ trong mùa COVID-19, cần thực hiện đúng để bảo vệ gia đình khỏi sự lây lan của virus
WHO nhắc nhở người dân cần thực hiện một số việc dưới đây khi đi chợ, nấu ăn, rửa rau, giặt đồ... trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn tiếp diễn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COVID-19 là một căn bệnh truyền nhiễm do một chủng virus corona mới gây ra, được gọi là SARS-CoV-2 (trước đây được gọi tạm thời là 2019-nCoV). Bệnh lần đầu được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn văng ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra. Những giọt bắn này quá nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí và nhanh chóng rơi xuống sàn nhà hoặc các bề mặt. Vì vậy, mọi người có thể nhiễm bệnh nếu hít phải virus nếu đang ở gần người nhiễm COVID-19 hoặc chạm vào bề mặt có virus, rồi lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.
Bên cạnh một số khuyến cáo chung về việc đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, chủ động theo dõi triệu chứng của cơ thể... thì WHO cũng nhắc nhở người dân cần thực hiện một số việc dưới đây khi đi chợ, nấu ăn, rửa rau, giặt đồ... trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn tiếp diễn.
1. Khi đi mua hàng ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị
- Khi bạn đến các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị, hãy duy trì khoảng cách giữa bạn và người khác. Vì sao? Vì khi ai đó ho, hắt hơi hoặc nói, họ có thể phun các giọt bắn nhỏ từ mũi hoặc miệng họ, các giọt bắn này có thể chứa virus.
Hãy duy trì khoảng cách ít nhất 1m giữa bạn và người khác khi đi mua sắm tại siêu thị.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
- Nếu có thể, hãy vệ sinh tay cầm xe đẩy hàng hoặc giỏ hàng trước khi sử dụng.
- Ngay khi về nhà, hãy rửa tay sạch bằng xà phòng, rửa tay thêm một lần nữa sau khi cất thực phẩm.
2. Khi đi chợ mua thực phẩm
- Đảm bảo rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi chạm tay trực tiếp vào động vật tươi sống hoặc các sản phẩm làm từ thịt động vật.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.
- Tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc các loại thịt động vật hư hỏng.
- Tuyệt đối không đến gần động vật hoang, ví dụ chó mèo đi lạc, động vật gặm nhấm, chim, dơi... và không tiếp xúc với khu vực chứa rác, chất thải ở chợ.
- Theo WHO, đến nay vẫn chưa có bằng chứng khẳng định COVID-19 có thể lan truyền qua tiền xu hay tiền mặt. Tuy nhiên, các giọt bắn của người bệnh có thể bám dính và tồn tại trên bề mặt của tiền. Mọi người nên rửa tay sau mỗi lần chạm tay vào tiền xu, tiền mặt.
3. Khi rửa hoa quả, rau củ
- Trước khi rửa rau củ hay hoa quả, cần đảm bảo tay bạn đã được rửa sạch bằng xà phòng.
- Rửa sạch rau củ, hoa quả bằng nước sạch, đặc biệt là khi bạn ăn sống.
Rửa ray củ đúng cách mùa dịch COVID-19 cũng rất quan trọng.
4. Khi nấu ăn
- Dùng bộ dao và thớt riêng cho loại thịt sống và thịt chín.
- Rửa tay giữa mỗi lần chuyển đổi giữa việc chạm vào thực phẩm sống và thực phẩm chín. - Không được ăn thịt của những động vật chết vì bệnh.
- Tại những vùng đang có dịch, toàn bộ thực phẩm có nguồn gốc động vật phải được nấu chín kỹ và sơ chế đúng cách.
5. Khi giặt đồ
*Nếu trong nhà không có người nghi nhiễm COVID-19:
- WHO cho biết, bạn vẫn có thể giặt quần áo, khăn mặt... của gia đình như thường lệ bằng bột giặt hoặc xà phòng. Không cần sử dụng máy giặt, máy sấy hoặc nước nóng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần nhớ là: Sau khi đồ đã khô, hãy đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi xử lý và cất giữ quần áo, khăn tắm và khăn trải giường.
Quần áo, khăn tắm, khăn trải giường của người nghi nhiễm hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 cần được giặt riêng.
* Nếu trong nhà có người nghi nhiễm, nhiễm COVID-19?
- Quần áo, khăn tắm, khăn trải giường của người nghi nhiễm hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 cần được giặt riêng. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng găng tay dày trước khi giặt chúng.
- Để riêng quần áo bẩn của người nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 vào một chiếc thùng hoặc giỏ nhựa riêng để tiện kiểm soát và vệ sinh.
- Khử trùng đồ vải bằng cách giặt quần áo bằng máy giặt với xà phòng nhiệt độ nước 60-90 độ C. Ngoài ra, bạn có thể ngâm quần áo trong nước nóng với xà phòng. Nếu không có nước nóng, bạn có thể ngâm đồ trong nước chứa 0,05% clo trong khoảng 30 phút. Cuối cùng xả lại bằng nước sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Đừng quên rửa sạch tay sau bằng xà phòng sau khi thực hiện xong.
Ba điều cần nhớ khi nấu ăn để phòng tránh COVID-19 Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch COVID-19, người dân cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm trước và trong khi chế biến thức ăn. Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, tính đến 15 g ngày 30-7 có 459 người mắc, 0 tử vong. Hiện nay trên thế giới...