Cứ 5 người lại có 1 người bị mất toàn bộ thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội
Cứ 5 người lại có 1 người cho biết họ bị mất toàn bộ thu nhập trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Đây là một con số quá lớn, gây áp lực không nhỏ đến vấn đề an sinh xã hội.
Tháng 9-10/2021, UNDP và Viện Nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI) đã thực hiện khảo sát qua điện thoại với khoảng 1500 người trên 18 tuổi, nhằm đưa ra cảm nhận của bản thân về các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 của các cấp chính quyền trong năm 2021, trong đó 1.300 người đã tham gia khảo sát từ năm 2020 và hơn 200 người ở các khu vực tâm dịch.
Giãn cách xã hội ở mức độ, cường độ khắc nghiệt trong năm 2021
Theo TS Nguyễn Việt Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI), đơn vị tham gia làm khảo sát, năm 2021, với sự xuất hiện của chủng Delta, việc kiểm soát đại dịch Covid-19 trong nước rất khó khăn, dẫn đến việc lan truyền dịch bệnh ở nhiều địa phương trong cả nước.
Giãn cách xã hội ở mức độ, cường độ khắc nghiệt trong năm 2021
Khi chưa đủ vaccine, biện pháp kiểm soát dịch chủ yếu là giãn cách xã hội. Do đó, năm 2021 ghi nhận việc thực hiện giãn cách xã hội ở mức độ, cường độ, quy mô và thời gian dài, khắc nghiệt hơn so với năm ngoái. Hệ quả ngay lập tức là tác động tiêu cực lên sự phát triển kinh tế, khiến tăng trưởng quý 3/2021 là con số âm.
“Mặc dù có các gói hỗ trợ của chính phủ và một số tổ chức, cá nhân, nhưng nhiều người dân, người lao động đã phải bỏ thành phố về quê như một giải pháp có thể tồn tại, đối phó với dịch bệnh. Lần đầu tiên ghi nhận làn sóng di cư hàng triệu người từ các thành phố lớn, nhất là từ các tỉnh phía Nam trở về quê”, ông Cường cho hay.
GS Nguyễn Anh Trí cũng bày tỏ sự day dứt trước hình ảnh những dòng người chạy xe về quê này và cho rằng đây là bài học kinh nghiệm lớn cho thấy sự linh hoạt trong điều hành chống dịch của chính phủ và các địa phương.
“Hình ảnh hơn 1 triệu người ra đi trở về quê trong hoảng loạn năm 2021 là những hình ảnh vô cùng day dứt, đau đớn. Lúc đầu từ Thủ tướng Chính phủ đến chính quyền địa phương đều kêu gọi “ai ở đâu ở yên đó”. Thế nhưng nếu đứng ở góc độ của người dân khi không có việc làm, tiền đã cạn kiệt, nhà trọ cũng không còn thì việc quay trở về là lựa chọn đường cùng của họ, “dù chết cũng phải về quê để chết có chỗ chôn”. Đến khi đó, chúng ta phải linh hoạt chuyển sang chính quyền địa phương lo chỗ tạm trú để cách ly, hỗ trợ người dân có lương thực, nước uống trên đường trở về quê…”, GS Trí nói.
Trong điều kiện thích ứng sống chung với Covid-19 nhưng diễn biến dịch còn phức tạp, GS Trí cũng kiến nghị chính quyền địa phương càng cần phát huy tính linh hoạt trong điều hành, ví như việc cho trẻ đến trường.
“Tương tự như điều hành với việc đón người dân về quê, mới nhất là việc quyết định cho học sinh đi học trực tiếp. Nếu như tuần trước việc tổ chức đi học trực tiếp lại cho trẻ em là hợp lý, mấy ngày nay Hà Nội xuất hiện 500-700 ca Covid-19/ngày, có nghĩa F0 đang phân bố ở nhiều nơi trong cộng đồng, việc cho trẻ đi học cần tổ chức linh hoạt hơn. Vùng nào an toàn mới cho trẻ đến trường”, GS Trí khuyến nghị.
Hơn 70% người khảo sát cho biết họ bị mất thu nhập
Video đang HOT
Khảo sát này cũng cho thấy, người dân đang lo ngại nhiều hơn về tác động của đại dịch Covid-19 và sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn trong năm 2021 so với năm 2020. Người dân cùng bày tỏ sự lo lắng về việc học hành của con trẻ, sức khỏe của chúng.
Lao động tự do bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Ảnh minh họa
Hơn 70% số người được khảo sát cũng bày tỏ sự lo lắng về sinh kế cũng như công việc kinh doanh của mình, trong đó phần lớn người dân tham gia khảo sát đều cho biết họ bị mất thu nhập.
Gần 50% số người được hỏi cho biết họ bị mất thu nhập từ 50% trở lên. Cứ 5 người lại có 1 người cho biết họ bị mất toàn bộ thu nhập trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Đây là một con số quá lớn, gây áp lực không nhỏ đến vấn đề an sinh xã hội. Số người khảo sát cho biết họ bị mất thu nhập nhiều hơn trong năm 2021 là 77% so với con số 65% của năm 2020.
Tuy khó khăn như vậy nhưng vẫn có 83% số người được hỏi ủng hộ với chủ trương của Chính phủ “cứu càng nhiều người nhất có thể” là ưu tiên cao nhất, ngay cả khi điều đó có nghĩa là nền kinh tế sẽ phải chịu nhiều thiệt hại hơn cũng như chậm lại sự phục hồi.
Theo chuyên gia cao cấp độc lập Phạm Chi Lan, những biện pháp đối phó và kiểm soát dịch Covid-19 của Chính phủ vẫn được phần lớn người tham gia khảo sát đánh giá cao dù sự lạc quan của người dân tham gia khảo sát có suy giảm so với năm 2020.
83% số người tham gia khảo sát ủng hộ chủ trương của chính phủ là một điều rất đáng mừng và chính quyền các địa phương nên xem đây là động lực để có phương án chống dịch linh hoạt và hiệu quả hơn. Song bà Chi Lan cũng lưu ý số mẫu tham gia khảo sát chưa đến được tận cùng những người chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh.
“Hạn chế của nghiên cứu là đối tượng phỏng vấn chỉ bao gồm những người có hộ khẩu thường trú, trong khi đối tượng người di cư, lao động tự do, người đăng ký tạm trú là những đối tượng chịu tác động sâu sắc của dịch bệnh vẫn bị hạn chế tiếp cận để khảo sát. Nếu nghiên cứu tiếp cận được những đối tượng này sẽ là nguồn số liệu vô cùng quý báu giúp cho chính phủ cũng như chính quyền các địa phương đưa ra những giải pháp xác thực và hiệu quả hơn để hỗ trợ người dân”, bà Chi Lan nhận định.
Chuyên gia Chi Lan cũng cho rằng, điều đáng lưu ý từ khảo sát là người dân có đánh giá không tốt về gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ năm 2021 nhiều hơn so với gói 62.000 tỷ năm 2020.
Theo khảo sát, hiện mới có khoảng 13,6% số người được hỏi đã nhận được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ trong khi con số này là 21% nhận hỗ trợ từ gói năm 2020. Tỷ lệ người ở nông thôn nhận được hỗ trợ chỉ bằng 1/2 số người được hỏi ở thành thị. Nhiều người nghèo, người làm nghề nông, lao động tự do cho biết họ chưa được hỗ trợ.
Cùng với đó, đánh giá về thủ tục để nhận được số tiền hỗ trợ cũng tiêu cực hơn trong năm nay. Thay vào đó, năm nay người dân được nhận hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, quỹ từ thiện và các khoản đóng góp cá nhân đáng kể hơn nhiều so với năm ngoái.
“Riêng về gói hỗ trợ của chính phủ đây không phải là khảo sát đầu tiên. Chúng ta đã có nhiều khảo sát từ nhiều tổ chức độc lập về những khó khăn, thủ tục rườm rà khi người dân muốn nhận được hỗ trợ từ gói này. Đáng lẽ, gói 26.000 tỷ năm nay phải rút kinh nghiệm và được thực hiện hiệu quả hơn so với năm ngoái, song kết quả thực tế không như vậy. Cần kiểm tra, rà soát lại để xem vì sao chủ trương của chính phủ tốt như vậy nhưng xuống mỗi địa phương, mỗi tỉnh thành lại làm một khác”, bà Lan nhấn mạnh.
Chìa khóa ứng phó với Covid-19 của Việt Nam
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự thích ứng khá hiệu quả với việc đối phó với đại dịch toàn cầu Covid-19, thể hiện qua việc Chính phủ giải quyết các thách thức bất ngờ, kể cả trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 từ tháng 5/2021 đã đặt ra nhiều thách thức với sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế và phúc lợi của người dân Việt Nam.
Phủ nhanh, phủ rộng vaccine là một trong những chiến lược hiệu quả của Việt Nam trong kiểm soát dịch Covid-19.
Hầu hết những người tham gia khảo sát đánh giá phản ứng của chính quyền cấp tỉnh là kịp thời, mặc dù 11,5%, nhất là người dân sống ở khu vực vùng dịch cho rằng những hành động của chính quyền là nơi họ cư trú là khá đột ngột.
Cùng với đó, ứng phó của cấp xã và chính quyền địa phương cũng như vai trò của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được đánh giá cao hơn. Song phản ứng đó cũng ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương. Tại các nơi được coi là “tâm chấn” như TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai… phản hồi tích cực ít hơn các địa phương khác.
“Kinh nghiệm của Việt Nam cho thế giới thấy rằng lòng tin và sự tín nhiệm của người dân là chìa khóa cho sự thành công trong công tác ứng phó với đại dịch của chính phủ. Đáng chú ý là dù phải đối mặt với mất việc làm và thu nhập nhưng đa số người dân đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp nghiêm ngặt của chính quyền như giới nghiêm (lock down) toàn bộ. 100% người được hỏi đều ủng hộ việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Điều này có thể coi như “phi thường” khi so sánh với một số quốc gia khác”, bà Caitlin nhận định.
“Năm 2022 đang đến với những thách thức không thể lường trước vì đại dịch vẫn tồn tại và đang bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới, với những biến chủng mới. Nhưng với chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 thần tốc ở Việt Nam trong thời gian gần đây, cùng với sự ủng hộ của người dân đối với biện pháp đeo khẩu trang và các biện pháp ứng phó nhanh và linh hoạt của chính phủ, tôi tin rằng Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức của đại dịch và sớm phục hồi”, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh./.
Thực hiện chặt chẽ để Nghị quyết 68 thực sự là điểm tựa an sinh
Tỉnh Đắk Lắk đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 nhằm kịp thời tiếp sức cho doanh nghiệp, người lao động.
Người dân thôn 2, xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột theo dõi danh sách công khai đối tượng được thụ hưởng Nghị quyết 68. Ảnh: TTXVN phát
Tỉnh đặc biệt chú trọng đến khâu rà soát, tính công khai, dân chủ trong quá trình thực hiện nhằm hỗ trợ đúng đối tượng, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh khó khăn do dịch.
Rà soát kỹ đối tượng
Theo quy định của Nghị quyết 68, trong 12 nhóm chính sách, đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) sẽ do các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức tiền hỗ trợ. Đây cũng là nhóm đối tượng khó xác định, dễ sai sót, đòi hỏi các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải cẩn trọng, có quy trình rà soát và xác nhận chặt chẽ để hỗ trợ đúng đối tượng, không xảy ra khiếu nại. Tỉnh Đắk Lắk đã rà soát danh sách 4.808 lao động tự do, phê duyệt cho 2.462 người nhận hỗ trợ.
Bà Trần Thị Chuyên (sinh năm 1963, thôn 2, xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột) làm nghề thu gom phế liệu nhiều năm nay, chồng bà bán vé số. Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, thu nhập của vợ chồng bà Chuyên khoảng 5 triệu đồng/tháng. Do dịch COVID-19, gần 3 tháng nay, cuộc sống của vợ chồng bà khó khăn vì không mua bán được gì. Nhận được số tiền hỗ trợ 2,6 triệu đồng từ Nghị quyết 68 cho hai người, bà Chuyên xúc động cho biết, số tiền sẽ giúp vợ chồng bà trang trải phần nào để vượt qua thời kỳ khó khăn do dịch.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1956, cùng trú xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột) chia sẻ, vợ chồng bà không nghề nghiệp ổn định, không có nương rẫy, chi phí chi tiêu phụ thuộc vào nghề bán vé số của bà. Nhiều tháng nay, do dịch COVID-19 nên vợ chồng bà không có nguồn thu nhập, phải tằn tiện, chắt bóp chi tiêu qua ngày. Nhận được 1,1 triệu tiền hỗ trợ từ Nghị quyết 68, đó là nguồn động viên giúp vợ chồng bà Hà nỗ lực khắc phục khó khăn ở thời điểm hiện tại.
Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 2063/QĐ-UBND ngày 31/7/2021 về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. Theo đó, lao động tự do trên địa bàn tỉnh nhận hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày, căn cứ số ngày tạm dừng hoạt động theo quyết định của UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện để phòng, chống dịch; số ngày hỗ trợ không quá 30 ngày. UBND tỉnh Đắk Lắk cũng quy định cụ thể đối tượng lao động tự do được hưởng như: bán hàng rong, thu gom rác, bốc vác, vận chuyển hàng hóa, bán vé số, xe ôm, sửa xe, bán báo dạo, sửa quần áo nhỏ lẻ, thợ hồ, phụ hồ,...
Theo ông Lê Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hòa Khánh (thành phố Buôn Ma Thuột), trong quá trình thực hiện Nghị quyết 68, việc xác định nhóm đối tượng lao động tự do là khó khăn nhất vì phải hiểu biết được công việc, hoàn cảnh của từng hộ dân. Do đó, xã đã chỉ đạo 22 thôn, buôn rà soát các nhóm đối tượng theo đúng quy định, tổ chức họp xét để thông qua danh sách rà soát rồi nộp về UBND xã. Hội đồng xét duyệt của xã tiếp tục họp, thông qua danh sách và niêm yết công khai. Trong quá trình niêm yết, nếu không có ý kiến phản ánh của người dân thì mới lập tờ trình lên cấp trên đề nghị phê duyệt, hỗ trợ.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Ea Bhốk (huyện Cư Kuin) cho biết, xã có diện tích rộng và đông lao động tự do. Để hỗ trợ đúng đối tượng và tránh khiếu kiện khiếu nại, quá trình thực hiện Nghị quyết 68 cần phát huy vai trò của cấp ủy, ban ngành, đoàn thể ở thôn, buôn vì đây là lực lượng hiểu địa bàn, nắm rõ từng hộ dân. Ngoài khâu tuyên truyền về Nghị quyết, danh sách được nhận hỗ trợ cần thông báo trên loa đài cho người dân biết. Sau khi người dân đăng ký, thôn, buôn đến xã phải họp 3 lần xét lại, sau đó thống nhất và niêm yết danh sách để đảm bảo tính dân chủ.
Ngoài vai trò "cầm cân nảy mực" của hệ thống chính trị ở thôn, buôn, để hỗ trợ đúng đối tượng, một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk kiến nghị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ dân; đồng thời cần phát huy vai trò giám sát của mặt trận, đoàn thể các cấp trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
Lao động tự do ở Đắk Lắk nhận tiền hỗ trợ từ Nghị quyết 68. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN
Đảm bảo an sinh
Tính đến hết ngày 27/9, tỉnh Đắk Lắk có 2.984 doanh nghiệp, gần 47.000 người lao động và 6.500 người dân được thụ hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đang xác nhận cho 179 doanh nghiệp với 1.844 lao động ngừng việc hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được thụ hưởng chính sách.
Thực hiện Nghị quyết 68, tỉnh Đắk Lắk gặp phải một số khó khăn như: việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đã ảnh hưởng một phần đến việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ; số lượng lao động làm việc ở tỉnh, thành khác trở về địa phương đông song muốn đề nghị hỗ trợ thì phải nộp hồ sơ về Trung tâm dịch vụ việc làm ở các tỉnh, thành phố trước đây làm việc.
Ngoài ra, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa hoạt động lại nên chưa có đơn vị nào đề nghị hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, Sở đã ban hành 10 văn bản hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai Nghị quyết và thường xuyên đôn đốc nhằm thực hiện hiệu quả, kịp thời. Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ, tư vấn, giải đáp thắc mắc về các nhóm chính sách. Đối với đối tượng lao động tự do, Sở đã tham mưu UBND tỉnh giao thẩm quyền cho UBND cấp huyện xác nhận và chi trả nhằm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng.
Để đảm bảo an sinh xã hội cho các tầng lớp nhân dân, bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 68, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành việc cấp phát hơn 534 tấn gạo cứu đói của Chính phủ cho 9.981 hộ gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch. Ngoài ra, tỉnh đã dùng ngân sách địa phương cấp phát hơn 149 tấn gạo cứu đói cho 3.514 hộ dân. Mặt trận, đoàn thể, các địa phương đã vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ 33,5 tấn gạo cho 1.803 hộ dân. Tỉnh Đắk Lắk đang kiến nghị Chính phủ cấp phát thêm gần 1.015 tấn gạo cứu đói cho 18.326 hộ dân với 67.639 nhân khẩu do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài trong thời gian qua.
Dịch COVID-19 khiến nhiều người lao động, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk rơi vào cảnh chật vật, trong bối cảnh ấy, Nghị quyết 68 được ví như điểm tựa an sinh, giúp người lao động và doanh nghiệp giảm gánh nặng, vơi bớt khó khăn do dịch. Ngoài việc thực hiện chặt chẽ, quyết liệt của các cấp, các ngành, địa phương, tỉnh Đắk Lắk đang đẩy nhanh khâu phê duyệt và chi trả nhằm phát huy hết ý nghĩa nhân văn của Nghị quyết, để "một miếng khi đói bằng một gói khi no".
Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ then chốt để phòng, chống dịch hiệu quả Các tỉnh, thành phố phía Nam cần chủ động phối hợp, thông qua Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với điều kiện của địa phương, để có thể huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho nhân dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Cục trưởng, NSND Xuân Bắc khoe tình bạn 'hết nước chấm' với Đại tá Tự Long
Sao việt
23:20:01 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025