Cứ 3 phụ nữ trên thế giới có 1 người bị bạo lực tìn.h dụ.c, thể xác
Ngày 25/11, Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và tr.ẻ e.m gái đán.h dấu khởi đầu của 16 ngày chiến dịch hành động chấm dứt bạo lực giới.
Ảnh minh họa
Ông Pio Smith, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNFPA, cho biết, trên toàn cầu, cứ 3 phụ nữ có 1 người từng phải trải qua bạo lực thể xác hoặc bạo lực tìn.h dụ.c trong đời.
Năm 2022, tỷ lệ phụ nữ b.ị giế.t hại đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm. Trên không gian mạng, phụ nữ và tr.ẻ e.m gái phải đối mặt với quấy rối, theo dõi, lạm dụng hình ảnh và đ.e dọ.a bạo lực.
Đáng nói, tình trạng này đang leo thang trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo, những kẻ buôn người khai thác công nghệ kỹ thuật số để lừa dối, kiểm soát và bóc lột những người phụ nữ và tr.ẻ e.m gái dễ bị tổn thương.
Ông Pio Smith, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNFPA
Video đang HOT
“Trẻ em gái v.ị thàn.h niê.n và những phụ nữ cần phụ thuộc vào nền tảng kỹ thuật số để lao động, là đối tượng dễ bị bạo lực mạng. Đặc biệt, với cộng đồng nhóm đồng tính (LGBTQI ), các nhà hoạt động, phụ nữ da màu và phụ nữ khuyết tật, nguy cơ bị lạm dụng còn tăng gấp nhiều lần. Bạo lực cơ sở giới trên không gian mạng có thể khiến phụ nữ mất đi sự nghiệp, sức khỏe và thậm chí là mạng sống.
Tuy nhiên, chỉ vì hình thức bạo lực này diễn ra trên không gian mạng, nên thường dễ dàng bị bỏ qua. Không gian mạng đã trở thành một nền tảng quan trọng để đấu tranh cho bình đẳng giới, tuy nhiên, những người đấu tranh cho sự thay đổi lại trở thành mục tiêu của sự tấ.n côn.g. 16 ngày chiến dịch hành động chấm dứt bạo lực giới năm nay với chủ đề “Hướng tới 30 năm Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh: Đoàn kết để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ”, kêu gọi hành động cụ thể để giải quyết cuộc khủng hoảng đang leo thang này…
Thế giới đã cùng đạt được nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại những thách thức to lớn và trong một số trường hợp, những thành quả ấy đang bị đảo ngược”, ông Pio Smith thông tin.
Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, cơ quan chuyên trách về sức khỏe sinh sản và tìn.h dụ.c của Liên Hợp Quốc và Đại học Melbourne (Úc) đã chỉ ra rằng, phụ nữ, tr.ẻ e.m gái và những người thuộc cộng đồng LGBTIQ thường trở thành mục tiêu của tấ.n côn.g, bởi những rào cản về trình độ hiểu biết kỹ thuật số hạn chế, sự kỳ thị từ những người xung quanh, khiến những người bị bạo lực không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ.
Ông Pio Smith mong muốn mỗi người đều nâng cao tinh thần trách nhiệm, không gian số cần phải trao quyền, không mang lại những nguy cơ, rủi ro… Trước hết là việc tăng cường trách nhiệm giải trình đối với các nền tảng công nghệ. Các công ty công nghệ cần từng bước xây dựng để những hướng dẫn về đạo đức và nguyên tắc an toàn, cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo trí tuệ nhân tạo (AI) và các công cụ dữ liệu được phát triển có trách nhiệm, với các cơ chế báo cáo rõ ràng để bảo vệ người dùng khỏi bị lạm dụng.
Bên cạnh đó, để thu hẹp khoảng cách giới trong không gian mạng, cần trang bị cho phụ nữ và tr.ẻ e.m gái các kỹ năng, hiểu biết về kỹ thuật số. Các chương trình giáo dục có thể xóa bỏ những khuôn mẫu có hại, trao quyền cho phụ nữ và tr.ẻ e.m gái, để họ có thể tham gia đầy đủ vào thế giới kỹ thuật số và có những hành động phản ứng kịp thời để giải quyết nhu cầu về an toàn cả trực tuyến và ngoài đời thật. Điều này đòi luật pháp cần chặt chẽ hơn, các chương trình cần đạt được hiệu quả và cam kết đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều hiểu rằng họ không có lỗi khi bản thân là người bị bạo lực…
Vừa qua, tại Diễn đàn liên chính phủ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đán.h giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh diễn ra gần đây, các quốc gia đã tái khẳng định cam kết tạo ra không gian số an toàn hơn. Các khoản đầu tư như 15 triệu USD từ Mỹ và 20 triệu USD từ Chính phủ Australia để chống lại bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến đã nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề này.
Bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến không chỉ là vấn đề công nghệ. Điều ấy phản ánh sự bất bình đẳng sâu sắc hơn trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này, cần phải thay đổi những khuôn mẫu giới có hại, thu hút những người trẻ tuổ.i tham gia vào công tác phòng ngừa và đảm bảo những người bị bạo lực nhận được hỗ trợ về pháp lý và phục hồi/chữa lành về tinh thần.
“Trong 16 ngày chiến dịch hành động chấm dứt bạo lực giới, tôi kêu gọi các chính phủ, công ty công nghệ và xã hội dân sự hãy hành động ngay. Chúng ta khiến những người bạo lực phải chịu trách nhiệm, đẩy nhanh các chiến lược phù hợp với từng quốc gia, lấy người bị bạo lực làm trung tâm và tăng khoản tài trợ cho các phong trào vì quyền phụ nữ…”, ông Pio Smith cho hay.
Bão dừng sau cánh cửa
Thử tìm kiếm ảnh của chính mình qua Google, cô gái trẻ Noelle Martin, sống ở Australia, bị sốc khi thấy mình trở thành nạ.n nhâ.n của deepfake khiê.u dâ.m...
Những tấm hình bị đán.h cắp từ tài khoản mạng xã hội của Noelle Martin, khi đó mới 18 tuổ.i, được ghép vào các video khiê.u dâ.m bằng công nghệ deepfake, trở thành "vũ khí hủy hoại" đâ.m vào phẩm giá và sự an toàn của phụ nữ. Mặc dù chưa thể thống kê số liệu đầy đủ song Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) cho biết trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, các hình thức bạo lực do công nghệ hậu thuẫn như tạo video/hình ảnh với nội dung khiê.u dâ.m, dùng AI để tự động tạo tin nhắn quấy rối, tạo tài khoản giả mạo để bô.i nh.ọ... đã và đang tác động đến khoảng 16%- 58% phụ nữ trên toàn cầu. Thế hệ Z (những người sinh ra từ giữa đến cuối những năm 1990 và đầu những năm 2010) và Millennials (sinh từ năm 1981-1996) là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Vượt qua những tổn thương tâm lý nghiêm trọng, biến nỗi đau thành sức mạnh, Martin đã kêu gọi thế giới hành động để bảo vệ phụ nữ khỏi vòng xoáy tàn nhẫn của lạm dụng công nghệ. Những nỗ lực của cô đã thúc đẩy những thay đổi quan trọng trong luật pháp của Australia và hiện quốc gia châu Đại Dương này coi hành vi lạm dụng hình ảnh mà không có sự đồng thuận là tội phạm. Cô đã trở thành hiện thân của lòng dũng cảm, giúp nâng cao nhận thức về bạo lực giới trên không gian mạng và truyền cảm hứng cho nhiều người hành động, được lựa chọn trong danh sách "30 gương mặt tiêu biểu châu Á dưới 30 tuổ.i" năm 2019 của tạp chí Forbes.
Nếu Martin phải gồng mình chống lại những "cơn sóng dữ" của công nghệ, cô Nadia Murad Basee ở Iraq phải hứng chịu bạo lực do chiến tranh, nơi nhân phẩm của phụ nữ bị chà đạp. Cơn ác mộng bắt đầu vào năm 2014 khi các tay sún.g của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tràn vào ngôi làng nhỏ bé ở miền Bắc Iraq, bắt ép hàng nghìn phụ nữ, trong đó có cô, sống một cuộc đời nô lệ tìn.h dụ.c và lao động cưỡng ép. Vượt qua những tổn thương nghiêm trọng về thể xác và tâm lý, cô đã đứng lên đấu tranh chống bạo lực tìn.h dụ.c với phụ nữ, chống lại nạn buôn người và được trao giải Nobel Hòa bình năm 2018.
Martin và Murad, hai người phụ nữ, hai câu chuyện. Một người đương đầu với bạo lực trong thế giới số, một người hứng chịu nỗi đau giữa đời thực, nhưng cả hai đều là hiện thân của ngọn lửa đấu tranh, thắp sáng hy vọng cho hàng triệu phụ nữ đang chìm trong bóng tối bạo lực. Hành trình của họ là lời nhắc nhở rằng lòng can đảm có thể định hình cả thế giới.
Bạo lực đối với phụ nữ và tr.ẻ e.m gái để lại những vết sẹo không chỉ trên thân thể hay trong tâm trí họ mà còn tạo nên cơn sóng ngầm, âm thầm hủy hoại mọi nỗ lực của thế giới. Trong khi đó, pháp luật ở nhiều nơi vẫn tồn tại những khoảng trống, khiến việc ngăn chặn và bảo vệ phụ nữ và tr.ẻ e.m gái chống lại bạo lực thêm khó khăn. Tệ nạn này đã trở nên trầm trọng hơn do xung đột và biến đổi khí hậu. Đáng quan ngại là tr.ẻ e.m gái cũng là nạ.n nhâ.n khi cứ 4 tr.ẻ e.m gái v.ị thàn.h niê.n thì có một em bị bạn khác giới bạ.o hàn.h. 70% phụ nữ trong xung đột, chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo phải trải qua bạo lực giới.
Mặc dù có thể chỉ là "phần nổi" của tảng băng chìm song những con số trên là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về sự cấp bách trong hành động toàn cầu. Với chủ đề của Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và tr.ẻ e.m gái 25/11 năm nay "Cứ 10 phút, một phụ nữ b.ị giế.t. #KhôngBiệnMinh. Hãy đoàn kết để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ", cùng với chiến dịch "Đoàn kết" (UniTE) và "Tô cam thế giới" (Orange the World), LHQ kêu gọi thế giới đoàn kết để ngăn chặn tệ nạn bạo lực. Các khuôn khổ quốc tế như "Công ước Istanbul" của Hội đồng châu Âu, sáng kiến "HeForShe" (tạm dịch "Vì những người phụ nữ quanh ta") của UN Women hay Khuôn khổ "RESPECT WOMEN" (tạm dịch "Tôn trọng phụ nữ") - do các cơ quan LHQ phát triển, là những nhịp cầu nối liền lý tưởng và thực tiễn trong cuộc chiến xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và tr.ẻ e.m gái. Những khuôn khổ này thắp sáng hy vọng bằng cách dần tạo ra sự thay đổi về định kiến giới và "khuôn mẫu giới".
"Chương trình quốc gia ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và tr.ẻ e.m giai đoạn 2022-2032" của Australia đặt mục tiêu loại bỏ bạo lực giới trong vòng một thế hệ bằng cách ưu tiên phòng ngừa và nâng cao nhận thức. Chương trình bao gồm các chiến dịch giáo dục cộng đồng và thay đổi hành vi, chẳng hạn như sáng kiến "Stop it at the Start", nhằm tác động đến thái độ và hành vi từ giai đoạn sớm nhất hoặc "1800RESPECT" - dịch vụ tư vấn và thông tin trực tuyến và qua điện thoại toàn quốc dành cho những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình và bạo lực tìn.h dụ.c.
Tại châu Âu, các quốc gia đều có khuôn khổ pháp lý đi kèm với hỗ trợ xã hội và bảo vệ nạ.n nhâ.n. Tây Ban Nha tiến một bước xa hơn khi thiết lập các tòa án và đội ngũ cảnh sát chuyên xử lý các vụ bạo lực giới, nhằm đảm bảo phản ứng nhanh và hiệu quả hơn.
Năm nay, Philippines kỷ niệm 20 năm thực thi Đạo luật chống bạo lực đối với phụ nữ và tr.ẻ e.m, với các sáng kiến lồng ghép khung pháp lý, hỗ trợ xã hội và nâng cao nhận thức cộng đồng. Thái Lan cũng tiên phong với mô hình Trung tâm Một cửa hỗ trợ khủng hoảng, cung cấp dịch vụ đa ngành hoạt động 24/7 tại các bệnh viện công. Singapore nổi bật với Đạo luật Tư pháp gia đình, thiết lập các tòa án chuyên biệt như Tòa Gia đình, Tòa Thanh thiếu niên, và ứng dụng công nghệ số cho phép xử lý nhanh chóng và hiệu quả... Mô hình "Hoa Hướng dương" của Hàn Quốc cũng tích hợp các dịch vụ hỗ trợ nạ.n nhâ.n, đặc biệt chú trọng đối phó với các hình thức bạo lực mới như quấy rối trực tuyến và lạm dụng qua mạng xã hội.
Trong hành trình xây dựng một xã hội không còn bạo lực, những chương trình hành động của Việt Nam từng bước bồi đắp những "bến đỗ an toàn" cho phụ nữ và tr.ẻ e.m. "Ngôi nhà bình yên" hay sáng kiến "Gói dịch vụ thiết yếu" (thuộc chương trình chung toàn cầu của LHQ về các dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và tr.ẻ e.m gái bị bạo lực) không chỉ là giải pháp mà còn chữa lành những tâm hồn bị tổn thương. Đáng chú ý là dự án "Nam giới tiên phong" được triển khai rộng rãi không chỉ mang tính biểu tượng mà còn là lời nhắc nhở mạnh mẽ về bình đẳng giới, nhấn mạnh rằng đây là "nhịp đậ.p" chung của cả cộng đồng.
Bạo lực giới nhằm vào phụ nữ và tr.ẻ e.m gái được ví như những dây xích vô hình, trói buộc tự do và phẩm giá của con người. Hành động của cá nhân và cộng đồng có thể đậ.p tan dây xích ấy.
Một thế giới nơi phụ nữ và tr.ẻ e.m gái thoát khỏi bóng tối của bạo lực, tìm đến bình yên sau giông bão, mở ra một cánh cửa tràn đầy hy vọng và yêu thương. Đó chính là mong ước giản dị nhưng cháy bỏng của bao phụ nữ và tr.ẻ e.m gái - "bão dừng sau cánh cửa" để cuộc sống không còn sợ hãi, chỉ còn ánh sáng của tự do và hạnh phúc.
Liên hợp quốc triệu tập cuộc họp xem xét các khuyến nghị về Afghanistan Ngày 18/2, các đặc phái viên của các nước và khu vực đã tham dự cuộc họp do Liên hợp quốc triệu tập tại thủ đô Doha của Qatar để thảo luận về tình hình Afghanistan. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chủ trì cuộc họp này. Đây là cuộc họp thứ hai của LHQ về Afghanistan trong chưa đầy một năm qua....