Cụ bà 101 tuổi ủng hộ 2 tấn gạo chống dịch
Bà Nguyễn Thị Tửu, 101 tuổi, ở thành phố Hà Tĩnh trích 26 triệu đồng từ tiền tích góp hàng năm mua 2 tấn gạo tặng bộ đội chống Covid-19.
Bà Nguyễn Thị Tửu. Ảnh: Đức Hùng
Ngày 31/3, số gạo ủng hộ của bà Tửu đã được Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận để phân phát cho lực lượng đang làm nhiệm vụ chống dịch ở tuyến đầu.
Trong nhà riêng ở số 31 đường Phan Đình Giót, phường Nam Hà, bà Tửu cười tươi: “Mấy hôm nay xem tivi thấy bộ đội, y tá làm việc ngày đêm ở khu vực biên giới và điểm cách ly rất vất vả, nên tôi tôi quyết định trích tiền tiết kiệm rồi nhờ con gái liên hệ với đại lý gạo, mua 2 tấn đóng góp”.
Bà Tửu có 6 người con (5 gái, một trai), đều thành đạt, làm việc trong ngành công an, quân sự, giáo viên, dược. Chồng là công chức, mất 29 năm trước, hàng tháng bà được nhận 600.000 đồng tiền tuất của chồng. Về già, bà ở riêng, thuê người giúp việc. 6 người con cũng sinh sống cùng tổ dân phố, hàng ngày họ thường xuyên sang trò chuyện, chăm sóc mẹ.
Tiền chế độ hàng tháng của chồng cùng tiền con cháu cho mỗi dịp Tết, mừng thọ… được bà Tửu tích góp lại, một phần gửi tiết kiệm, số còn lại mua cau trầu, đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Cụ bà tâm sự tuổi già không cần chi tiêu nhiều, những việc quan trọng trong gia đình đã có các con lo.
Video đang HOT
Bà Tửu (thứ hai từ phải sang) trao gạo cho Bộ chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh chiều 31/3. Ảnh: Gia Hân
“Tôi tính nhiều phương án như: ủng hộ tiền mặt hoặc các thiết bị y tế. Nhưng sau nghĩ lại, thấy việc mua gạo cho các chiến sĩ, y tá và người cách ly là phù hợp nhất”, bà Tửu nói.
Chị Trần Thị Hải (con gái thứ 5 của bà Tửu) kể, hôm qua khi mẹ bảo muốn ủng hộ các lực lượng trên tuyến đầu chống Covid-19, chị và các thành viên trong gia đình rất đồng tình. Chị Hải trực tiếp tới đại lý đặt mua gạo, sau đó gọi điện cho Bộ chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh cho xe tới nhận.
“Vào dịp cuối năm, mẹ tôi thường trích tiền tiết kiệm rồi nhờ các con đi chia cho một số người nghèo trên địa bàn ăn Tết”, chị Hải cho hay.
Chủ tịch UBND phường Nam Hà, ông Trần Xuân Sơn thông tin, bà Tửu và các con thường làm từ thiện, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. “Lần này bà ủng hộ gạo chống dịch, mong rằng tấm lòng thơm thảo của bà sẽ là tấm gương cho xã hội noi theo”, ông Sơn nói.
Hà Tĩnh ghi nhận 2 ca mắc Covid-19, đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, huyện Hương Sơn, sức khỏe ổn định.
Địa phương nói gì về hình ảnh "Xã mừng thọ cụ bà 10.000 đồng"?
Liên quan tới thông tin "Xã mừng thọ cụ bà 10.000 đồng" gây xôn xao mạng xã hội, lãnh đạo xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã giãi bày.
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một cụ bà ở xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) cầm trên tay một phong bì, bên trong có 10.000 đồng. Những hình ảnh này được kèm theo thông tin "Quà mừng thọ các cụ của UBND xã Tân Thành" và gây bão dư luận.
Số tiền 10.000 đồng được xóm cho vào phong bì gây hiểu lầm.
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Duy Liêm - Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Yên Thành cho biết, dịp Tết Nguyên đán năm nay là năm Yến Lão (mừng Thọ, 3 năm tổ chức một lần - PV) nên xã tổ chức mừng thọ cho các cụ cao tuổi.
Ông Liêm cho hay: "Năm nay, các xóm tổ chức tiệc mừng cho các cụ (trên 60 tuổi) bằng hình thức xã hội hóa, kêu gọi con cháu các cụ tự nguyện đóng góp, hỗ trợ. Xã đã hỗ trợ mỗi xóm 100.000 đồng tiền phông bạt và thêm cho mỗi cụ 10.000 đồng để góp thêm vào tiền tổ chức bữa tiệc".
Lãnh đạo xã Tân Thành cho hay, xã này đã trích 12 triệu đồng gửi 1.200 cụ trên 60 tuổi. Tuy nhiên, do con cháu của các cụ cao tuổi trong xã tự nguyện đóng góp với số tiền lớn, đủ để tổ chức bữa tiệc nên số tiền chính quyền xã ủng hộ thêm không cần dùng đến.
"Tiệc mừng là do con cháu và xóm làng tổ chức. Xã chỉ ủng hộ thêm để mỗi cụ có thêm lon nước, hộp sữa trong bữa tiệc. Tuy nhiên, do con cháu đã ủng hộ đầy đủ nên tiền ủng hộ không dùng đến. Một số xóm sau đó bỏ phong bì đề tên gửi cho các cụ khiến nhiều người hiểu nhầm quà mừng thọ của xã chỉ 10.000 đồng" - ông Liêm nói.
Số tiền mừng thọ 10.000 của xóm gây sự hiểu nhầm.
Theo ông Liêm, nếu khoản tiền trên các xóm giữ lại để làm quỹ cho các cụ thay vì chia cho từng người thì sẽ hợp lý hơn. Đây là điều đáng tiếc và cũng là bài học để xã rút kinh nghiệm.
Trong khi đó, trao đổi với Dân Việt, ông Phan Văn Tuyên - Chủ tịch UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) cho hay: "Cứ đến dịp lễ, tết, huyện rất coi trọng những người cao tuổi, những người có công với đất nước. Lãnh đạo xã Tân Thành đã trích tiền ngân sách để làm mừng thọ cho các cụ cao tuổi là việc làm có ý nghĩa. Tuy nhiên, do xóm không nhất quán, thiếu thấu đáo mới bỏ vào phong bì ghi tên nên gây ra sự hiểu lầm trên..."
Theo danviet.vn
Đặt vé xe về quê ăn Tết: Chật vật như thời... bao cấp Mặc dù còn hơn 3 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán 2020 nhưng thời điểm này, các nhà xe chạy tuyến Hà Nội về các tỉnh miền Trung đã gần như hết sạch vé. Anh Thắng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, mấy ngày nay anh gọi điện cho hàng chục nhà xe chạy các tuyến Hà Nội đi Hà Tĩnh như...