Cụ bà 75 tuổi chuyển vào viện dưỡng lão mới biết: Người có tiền chưa chắc sống hạnh phúc bằng người bình thường
Chuyển đến viện dưỡng lão mới phát hiện cuộc sống của một người trong những năm cuối đời có hạnh phúc hay không không phải do tiền bạc quyết định.
Câu chuyện dưới đây được chia sẻ trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự).
Bà Ngô 75 tuổi nói rằng kể từ khi vào viện dưỡng lão, bà phát hiện ở nơi này người già có tiền còn khổ tâm trăm bề hơn cả người không có điều kiện kinh tế. Tại sao lại như vậy?
Bà Ngô kể:
Năm nay tôi đã 75 tuổi. Tháng 2 năm ngoái, ông nhà đi trước một bước sau cơn đột quỵ. Khi còn sống, ông thường xuyên nấu ăn cho tôi. Ông mất rồi, nhà cửa lạnh tanh, cơm canh không còn ngon miệng. Tôi đã nghĩ ở viện dưỡng lão có đồ ăn thức uống, có những người bạn già khác nên tôi quyết định sống thử.
Lương hưu hàng tháng và khoản tiết kiệm đủ để tôi trang trải cuộc sống trong viện dưỡng lão. Tôi nói với các con về suy nghĩ của mình, chúng rất ủng hộ.
Các con đã giúp tôi chọn một viện dưỡng lão tầm trung với cơ sở vật chất khá tốt. Viện dưỡng lão tổng cộng có năm tầng, trong tòa nhà có thang máy, phòng chơi cờ, phòng sinh hoạt đa chức năng, có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí.
Tôi có thể chọn ở phòng đơn, nhưng vẫn ở phòng 4 người. Tôi là một bà già không muốn cô đơn, không thích sống trong một căn phòng đơn độc.
Chúng tôi ở chung phòng khá cởi mở và vui vẻ. Trong đó bà Lưu và bà Lý có điều kiện kinh tế khá đủ đầy vì thời trẻ biết cách kinh doanh. Nhưng người còn lại là bà Trương thì không được tốt cho lắm.
Tôi vốn nghĩ rằng nếu bà Lưu và bà Lý giàu có như vậy, cuộc sống sau này phải hạnh phúc hơn nhiều so với tôi và bà Trương. Tuy nhiên, thời gian sống trong viện dưỡng lão, tôi phát hiện bản thân đã sai.
Mặc dù bà Lưu giàu có, nhưng điều này đã trở thành trở ngại lớn nhất để an hưởng tuổi già. Bà Lưu có ba đứa con, nhưng họ đã không tiếc tình máu mủ ruột già mà đấu đá lẫn nhau để tranh giành tài sản.
Bà Lưu còn chưa qua đời mà các con buộc mẹ phải lập di chúc. Thế nhưng bà biết, dù chia tài sản thế nào thì các con vẫn không hài lòng.
Video đang HOT
Để trốn tránh, bà Lưu nghĩ đến việc đến viện dưỡng lão, đồng thời cũng chọn phòng 4 người, vì trong phòng còn có người khác, con cái cũng không làm ầm ĩ.
Mặc dù cách làm này đã ngăn những cuộc cãi vã xảy ra, nhưng khi đến thăm bà Lưu trong viện dưỡng lão, họ không có gì để nói ngoại trừ việc yêu cầu lập di chúc. Bà Lưu cảm thấy buồn vô cùng vì bản thân không có một chút giá trị nào khác ngoài tài sản. Mỗi lần các con vào thăm, bà đều tránh mặt, mong chúng đừng bao giờ đến. Đến hiện tại vẫn duy trì tình trạng giằng co, không có kết quả.
Mặc dù bà Lý cũng rất giàu có, nhưng cuộc sống còn tồi tệ hơn bà Lưu. Sau khi chồng qua đời, bà Lý tìm được một người chồng thứ hai và sống với nhau hơn 10 năm.
Lúc đầu, khi bà Lý tái hôn, những đứa con không hề phản đối. Tuy nhiên, một năm trước, con trai của chồng thứ hai mắc bệnh hiểm nghèo, chi phí điều trị rất cao, phần lớn đều phải đi vay mượn. Chồng thứ hai đã khóc và cầu xin bà Lý giúp đỡ trả nợ.
Bà Lý vốn dĩ không định nói cho con cái chuyện này, trong lòng biết rất rõ, nếu biết chuyện chúng nhất định sẽ không bỏ qua.
Thế nhưng giấy không gói được lửa, chuyện gì đến cũng sẽ đến. Vì chuyện này mà cả gia đình xào xáo suốt một thời gian dài. Chồng thứ hai của bà Lý cũng cảm thấy có lỗi nên quyết định trả lại số tiền mà bà Lý đã hỗ trợ ông trước đó.
Song các con không chịu buông tha, thậm chí còn muốn mẹ giao sổ tiết kiệm cho họ quản lý vì sợ “tài sản vào tay người khác”.
Bà Lý không muốn giao sổ tiết kiệm, nên các con cứ ba ngày lại chạy đến nhà để gây rối. Không còn lựa chọn nào khác, bà chỉ đành “trốn” trong viện dưỡng lão.
Tuy nhiên, điều mà bà không bao giờ ngờ tới là con cái không cho đi chỉ vì sống trong viện dưỡng lão thật lãng phí tiền bạc trong khi bản thân có nhà cửa đàng hoàng. Nếu bà Lý kiên quyết không về, họ sẽ bán nhà và chia tiền.
Mâu thuẫn lớn đến mức cả gia đình còn kiện nhau ra tòa. Nghĩ đến chuyện này, bà Lý chỉ biết thở dài, cho rằng mình đã không biết dạy con.
So với những gì đã xảy ra với bà Lưu và bà Lý, bà Trương và tôi đã sống nhẹ nhõm hơn trong viện dưỡng lão. Căn nhà tôi ở và tài sản hiện tại cũng chẳng đáng là bao. Do đó, tôi cũng không sợ các con bắt tôi lập di chúc và đấu đá lẫn nhau. Mỗi lần con đến thăm, chúng mang theo những món ăn ngon và đối xử với tôi rất tốt.
Con trai của bà Trương cũng rất hiếu thảo. Mỗi lần tôi đến thăm mẹ, cậu đều mang rất nhiều trái cây để chia cho chúng tôi.
Sau khi chồng qua đời, bà Trương cũng già đi, sống một mình trong căn nhà thực sự rất cô đơn nên bà đã chuyển đến viện dưỡng lão, thậm chí còn quyết định nhắm mắt xuôi tay tại đây.
Đôi khi, khi bà Lưu và bà Lý không ở trong phòng, tôi và bà Trương nói đùa với nhau, nói rằng may mắn là chúng ta không mấy giàu có, nếu không cũng khổ tâm như hai người kia.
Sau khi chuyển đến viện dưỡng lão, tôi phát hiện cuộc sống của một người trong những năm cuối đời có hạnh phúc hay không không phải do tiền bạc quyết định. Dù có nhiều của cải đến đâu mà gia đình không hòa thuận, con cái không hiếu thuận thì tuổi già cũng khó an vui.
Giận chồng bỏ về nhà ngoại, nhận cuộc gọi từ cô em chồng tôi quyết định ly hôn luôn
Nói thật, chúng tôi mới kết hôn được 1 năm, giờ ly hôn tôi cũng không đành lòng, nhưng chuyện nọ xọ chuyện kia tôi mệt mỏi quá rồi.
25 tuổi tôi lấy chồng và cuộc hôn nhân này mới kéo dài được 1 năm. Về chồng tôi, anh hơn tôi 2 tuổi, đẹp trai, tài giỏi, lại tốt bụng. Trong quãng thời gian yêu đương, anh chiều chuộng tôi như công chúa khiến tôi vô cùng hạnh phúc.
Sau 2 năm hẹn hò, chúng tôi tiến đến hôn nhân. Song, hạnh phúc chẳng tày gang, mới một năm nên vợ nên chồng thôi nhưng tôi đã phát hiện anh ngoại tình với đồng nghiệp nữ ở công ty khiến tôi vô cùng suy sụp. Khi chất vấn, anh lại đổ tại tôi quá mạnh mẽ, cứng cỏi khiến anh không cảm nhận được sự ấm áp và hơi ấm tình yêu như thuở ban đầu.
Tuy nhiên chồng cũng nói anh chỉ muốn vui chơi qua đường chứ không có ý định ly hôn, xin tôi tha thứ để tiếp tục cuộc hôn nhân này. Quá đau đớn vì bị chồng phản bội, tôi thu dọn hành lý về nhà mẹ đẻ ở tạm vài ngày để tĩnh tâm suy nghĩ lại.
Nói thật, chúng tôi mới kết hôn được 1 năm, giờ ly hôn tôi cũng không đành lòng. Thế nhưng vừa về tới nhà mẹ đẻ, tôi liền nhận được cuộc gọi từ cô em chồng và tôi đã quyết định ly hôn luôn.
- Chị dâu à, sao hôm nay mùng 5 rồi mà chị chưa gửi tiền sinh hoạt phí cho em? Chị mau mau chuyển tiền đi, quá tận mấy ngày rồi, chị muốn em chết đói à? Chị làm chị cái kiểu gì vậy? Tháng này chị đưa thêm 1 triệu là 4 triệu nhé, em nói qua mẹ rồi. Giờ cái gì cũng đắt đỏ, em cũng cần thêm tiền để giao lưu bạn bè nữa.
Tôi vừa về tới nhà ngoại thì em gái chồng gọi điện tới đòi tiền. (Ảnh minh họa)
Tôi cười lạnh trả lời:
- Em đi hỏi anh trai em đi nhé. Chị và anh em ly hôn rồi, chị không có trách nhiệm phải gửi tiền cho em nữa, em đi mà đòi anh em.
Nói xong, tôi cúp máy luôn. Cô em chồng gọi điện liên tục tôi chẳng buồn nghe nữa. Với tôi, thế là quá đủ rồi.
Chẳng là sau chồng tôi còn có một cô em gái, vì gia cảnh nghèo khó, bố mẹ không kiếm được mấy đồng nên chồng tôi đã nuôi em học đại học. Khi mới kết hôn, em chồng đang học năm thứ 3 đại học, tính ra bây giờ sắp ra trường rồi.
Sau khi cưới, tôi cùng chồng lo chi phí sinh hoạt, tiền học phí cho em gái anh. Ban đầu tôi chẳng nề hà, so đo tính toán làm gì nhưng chính thái độ của em chồng khiến tôi dần dần cảm thấy rất khó chịu.
Tôi là chị dâu chứ không phải chị ruột, nói thẳng ra tôi chu cấp sinh hoạt phí cho cô hoàn toàn là vì chồng, chứ tôi và em chẳng hề thân thiết. Nhưng mỗi lần tôi gửi tiền, chỉ cần chậm 1-2 ngày thôi là em sẽ giãy nảy lên như đỉa phải vôi, hết nhắn tin, gọi điện trách móc chị dâu rồi lại mách với bố mẹ chồng khiến tôi bị khiển trách mấy lần.
Vợ chồng tôi thu nhập không nhiều, cả hai vợ chồng làm chỉ khoảng 20-25 triệu/tháng. Trả tiền thuê nhà, biếu bố mẹ một ít, chi tiêu sinh hoạt rồi gửi tiền cho em gái, đôi khi phát sinh hiếu hỉ nữa là hai vợ chồng chẳng dư được đồng nào. Công ty đôi khi cũng gửi trễ lương chứ có đúng ngày đâu nên gửi tiền muộn cho em là điều khó tránh khỏi.
Nhiều lần nói chồng góp ý với em gái cách chi tiêu hay làm thêm, anh đều bênh em gái chằm chặp. (Ảnh minh họa)
Sau vài lần bị em chồng trách, tôi nói thẳng với chồng để anh góp ý với em. Nhưng anh lại vô cùng bênh và chiều chuộng em gái, căn bản không nghe lọt lời tôi nói. Hai vợ chồng vì chuyện này mà cãi nhau không ít lần.
- Tại sao em ích kỷ vậy? Tại sao em không hiểu cho anh? Anh là niềm hi vọng của gia đình, em gái anh còn nhỏ, bố mẹ không có thu nhập, anh không giúp em gái thì ai giúp nó?
Đồng nghĩa anh em máu mủ ruột rà phải giúp đỡ lẫn nhau, trước nay tôi có phản đối chuyện anh chu cấp cho em gái đâu, chỉ là tôi muốn anh góp ý về cách cư xử và chi tiêu của em sao cho đúng mực, hợp lý thôi mà. Em nói chuyện với tôi bằng giọng điệu cửa trên thì chớ, đã vậy thi thoảng dăm ngày nửa tháng lại hỏi thêm tiền dù đầu tháng tôi đã đưa đủ. Cứ thế này vợ chồng tôi sao trụ nổi, chúng tôi cũng cần tích lũy để sinh con, mua nhà nữa chứ.
Mà tôi thấy, sinh viên bây giờ đi làm thêm đầy ra, sao cô không đi làm để kiếm thêm thu nhập đỡ đần gia đình và tích lũy thêm kinh nghiệm chứ? Mỗi lần góp ý như vậy, chồng đều bênh "em ấy còn nhỏ, sao làm được" nghe tôi chẳng buồn cãi lại nữa.
Chuyện nọ xọ chuyện kia khiến tôi mệt mỏi vô cùng. Chồng phản bội, em chồng không tôn trọng chị dâu mà chồng lại chỉ biết lo nghĩ cho gia đình anh, cứ mãi thế này chắc tôi sẽ phát điên ra mất. Đau ngắn hơn đau dài, tôi ly hôn.
Nghe kế hoạch nghỉ lễ của nhà chồng mà tôi toát mồ hôi vì sợ 5 ngày lễ là để nghỉ ngơi, thư giãn, song nhà chồng lại lên kế hoạch khiến tôi bủn rủn tay chân khi nghĩ đến. Ảnh minh họa Vì làm kế toán trưởng ở công ty nước ngoài nên công việc của tôi rất áp lực. Làm 8 tiếng ở công ty, tôi còn hay nhận việc về làm thêm để kiếm thêm...