Cụ bà 80 tuổi nhặt ve chai sống một mình gây sốt với câu chuyện nuôi chó bằng nước yến
Mặc dù cuộc sống khó khăn, phải đi nhặt ve chai kiếm sống nhưng bà Sáu vẫn bỏ rơi chú chó nhỏ của mình.
Thậm chí, mỗi khi có người cho quà, bà đều mang về cho chú chó cưng ăn.
Mới đây, trên mạng xã hội bất ngờ “đào” lại đoạn clip từng được ghi hình cách đây 2 năm về hoàn cảnh của một cụ bà gần 80 tuổi. Năm 2020, đoạn clip được đăng tải trên kênh Nhân Chứng Channel thu hút hơn 200.000 lượt xem. Chủ nhân đoạn clip sau khi nghe kể về hoàn cảnh của cụ bà này đã nhanh chóng tìm đến để giúp đỡ.
Bà Sáu nhặt ve chai kiếm sống mỗi ngày
Được biết, cụ bà thường được gọi là bà Sáu (SN 1943) hiện đang sống tại Khánh Hòa. Mặc dù đã U80 nhưng bà Sáu chỉ sống lẻ loi trong căn nhà đơn sơ, xập xệ cùng một chú chó tên gọi Bina. Mỗi ngày, bà Sáu thức sớm đi nhặt ve chai khắp các cung đường trong khu vực nên muốn tìm được tung tích của bà rất khó khăn.
Căn nhà xập xệ chỉ có bà Sáu sống cùng chú chó tên Bina
Sau khi liên lạc được nhân vật, chủ nhân đoạn clip đã được bà Sáu dắt về nhà để trò chuyện. Căn nhà của bà Sáu không lớn, chỉ được đắp xi măng thô sơ, theo thời gian, căn nhà ngày càng xuống cấp nhưng vẫn là nơi che mưa trú nắng cho bà và chú chó cưng.
Bà Sáu chia sẻ các con của bà đều đã cưới chồng, cưới vợ và đi làm xa nên hiện tại bà chỉ sống một mình. Khi được hỏi liệu có bao giờ cảm thấy cô đơn, bà Sáu vui vẻ tiết lộ may mắn bà còn có Bina – chú chó cưng của bà bên cạnh nên vẫn rất ấm áp. Bà Sáu vô cùng yêu quý Bina, bà liên tục kể những câu chuyện về chú chó của mình cho mọi người.
Mỗi khi được cho nước yến, bà Sáu đều mang về cho Bina uống
Mặc dù nghèo khổ nhưng bà chưa bao giờ để chó cưng của mình chịu cảnh đói rét. Bà Sáu là người ăn chay trường và sống cần kiệm nhưng bà sẵn sàng mua cơm với cá thịt cho Bina ăn. Thậm chí, mỗi khi được chính quyền hay mạnh thường quân hỗ trợ phát quà, bà đều lấy nước yến cho Bina uống. Tình cảm của bà dành cho chú chó của mình khiến mọi người có mặt đều không khỏi kinh ngạc, khâm phục.
Video đang HOT
Mỗi ngày bà Sáu ra đường nhặt ve chai thì sẽ để Bina ở nhà trông chừng. Trong lúc lang thang khắp nơi, nếu bắt gặp những món đồ chơi xinh đẹp, bà Sáu sẽ nhặt về cho Bina. Chú chó cũng tỏ ra rất yêu thương và nghe lời chủ, khi gặp người lạ, Bina ngoan ngoãn rúc vào trong lòng của bà Sáu.
Chủ nhân đoạn clip trêu chọc, hỏi bà nếu có người trả 50 triệu để mua Bina thì bà Sáu có bán không. Bà Sáu thẳng thắn trả lời không bán vì bà xem chú chó như con trai của mình, bầu bạn bên bà mỗi ngày.
Bà Sáu khẳng định dù có cả bao nhiêu tiền cũng không bán Bina vì bà xem Bina như con trai của mình
Được biết, tuy tuổi đã cao nhưng bà Sáu vẫn còn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Ngoài căn bệnh lãng tai của người già thì bà Sáu vẫn đi đứng nhanh nhẹn. Thậm chí, khi chủ nhân đoạn clip cho biết có mạnh thường quân liên hệ nói muốn góp tiền sửa sang nhà cửa, bà Sáu lập tức nói mình có thể giúp đỡ bằng cách trộn hồ.
Khán giả cảm phục trước tình cảm của bà Sáu và chú chó Bina
Câu chuyện của bà Sáu nhặt ve chai sống cùng chú chó cưng từng khiến cộng đồng mạng chú ý. Sau khi được chia sẻ lại, đoạn clip của bà Sáu lần nữa gây sốt trên diễn đàn mạng. Mọi người để lại bình luận cảm phục trước tình cảm của bà Sáu với chú chó cưng: “Ước gì ai cũng thương cún như bà vậy”, “Nhìn bà gầy gò nhưng Bina thì béo ú mà thương quá”, “Mình nghĩ chú chó cũng rất quý bà”, “Nhìn Bina nó béo kìa, thế này ai dám bảo là chó của bà lão nhặt ve chai”, “Ai yêu quý động vật thì đều dễ thương cả”…
"Cụ ông thiên thần" suốt 4.000 đêm đi nhặt ve chai giúp học sinh nghèo
Có những người lớn lên từ nghèo khó nên họ vô cùng trân trọng từng cơ hội được học tập, được trau dồi kiến thức.
Đặc biệt, đối với những người cùng cảnh ngộ, họ luôn dành một sự quan tâm và đồng cảm sâu sắc. Ông Vương Tâm Sâm, 91 tuổi đến từ Trung Quốc cũng từng có một tuổi thơ nghèo khó, ông thấu hiểu tầm quan trọng của việc học nên đã dành cả đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và quyết dành những ngày tháng còn lại để thắp sáng cho những cuộc đời tối tăm.
Cụ ông 91 tuổi nhặt ve chai mỗi đêm. (Ảnh: GMW)
Hình ảnh một cụ ông tuổi đã cao, lưng còng, đi lại khó nhọc nhưng vẫn mặc áo mưa đi lục từng chiếc thùng rác vào buổi đêm có lẽ đã quen thuộc với những người dân sống tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), mọi người còn đặt biệt danh và gọi ông Vương là "cụ ông thiên thần". Vì dựa vào việc nhặt phế liệu vào buổi đêm như vậy mà "cụ ông thiên thần" đã nuôi dưỡng và giúp 7 người con nuôi vào đại học và hoàn thành chương trình học.
Mọi người gọi ông Vương là "cụ ông thiên thần". (Ảnh: Hàng Châu Nhật Báo)
Ông Vương luôn có một tinh thần vô cùng lạc quan. (Ảnh: Baijiahao)
Hàng Châu Nhật Báo đưa tin, ông Vương Tâm Sâm là một giảng viên đại học nổi tiếng đã về hưu. Chẳng kể mưa gió, trong suốt 11 năm qua, ngoại trừ 2 tuần nghỉ ngơi sau ca phẫu thuật tim ông Vương ngày nào cũng đi khắp các con ngõ, nhặt từng chai lọ, hộp carton từ 21h và lóc cóc trở về lúc 3-4h sáng cùng chiếc xe ba bánh.
Ông cũng nhất quyết không đi nhặt ve chai vào ban ngày, không phải vì xấu hổ mà chỉ là không muốn tranh giành bát cớm với những số phận kém may mắn khác, bởi họ cần nó hơn ông. Số chai lọ mà ông Vương nhặt thường bán được 70-80 nghìn đồng mỗi đêm. Một tháng ông kiếm thêm được tầm 1,5 triệu đồng.
Mỗi đêm ông đều cùng người bạn đồng hành là chiếc xe 3 bánh đi khắp các đường phố nhặt ve chai. (Ảnh: Baijiahao)
Số tiền trên thực sự là không nhiều, ông Vương còn trích cả một phần lương hưu của mình mỗi tháng để giúp cho các em học sinh nghèo. Nhiều người từng khó hiểu và hỏi ông tại sao cứ làm khổ bản thân như vậy, ông lão có nụ cười hiền lại từ tốn giải thích: "Tôi đã quá già để có thể làm những công việc khác. Việc nhặt ve chai nhựa vừa giúp bảo vệ môi trường cho quốc gia, vừa giúp tôi có chút tiền để cho những cháu học sinh nghèo".
Thậm chí chính người nhà cũng từng khuyên ông ngừng nhặt rác, nhưng ông đã dần thuyết phục được họ. Những đứa trẻ nhận được sự giúp đỡ của ông cụ luôn được dạy dỗ, khuyên bảo rằng: "Các con chỉ cần học tập thật chăm chỉ, đừng lo về học phí".
Ông cảm thấy mình bỏ chút sức nhưng việc làm của mình giúp được nhiều người. (Ảnh: Baijiahao)
Ông Vương vốn cũng trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn và cơ cực. Khi ông Vương mới 7 tuổi, mẹ ông khuất núi sớm vì bệnh tật, ít lâu sau bố của ông cũng từ giã cõi đời. Gia đình nghèo khó, nhìn các bạn được đi học ông cũng khao khát vô cùng. Mãi đến năm 11 tuổi ông Vương mới được cắp sách đến trường nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Chính vì vậy ông đã vô cùng trân trọng cơ hội ấy, cố gắng học tập.
"Cụ ông thiên thần" từng trải qua một tuổi thơ thiếu thốn và khó khăn. (Ảnh: Baidu)
Chính từ những trải nghiệm trong tuổi thơ đã khiến ông có một trái tim, thương cảm đối với những cô cậu học trò khó khăn. Ông tâm sự rằng: "Bởi vì tôi đã từng phải dầm mưa, tôi biết nó lạnh lẽo thế nào nên giờ đây tôi muốn mình sẽ là người cầm ô che cho người khác. Muốn giúp đỡ người khác thì phải dùng tấm lòng chân thành".
11 năm qua là 4.000 đêm không ngủ để kiên trì công việc nhặt rác. Đạp xe không được thì ông gồng hết sức, khi không đạp được lên dốc thì ông xuống dắt bộ, cố gắng hết sức để giúp đỡ những số phận còn khó khăn, cố nâng niu những ước mơ hoài bão cho thế hệ tương lai.
Hơn 4.000 đêm không ngủ nhưng ông vui vì điều ấy. (Ảnh: Baidu)
Trên con đường nhặt ve chai giúp học sinh nghèo ấy, ông Vương không hề cô đơn. Bởi chính việc làm cảm động của ông đã chạm đến trái tim của nhiều người. Có những người chủ quán ăn, nhà hàng luôn sẵn sàng xếp gọn các thùng carton rồi cả chai lọ để ông tiện đến lấy, nhưng người hàng xóm thì để lại lon nước giải khát rồi gửi cho ông, còn có cả những người hào phóng quyên góp cho các em học sinh,..
Điều đáng mừng hơn cả là chính những học sinh được ông Vương giúp đỡ sau khi thành công đã quay lại lan tỏa giá trị tốt đẹp, giúp đỡ, tiếp sức cho các hoàn cảnh khó khăn khác được đến trường.
Các chủ nhà hàng luôn để dành thùng carton và chai lọ cho "cụ ông thiên thần". (Ảnh: Baidu)
Những học sinh được ông giúp đỡ cũng lan toả các giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. (Ảnh: Baidu)
Có thể thấy, ở tuổi 91, cụ ông Vương Tâm Sâm vẫn không ngừng nỗ lực mỗi ngày để viết tiếp câu chuyện của cuộc đời mình bằng những điều tốt đẹp và việc làm ý nghĩa giúp cho cộng đồng.
Trời lạnh, cụ ông vẫn đưa bà đi làm tóc rồi kiên nhẫn chờ Nhiều cụ ông, cụ bà dù tuổi đã xế chiều nhưng vẫn cực kỳ tình cảm và hạnh phúc. Họ luôn đồng hành, dành cho đối phương những cử chỉ yêu thương, trân trọng nhất. Cụ bà được chồng đưa đi làm tóc. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.D) Cụ ông đưa cụ bà đi làm tóc dù trời giá buốt Mới...