Cụ bà 77 tuổi suýt nguy kịch vì vỡ túi phình động mạch não
Đang đi khám sức khỏe tổng quát, cụ bà 77 tuổi đột ngột đau đầu dữ dội, huyết áp tăng cao.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết vừa cấp cứu và điều trị thành công cho bà P.T.S (77 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TPHCM) bị xuất huyết não do vỡ túi phình động mạch não bằng phương pháp can thiệp nội mạch.
Theo thông tin từ người nhà, bà S. được người nhà đưa đi khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Đang khám, bà đột ngột đau đầu dữ dội, huyết áp tăng cao 220/120mmHg và được khẩn cấp đưa xuống phòng cấp cứu. Tại đây, các BS khám, cho làm xét nghiệm, chụp CT Scan sọ não có bơm thuốc cản quang, phát hiện bà S. bị xuất huyết dưới nhện nghi do vỡ túi phình động mạch não.
Các bác sĩ tiến hành hội chẩn chuyên khoa và tư vấn gia đình đây là một trường hợp cần phải xử trí cấp cứu bít túi phình để ngăn chặn xuất huyết não tiếp diễn có nguy cơ dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Video đang HOT
Ngay sau đó, bà S. được các bác sĩ tiến hành chụp mạch máu não, phát hiện túi phình động mạch cảnh trong bên trái kích thước 3,5×3cm, ekip can thiệp quyết định xử trí bằng phương pháp thả coil (vật liệu gây bít túi phình) và sau đó đặt 1 stent để chẹn cổ túi phình.
Sau can thiệp, người bệnh phục hồi tri giác tốt, đánh giá lại qua CT Scan sọ não sau 24h cho thấy ngưng ra máu hoàn toàn trong não. Sau 3 ngày theo dõi và điều trị, sức khỏe bệnh nhân phục hồi gần như hoàn toàn.
ThS.BS Phan Quốc Dũng, Đơn vị đột quỵ – can thiệp thần kinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết: “Đây là một trường hợp khó, túi phình nằm ở vị trí động mạch cảnh trong phức tạp, cổ túi phình lớn. Do vậy, sau khi đặt coil chúng tôi buộc phải đặt stent chèn cổ túi phình cho người bệnh. Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi đã tính toán rất kỹ cũng như giải thích mỗi tình huống cho gia đình người bệnh. Bởi vì người bệnh khá lớn tuổi, lại mắc nhiều bệnh kèm phức tạp: Tăng huyết áp, Block AV độ III đã đặt máy tạo nhịp… làm tăng nguy cơ khi can thiệp. Rất may mắn, ca can thiệp đã thành công”.
Theo các chuyên gia, triệu chứng xuất huyết dưới nhện là tình trạng ra máu vào khoang dưới nhện của não. Đây là một thể thường gặp trong các bệnh mạch máu não, chiếm tỷ lệ từ 5-7% và là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong trong các bệnh lý liên quan đến mạch máu não.
BS Dũng khuyến cáo, khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng đột quỵ nói chung, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp “dân gian” như chích máu, bấm huyệt, lay giật người bệnh… làm mất đi “thời gian vàng” để kịp thời cứu chữa người bệnh.
Theo infonet
Cụ ông 72 tuổi bị đột qụy liệt nửa người được cứu sống kịp thời
Ngày 9/7, đại diện bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa thực hiện thành công ca can thiệp hút huyết khối điều trị đột qụy và sau đó đặt stent động mạch cảnh trong để tránh tái phát nguy cơ đột qụy cho cụ ông 72 tuổi.
Theo đó, người bệnh là ông N.V.N, 72 tuổi, TP.HCM, nhập viện cấp cứu trong tình trạng tê vùng mặt, nói đớ, méo miệng và liệt nửa người bên trái. Người bệnh nhanh chóng được khám, khởi động quy trình đột qụy (Code Stroke) đối với bệnh nhân đột qụy nhập viện trong "thời gian vàng".
Kết quả chụp CTA (CT Scan sọ não có bơm thuốc cản quang) và MRA (MRI sọ não có bơm thuốc cản từ) thấy bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh trong phải. Bệnh nhân nhanh chóng được các bác sĩ chuyên khoa Đột quỵ dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (rtPA) và sau đó chuyển phòng can thiệp DSA (hệ thống chụp mạch máu số hóa) để chụp mạch máu não, nong bóng động mạch cảnh trong và hút huyết khối từ động mạch não giữa bên phải.
Ngay sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo, phục hồi tri giác và vận động gần như hoàn toàn. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân nói chuyện, đi đứng, ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, trên hình ảnh cho thấy, bệnh nhân vẫn còn hẹp khoảng 50-60% lòng động mạch cảnh trong bên phải do xơ vữa.
Bệnh nhân được bác sĩ cấp cứu kịp thời. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Nhận thấy tình trạng ông N. có nguy cơ tái phát đột qụy, sau 2 tuần điều trị bằng thuốc, ông N. được các bác sĩ chỉ định nong và đặt stent động mạch cảnh trong bên phải.
Bệnh nhân được gây mê, dưới hệ thống máy DSA, toàn bộ hệ mạch máu đầu cổ của bệnh nhân được chụp lại, đánh giá kích thước, vị trị chỗ hẹp và sau đó được đặt hệ thống bảo vệ đầu xạ SpiderFx trước khi được đặt stent và nong bóng động mạch cảnh trong.
Phương pháp này giúp giải quyết được tình trạng hẹp động mạch cảnh gây nguy cơ thuyên tắc mạch máu và giảm nguy cơ đột qụy, nhồi máu não thậm chí tử vong có thể xảy ra sau này. Sau can thiệp, bệnh nhân được theo dõi 48h tại bệnh viện và ra viện trong tình trạng sức khỏe tốt, trở về lại sinh hoạt bình thường.
ThS.BS Phan Quốc Dũng, thuộc ekip đã trực tiếp thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân chia sẻ: "Trường hợp ông N. rất may mắn, đến bệnh viện trong khoảng "thời gian vàng" sau đột quỵ não. Do vậy, bệnh nhân được thực hiện đầy đủ tất cả các phương pháp can thiệp đột qụy hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm: dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, can thiệp hút huyết khối đường động mạch, và sau cùng là đặt stent động mạch cảnh trong để tránh tái phát đột qụy".
Bác sĩ Dũng cho biết thêm, đối tượng dễ mắc bệnh hẹp động mạch cảnh là những người cao tuổi, đặc biệt thường gặp hơn ở người có hút thuốc lá, có yếu tố nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.. Tuy nhiên, hầu hết người bị hẹp động mạch cảnh không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi mức độ hẹp của động mạch trở nên trầm trọng.
Các bác sĩ bệnh viện Hoàn Mĩ Sài Gòn cho biết, những cơn đột qụy nhẹ này thường xảy ra khi một vùng não bị thiếu nguồn cung cấp máu trong một thời gian ngắn.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi gặp các triệu chứng như: yếu hoặc tê một bên mặt hoặc tay, chân, chóng mặt, nó đớ hoặc không thể nói chuyện,... người dân nên đến ngay các bệnh viện thuộc mạng lưới Đột qụy để được thăm khám kịp thời.
Theo nguoiduatin
Ai có nguy cơ đột quỵ khi tập gym? Thời gian gần đây, các trường hợp tập luyện bị chấn thương nặng, dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt đột quỵ,... không còn là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tập luyện sai cách, không phù hợp với sức khỏe. Vậy nên tập luyện thế nào để phòng ngừa đột quỵ?...