Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng
Theo báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu.
Thông tin trên được bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, cho biết tại hội thảo “Trẻ em trong thế giới số – giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội” do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với UNICEF tổ chức ngày 23.5, tại Hà Nội.
Trên mạng có nhiều thông tin độc hại, trẻ em sử dụng mạng xã hội khó lường đến hậu quả gây ra
SHUTERSTOCK
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Hà, trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng internet với nhiều mục đích khác nhau: xem phim, video; học tập; sử dụng mạng xã hội, theo dõi các nhân vật của công chúng; tìm kiếm thông tin; trò chuyện với bạn bè, người thân…
Cùng với những lợi ích mà internet mang lại, trẻ em sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Xâm hại trẻ em qua môi trường mạng nguy hiểm không kém gì đời thực, bởi những nội dung, hình ảnh, clip được phát tán khắp nơi, có thể hiện hữu bất cứ lúc nào, gây tổn thương dai dẳng cho trẻ em.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Anh, chuyên gia Chương trình bảo vệ trẻ em UNICEF, cho hay ngoài đời khi bị bắt nạt, thủ phạm thường là một kẻ mạnh hơn và có thể đi kèm với bạo lực thân thể.
Tuy nhiên, trên mạng, trẻ em có thể bị dân cư mạng chế giễu, cợt nhả, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý, thậm chí công kích, đe dọa, làm mất mặt… “Trẻ em có thể là nạn nhân, người đón nhận, người tham gia hoặc người khởi xướng các hành vi trực tuyến này”, ông Anh nói.
Nhấn mạnh những lợi ích to lớn của công nghệ thông tin, thế giới số, bà Lesley Miller cũng bày tỏ lo ngại nguy cơ xâm hại, lạm dụng trẻ em vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp trên thế giới số.
“Theo báo cáo nghiên cứu của UNICEF, cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu”, bà Lesley Miller nói.
Bảo vệ trẻ em bằng “vắc xin số”
Video đang HOT
Chia sẻ về những giải pháp nhằm bảo vệ, giải quyết các rủi ro mà trẻ em có thể gặp phải và thúc đẩy cơ hội phát triển lành mạnh cho trẻ em trong thế giới số, ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh cách tiếp cận đa bên.
Theo đó, để bảo vệ trẻ em một cách hiệu quả, Chính phủ, các chuyên gia làm việc với trẻ em, cha mẹ và bản thân trẻ em, cơ quan truyền thông… cần phải tham gia hành động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng. UNICEF và Liên minh Viễn thông quốc tế ITU đã xây dựng hướng dẫn bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng dành cho doanh nghiệp. Trong đó, đề ra các giải pháp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để bảo vệ và tôn trọng trẻ em, cũng như để các em sử dụng internet lành mạnh, sáng tạo.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), cho rằng nếu không sử dụng internet đúng cách và an toàn, nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng nguy hiểm không kém đời thực.
Theo ông Đặng Hoa Nam, hệ thống pháp luật, chính sách để tăng cường tính phòng ngừa, tính bảo vệ trẻ em và đấu tranh, xử lý có hiệu quả với các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cần thiết tiếp tục rà soát, bổ sung thông qua các quy trình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, gắn kết với các quy trình phòng, chống xâm hại trẻ em.
“Chúng tôi hoan nghênh những sáng kiến phần mềm để chặn, lọc, gỡ bỏ, giám sát trẻ em sử dụng internet trong gia đình, trường học. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích “vắc xin số” phải được tạo từ các giải pháp về mặt kỹ thuật cũng như các kiến thức, kỹ năng đồng hành cùng trẻ của cha mẹ, giáo viên; kỹ năng tôn trọng quyền riêng tư của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ. Như vậy “vắc xin số” mới được trẻ tiếp nhận bền vững”, ông Nam nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia đề xuất cần thống nhất các thuật ngữ về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng để thuận tiện cho việc thu thập, cập nhật và cung cấp thông tin, số liệu cho cơ quan quản lý; trên cơ sở đó rà soát, cập nhật, bổ sung khung pháp luật bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cũng như xử lý các hành vi phạm tội mới.
Bên cạnh đó, cần giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ và chính trẻ em tự nhận thức, phòng tránh nguy cơ bị bóc lột, xâm hại trên môi trường mạng.
Năm 2022, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 419 cuộc gọi về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và 18 lượt thông báo về các kênh, video clip có nội dung độc hại đối với trẻ em.
Riêng 5 tháng đầu năm nay, tổng đài tiếp nhận 128 cuộc gọi về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và 3 lượt thông báo về các kênh, video clip có nội dung độc hại đối với trẻ em. Trong số 128 cuộc gọi, có 124 cuộc gọi tư vấn và 4 ca kết nối, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.
Vì sao TikTok bị cấm tại nhiều quốc gia?
TikTok có rất nhiều nội dung độc hại ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ em. Đây cũng là một trong những lí do mạng xã hội này bị cấm tại nhiều quốc gia.
Bố mẹ cần dành nhiều thời gian hướng dẫn, cùng con vui chơi. Ảnh minh họa: INT
Nguy hiểm rình rập
Chuyên gia Lê Hải Anh, Công ty Thiết bị máy tính Hà Nội cho biết, TikTok không yêu cầu người dùng đăng nhập để xem các nội dung trên đó. Nói cách khác, bất kỳ ai có liên kết đến video đều có thể truy cập được.
TikTok cũng không có cơ chế gắn nhãn nội dung theo độ tuổi, điều này cực kì có hại cho trẻ em. Do đó, họ không chặn quyền truy cập và khiến trẻ em dễ dàng tiếp cận với nội dung người lớn.
Vì TikTok không kiểm duyệt lời bài hát và ai cũng có thể đăng video lên đó, trẻ hoàn toàn có khả năng sẽ bắt gặp những lời nói tục tĩu không phù hợp với lứa tuổi của mình.
Việc sử dụng TikTok thường xuyên có thể khiến trẻ bị lừa đảo và bị theo dõi bởi những kẻ xấu. Những kẻ tấn công tình dục đó có thể giả làm bạn bè, sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để lấy lòng tin của trẻ em. Sau đó lôi kéo các em vào các cuộc trò chuyện tình dục hoặc thậm chí yêu cầu trẻ gửi những bức ảnh khiêu dâm.
Hơn thế nữa, những đối tượng xấu cũng có thể gửi các liên kết chứa nội dung khiêu dâm hoặc phần mềm virus xâm nhập vào thiết bị của trẻ. Trên TikTok, số lượng bình luận mang tính thù hận, ác ý, gây tổn thương cho người khác nhiều vô kể.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm vì bắt nạt trên mạng sẽ để lại những tác động sâu sắc tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân. Trầm cảm, lo lắng, tức giận, tự cô lập, và tệ hơn là tự cướp đi mạng sống của mình. Đây chính là tác hại của mạng xã hội đối với học sinh!
Tác hại của mạng xã hội TikTok còn nằm ở những thử thách nguy hiểm được chia sẻ tràn lan. Tuy nhiên, TikTok không chỉ thu thập thông tin bằng cách theo dõi các loại nội dung trẻ thích và chia sẻ trên ứng dụng.
Ví dụ, hiện nay có nhiều người trẻ thường xuyên xem những video với nội dung "Tôi ăn gì trong một ngày". Đó là hình ảnh các cô gái có thân hình mảnh mai và những bình luận ủng hộ thói quen ăn uống đó. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ về cơ thể của mình.
Khi con xem nội dung này thường xuyên, TikTok sẽ đề xuất nội dung tương tự. Ví dụ như video về thực phẩm ít calo, cách giảm cân trong 1 tuần nhưng không cần tập thể dục và thậm chí là video về rối loạn ăn uống. Từ đó, nguy cơ trẻ sẽ so sánh cơ thể của mình với người khác ngày càng tăng, khiến con tự ti hoặc ép mình vào một chế độ ăn kiêng cực đoan, không lành mạnh và chưa được kiểm chứng.
Trào lưu "bóc phốt" trên TikTok được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá vi phạm nhiều điều luật về quyền cá nhân. Ảnh: INT.
Vai trò của gia đình, nhà trường
Cô Lê Ngọc Mai, Trường THPT Bảo Thắng (Lào Cai) cho rằng, nhà trường và gia đình có vai trò quan trọng trong việc "cai nghiện" TikTok cho trẻ. Theo đó, nhà trường nên tạo những sân chơi tích cực, giải trí trong suốt những kỳ học căng thẳng. Tổ chức các chương trình ngoại khóa chia sẻ kỹ năng mềm, các anh chị truyền cảm hứng đến người trẻ để tạo động lực phát triển cho học sinh.
Gia đình cần dành thời gian quan tâm đến các bạn nhỏ, không ngăn cản việc các bạn giải trí trên mạng xã hội nhưng cần điều chỉnh thời gian hợp lí. Bố mẹ tạo động lực bằng các món quà tinh thần, vật chất đơn giản để khích lệ tinh thần học tập của các con.
Thầy cô cùng gia đình phối hợp chia sẻ, lắng nghe về tâm tư của các bạn nhỏ, cùng cố gắng tạo không gian học tập, vui chơi lành mạnh để các bạn dần kiểm soát được thói quen dùng TikTok, từ đó dễ dàng cai nghiện TikTok thành công.
Hơn nữa, cha mẹ cũng cần chỉ ra những vấn đề sai lệch của kênh báo lá cải, truyền thông bẩn để các bạn trẻ có kỹ năng phòng tránh,... Ngoài ra, chính các bạn trẻ cũng cần tỉnh táo khi sử dụng TikTok. Nên giảm thời gian sử dụng điện thoại hay thiết bị điện tử. Thay vì mỗi ngày dành từ 3 - 4 giờ sử dụng TikTok, có thể giảm thành 2 giờ và giảm dần theo thời gian.
Thời gian rảnh trong ngày thay vì sử dụng mạng xã hội để tìm niềm vui, có thể lựa chọn thực hiện các công việc khác như đi dạo phố cùng bạn bè, chạy bộ trong công viên, dành thời gian nấu ăn, học công thức món ăn mới, đọc sách, nghe nhạc.
Bên cạnh đó, có thể dành nhiều thời gian để học tập và rèn luyện thể chất như đăng ký tham gia các chương trình ngoại khóa tại trường học, cơ quan; thường xuyên tập thể thao nâng cao sức khỏe; dành thời gian để đi du lịch và khám phá nhiều nền văn hóa khác nhau.
"Các em cũng cần dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, người thân, bạn bè. Thay vì dành đến 3 giờ để sử dụng mạng xã hội, bạn có thể cắt giảm thời gian đó để gọi hỏi thăm ông bà, bố mẹ, anh chị,... Tâm sự và trao đổi những tin tức, câu chuyện bản thân đến với người thân. Dành thời gian về thăm gia đình, nấu ăn ngon cùng bố mẹ. Tạo những cuộc hẹn vào khung giờ cuối tuần với người thân", cô Mai nói.
Cô Mai cho rằng, người trẻ nắm bắt và chọn lọc thông tin còn lệch lạc. Do đó, người lớn cần chia sẻ, trao đổi để các bạn trẻ tiếp nhận những thông tin đúng. Hướng dẫn con đọc sách, tìm hiểu thông tin ở các kênh chính thống và uy tín. Đồng thời, thường xuyên chia sẻ các quan điểm sống tích cực, trao đổi những vấn đề xã hội, khoa học và mang tính thời đại để cùng lắng nghe nhau và nhận về những tin tức giá trị.
Được biết, tháng 5 tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các bộ, ngành có liên quan như: Công Thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an, Tổng cục Thuế... kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp Bộ Công Thương quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của TikTok Shop tại Việt Nam. Nguyên tắc nhất quán của Bộ Thông tin và Truyền thông: Tất cả các nền tảng xuyên biên giới vào Việt Nam phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam. Nếu không tuân thủ sẽ không được tạo điều kiện hoạt động ở Việt Nam.
Bên cạnh những nội dung chia sẻ kiến thức, cuộc sống, góc nhìn bổ ích thì phần lớn nội dung trên TikTok được cho là độc hại với người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Tác động lớn nhất là những hành vi gây nguy hiểm như: Nhảy trước xe tải, thử thách độc hại, những "trend" liên quan đến trẻ em, bùa ngải mê tín... Tiếp đến là tin giả liên quan đến đời sống xã hội cũng phát tán trên môi trường này rất nhiều. Trước đây, tin giả chủ yếu trên Facebook và YouTube, còn bây giờ nền tảng này lan truyền tin giả, nhắm đến đối tượng là giới trẻ. Bên cạnh đó, thương mại điện tử của TikTok gần đây phát triển rất mạnh, kéo theo những hoạt động lừa đảo, kinh doanh buôn bán lừa đảo, quảng cáo sai sự thật cũng bùng nổ.
Cách giúp trẻ 'cai' TikTok Vấn đề đáng lo ngại là một số nội dung trên TikTok chưa được kiểm duyệt chặt chẽ. Điều đó có thể gây ra nhiều tác hại cho trẻ em. Cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ khi con sử dụng mạng xã hội. Ảnh minh họa Nhà trường và phụ huynh cần trang bị cho trẻ kiến thức về những tác hại...