Cụ bà 80 tuổi bỗng dưng nhận được gần 9 tỷ từ người phụ nữ lạ mặt
Nhiều người bỗng dưng nhận được thư của các công ty săn thừa kế thông báo rằng cuộc đời họ sẽ sang trang mới.
Bà Margaret (phải) – người được nhận tài sản thừa kế lên tới gần 9 tỷ đồng.
Nhận được lá thư thông báo về một khối tài sản lớn dành cho mình, bà Margaret Abbotts tới từ London, Anh đã nghĩ rằng đó là một trò lừa đảo và suýt nữa ném nó vào thùng rác.
Nhưng khi đọc kỹ hơn, bà thấy nó đề cập đến người chị gái cùng cha khác mẹ mà bà chưa từng gặp – Mary Major. Bức thư giải thích rằng bà Mary đã qua đời 2 năm trước mà không để lại di chúc.
Mary là một người phụ nữ không có con cái. Điều đó có nghĩa là bà Margaret, 80 tuổi sẽ là người thân được hưởng toàn bộ số tài sản của bà Mary một cách hợp pháp.
Bà gọi lại cho số điện thoại ghi trong bức thư cùng sự bàng hoàng và bà phát hiện mình được thừa kế hơn 300.000 bảng Anh (gần 9 tỷ đồng).
Bà Margaret – người có 4 đứa con – chia sẻ: ‘Tôi không thể tin được. Tôi chưa bao giờ tiếp xúc với một số tiền lớn như vậy. Tôi thậm chí còn không biết cách viết những con số ấy’.
Bức thư làm thay đổi cuộc đời bà Margaret được gửi từ một công ty săn thừa kế chuyên nghiệp có tên là Finders International.
Đây là một trong số nhiều công ty đang nở rộ ở Anh làm công việc đi tìm những người thừa kế thất lạc – giống như một chương trình truyền hình nổi tiếng của BBC có tên ‘Những kẻ săn thừa kế’.
Video đang HOT
Bà Margaret (giữa) và ông Danny Curran (phải) tới từ công ty săn thừa kế Finders International
Phóng viên của tờ The Daily Mail đã tới văn phòng của công ty này ở Hoxton, Đông London để gặp gỡ người sáng lập ra nó – Danny Curran – để tìm hiểu về cách mà doanh nghiệp này vận hành.
Số liệu chính thức cho biết, chỉ riêng năm ngoái có gần 2.000 người chết mà không để lại di chúc – tăng 16% so với năm 2017. Trong những trường hợp này, bất cứ khoản tiền, bất động sản hay tài sản nào cũng sẽ thuộc về những người thân của họ theo thứ tự thừa kế được quy định.
Theo luật, những tài sản này sẽ được để lại cho hàng thừa kế thứ nhất là vợ/ chồng, sau đó là con cái, cha mẹ, anh chị em…
Chính quyền địa phương và bệnh viện sẽ là những đơn vị theo dõi các hàng thừa kế này. Nếu họ không thể tìm được những người thân còn sống của người chết thì tài sản sẽ được chuyển lại cho Chính phủ Anh dưới dạng tài sản không chủ sở hữu.
Chỉ tính riêng năm ngoái, Chính phủ đã thu nhận được 12,2 triệu bảng Anh tài sản thừa kế không chủ sở hữu, nhưng 8 triệu bảng trong số đó sau đó đã được chuyển lại cho những người thân trong gia đình họ.
Hiện tại, có khoảng 8.600 bất động sản được liệt kê trên website của Chính phủ Anh không có chủ sở hữu, tuy nhiên bạn không thể biết nó trị giá bao nhiêu tiền.
Trong một số trường hợp, rất khó để tìm ra những người thân còn sống của người để lại tài sản thừa kế. Họ có thể bị mất liên lạc hoặc thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của người thân mình.
Với những trường hợp này, một số chính quyền địa phương, bệnh viện và luật sư sẽ thuê các công ty như Finders International giúp tìm kiếm người thừa kế. Và họ sẽ nhận được tiền công được trích từ khoản thừa kế này.
Ông Curran cho biết, việc đầu tiên mà đội ngũ của ông phải làm là kiểm tra xem người chết có sở hữu bất động sản nào không bằng cách kiểm tra thông tin ở Cơ quan Đăng ký nhà đất.
Sau đó, ông thuê các cảnh sát đã nghỉ hưu thu thập thông tin. Họ có thể gõ cửa nhà hàng xóm, nói chuyện với các cửa hàng ở địa phương xem người này đã sống ở địa phương được bao lâu và họ có người thân không.
Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, giấy khai tử có thể được tìm thấy trên các website về lịch sử gia đình như Ancestry. Một số người thừa kế được tìm ra chỉ trong vòng 1 ngày, trong khi những số khác thì mất hàng năm.
Trong một số trường hợp, Finders International có thể nhận hoa hồng lên tới 30% tài sản thừa kế. Trong trường hợp của bà Margaret, họ được nhận 15%.
Bà Margaret – hiện làm việc trong phòng tin tức của kênh BBC World cho biết, bố bà còn có một người con gái hơn bà 19 tuổi từ cuộc hôn nhân đầu tiên. Nhưng ông đã cưới mẹ bà khi con gái đầu mới được 10 tháng tuổi và bà cũng chưa từng gặp người chị cùng cha khác mẹ. Bà không biết bà Mary đã qua đời vào năm 2005 ở Cambridgeshire.
Hiện tại, bằng số tài sản thừa kế từ người chị gái, bà Margaret đã có một cuộc sống thoải mái hơn. Bà đã trả hết số nợ thế chấp, có tiền đi du lịch, thậm chí còn có tiền cho con cái. Bà cũng dùng nó để thuê một người chăm sóc riêng cho mình.
‘Số tiền sẽ giúp tôi cuộc sống về già, nhưng tôi ước gì được gặp chị tôi vì tôi cũng không có anh chị em nào cả’ – bà nói.
(Theo Daily Mail)
Hai thanh niên bị bắt vì ăn thịt sóc sống phản đối chủ nghĩa ăn chay
Hai thanh niên ủng hộ ăn thịt đã bị phạt sau khi cố tình ăn thịt sóc sống còn nguyên lông trước một quầy hàng chay ở Soho, London, Anh.
Deonisy Khlebnikov 22 tuổi và Gatis Lagzdins 29 tuổi ở London đã quay phim cảnh ăn thịt sóc sống trước một quầy hàng chay ở phố Rupert, thủ đô London, Anh. Dù liên tục được yêu cầu dừng hành động ăn thịt sống do có trẻ em chứng kiến và bị kích động, hai người đàn ông vẫn tiếp tục hành động của mình.
Chân dung hai thanh niên ăn thịt sóc sống ở London. Ảnh: Independent
Trong phiên tòa tại Tòa án Thành phố London, cả hai đã bị kết tội có hành vi gây mất trật tự. Hành động của họ được cho là có thể kích động bạo lực hoặc gây tổn thương đến người khác, dù hai người này đã lên tiếng phủ nhận.
Trên kênh Youtube của Lagzdins có tên "sv3rige", người đàn ông này đã đăng tải video của anh ta và người bạn Khlebnikov ăn thịt sóc sống với tựa đề: "Bị bỏ tù vì ăn thịt ở chợ đồ chay Soho".
Trong đoạn video, một người đứng xem hỏi anh ta tại sao lại ăn thịt sống, Lagzdins đã trả lời: "Nếu nấu lên thì sẽ mất hết dinh dưỡng".
Cảnh sát đã có mặt và yêu cầu hai người đàn ông dừng việc ăn thịt sống lại. Sau cuộc nói chuyện dài với cảnh sát, cuối cùng hai người đã bị còng tay và đưa về đồn trong khi những thành viên khác của nhóm hét lên: "Chúng tôi hoàn toàn được phép ăn thịt".
Bà Natalie Clines từ Phòng Công tố Hoàng gia cho biết: "Deonisy Khlebnikov và Gatis Lagzdins đã tuyên bố họ chống lại chủ nghĩa thuần chay và đang nâng cao nhận thức của mọi người về sự nguy hiểm của việc không ăn thịt bằng việc ăn thịt sóc công khai. Tuy nhiên việc ăn thịt sống bên ngoài quầy hàng đồ chay đã gây khó chịu cho nhiều người, bao gồm cả việc gây kích động trẻ em".
Khlebikov đã bị phạt 200 bảng Anh cộng thêm các chi phí liên quan. Lagzdins, vắng mặt trong phiên xét xử, bị phạt 400 bảng Anh kèm phụ phí.
Đây không phải lần đầu tiên Lagzdins thực hiện những kế hoạch kinh khủng tương tự. Người đàn ông này cho rằng việc ăn chay là "sự tàn ác đối với con người", và luôn đặt câu hỏi cho giá trị dinh dưỡng mà việc ăn chay mang lại.
Theo tri thức trẻ
Đu càng máy bay hơn 6000km, người đàn ông rệu rã "đáp" xuống sân bay lớn nhất nước Anh và định cư luôn ở đó 23 năm Chàng thanh niên đi lậu vé lúc ấy đã bị hạ thân nhiệt trầm trọng, mất dần ý thức do thiếu oxy và bắt đầu không thể cử động. Tại bệnh viện, các bác sĩ nhìn thoáng qua cũng đoán được tình trạng "lành ít dữ nhiều" nhưng nạn nhân đã sống sót kì diệu. Ngày 30/6 mới đây, cả thế giới sửng...