Cụ bà 67 tuổi bỗng dưng bụng to như mang thai 9 tháng
Mới đây, các bác sĩ BVĐK huyện Bắc Mê, Hà Giang đã phẫu thuật khối u buồng trứng cho bà Mã Thị L, 67 tuổi.
Bụng của bệnh nhân to như phụ nữ mang thai 9 tháng – Ảnh: BVCC
Bà L. quê ở Bản Tắn, xã Yên Phong, huyện Bắc Mê, Hà Giang, gia đình hoàn cảnh khó khăn. 4 tháng trở lại đây thấy bụng to nhanh, vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường; không thấy đau nên bà L. cũng không đi khám ở đâu.
Mấy hôm trước, con gái bà L. về thăm nhà, thấy bụng mẹ mình to như người đang có thai 9 tháng nên đã đưa cụ xuống Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê khám kiểm tra.
Bác sĩ siêu âm và bà L. chẩn đoán là khối u buồng trứng. Sáng nay, 24/9, các bác sĩ đã mổ khối u buồng trứng cho bà L.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung – Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê ca mổ diễn ra trong buổi sáng nay, trong và sau mổ thuận lợi. Bà L. bị khối u buồng trứng phải, nặng 3700gr.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo người dân trên địa bàn hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Theo infonet
Cảnh báo: Ăn thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh, một mẹ bầu 29 tuần đã mất con, một người đàn ông phải cắt 70cm ruột
Vào tối ngày 3/6, chị Huyền ăn thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh và cảm thấy cơ thể khó chịu.
Chị Huyền (34 tuổi) sống tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc và đang mang thai bé thứ hai ở tuần thứ 29. Vào tối ngày 3/6, chị Huyền ăn thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh và cảm thấy cơ thể khó chịu.
Chị Huyền bắt đầu có biểu hiện sốt, buồn nôn, đau bụng và được người nhà nhanh chóng đưa đến khám tại bệnh viện Shaanxi Provincial Peoples Hospital. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị Huyền nhiễm khuẩn listeria monocytogenes. Bác sĩ Trần Sĩ nhận thấy bệnh tình của sản phụ nguy cấp, cần được tiêm thuốc kháng sinh liều cao để điều trị. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc kháng sinh trong thai kỳ có thể tác động tiêu cực đối với thai nhi. Người nhà sản phụ đã bàn bạc với bác sĩ Trần Sĩ và đi đến kết luận là đình chỉ thai nghén, tập trung điều trị cho sản phụ.
Kết quả xét nghiệm cho thấy sản phụ nhiễm trùng ối, dây rốn của thai nhi tử vong cũng nhiễm khuẩn listeria monocytogenes. Nguyên nhân sản phụ nhiễm khuẩn được xác định là do ăn thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh.
Vi khuẩn listeria monocytogenes có thể sống sót 1 năm trong môi trường có nhiệt độ -2 độ C. Nó chủ yếu sinh sôi trong thịt sống, rau củ, trái cây ướp lạnh, các chế phẩm từ sữa hoặc thức ăn chưa được nấu chín. Vi khuẩn listeria monocytogenes được gọi là "sát thủ tủ lạnh", những thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh hơn 5 ngày đều có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria monocytogenes.
Cũng vì ăn thức ăn để trong tủ lạnh qua đêm, năm 2018, theo thông tin từ trang Apply Daily, một người đàn ông tên Trương, 70 tuổi sống ở thành phố Tương Hương, Hồ Nam, Trung Quốc, đã bị đau bụng. Ông được đưa đến bệnh viện địa phương vào sáng hôm sau và được chẩn đoán bị viêm ruột hoại tử (NEC) - tình trạng một phần ruột bị thối. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt bỏ 70cm ruột non đã bắt đầu hoại tử, sau đó họ tái tạo lại nó cho ông. Các bác sĩ tin rằng nguyên nhân của sự cố đáng sợ này là bởi ông đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn từ miếng dưa hấu đã ăn.
Các bác sĩ nhắc nhở mọi người rằng đừng nghĩ rằng cứ cất giữ thức ăn trong tủ lạnh là an toàn, điều quan trọng là thực phẩm phải được lưu trữ đúng thức ăn trong tủ lạnh cách để bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn.
Chỉ dùng màng bọc thực phẩm để che đậy thức ăn trong tủ lạnh thôi thì chưa đủ, tốt nhất, nên để riêng thực phẩm sống và chín để tránh vi khuẩn lây lan từ món này sang món khác, dẫn đến vi khuẩn tăng trưởng nhanh hơn.
Ngoài ra, bác sĩ Trần Sĩ cho biết: "Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu nên khả năng nhiễm vi khuẩn listeria monocytogenes sẽ cao gấp 20 lần so với người bình thường. Vi khuẩn listeria monocytogenes từ mẹ truyền sang thai nhi thông qua dây rốn sẽ gây ra tình trạng sẩy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc thai chết ngay sau khi sinh. Trẻ sinh non phải đối mặt với nguy cơ suy hô hấp, xuất huyết não và những căn bệnh nghiêm trọng khác".
Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú trọng trong vấn đề ăn uống, nên ăn thực phẩm đã nấu chín, tránh ăn thực phẩm để qua đêm trong tủ lạnh và cần dọn vệ sinh tủ lạnh định kỳ. Thông thường, người bình thường nhiễm khuẩn listeria monocytogenes có tỉ lệ phát bệnh chỉ khoảng 1/100.000 trường hợp. Nhưng sản phụ có hệ miễn dịch yếu, sau khi nhiễm khuẩn sẽ gây ra tình trạng sẩy thai, thai chết lưu.
Thai nhi nhiễm khuẩn listeria monocytogenes trong thời gian dài, sau khi chào đời sẽ đối mặt với nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, bại liệt, mù mắt, bệnh tim, bệnh thận và những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Theo Topick/afamily
Mang thai tuần 6: Bé yêu chỉ bằng hạt đậu nhưng tim đập nhanh gấp đôi bạn! Quả thật là một điều kì diệu đúng không nào? Bé con đã phát triển vượt bậc so với tuần trước rồi, ở tuần thai kỳ thứ 6 này bé sẽ không ngừng làm mẹ ngạc nhiên về những thay đổi của mình đấy. Tuần thứ 6 vẫn được coi là giai đoạn đầu mang thai, dù bụng bạn có vẻ phình to...