Cứ 3 người thì 1 người bị nhiễm trùng mắt do làm điều này, chuyên gia cảnh báo nên làm 2 việc mỗi tối và sáng để phòng bệnh
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) mới đây đưa ra cảnh báo cứ 3 người đeo kính áp tròng qua đêm thì một người sẽ bị nhiễm trùng mắt vô cùng đáng sợ.
CDC cảnh báo nhiễm trùng mắt do đeo kính áp tròng qua đêm tăng mạnh đến mức báo động
Nếu bạn đang băn khoăn chuyện có nên đeo kính áp tròng khi đi ngủ hay không thì hãy xem xét câu chuyện này như một lời cảnh báo. CDC mới đây đề cập đến một trường hợp như sau: Một người đeo kính áp tròng qua đêm trong chuyến đi rừng 2 ngày. Khi về nhà, trong lúc tắm, anh đã lau mắt với một chiếc khăn và nghe thấy một tiếng “pop”, sau đó là cảm giác đau mắt dữ dội. Đó là âm thanh giác mạc đã bị xé toạc. Hóa ra người đàn ông này có một vết loét giác mạc đục lỗ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và phải ghép giác mạc ngay lập tức để cứu thị lực của mình.
Nếu bạn đang băn khoăn chuyện có nên đeo kính áp tròng khi đi ngủ hay không thì hãy xem xét câu chuyện này như một lời cảnh báo.
“Khi bạn bị nhiễm trùng mắt nặng, cảm giác sẽ giống như trong đó mọc nhọt hoặc xảy ra hiện tượng áp xe. Cảm giác đau nhức rất khó chịu và bạn sẽ tiết ra chất lỏng, nặng hơn là chất lỏng phun trào không kiểm soát”, GS Thomas Steinemann (giảng viên tại Học viện Nhãn khoa Mỹ) cho hay.
Câu chuyện của người đàn ông này chỉ là 1 trong 6 câu chuyện được trình bày tại một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC gần đây nói về điều khủng khiếp có thể xảy ra khi bạn đi ngủ nhưng vẫn đeo kính áp tròng.
1/3 trong số 45 triệu người đeo kính áp tròng tại Mỹ thường có thói quen đeo kính áp tròng khi đi ngủ nhưng không hề biết nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng 6-8 lần so với bình thường. Những bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, trầy xước giác mạc và làm khô mắt.
1/3 trong số 45 triệu người đeo kính áp tròng tại Mỹ thường có thói quen đeo kính áp tròng khi đi ngủ nhưng không hề biết nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng 6-8 lần so với bình thường.
“Nếu bạn liên tục đeo kính áp tròng ngủ qua đêm thì hãy dừng lại ngay hành động này. Chăm sóc đôi mắt đúng cách, đảm bảo sức khỏe đôi mắt đòi hỏi bạn phải làm điều này”, BS Angela Bevels, người sáng lập và chủ sở hữu của Elite Dry Eye Spa ở Tucson, Arizona cho biết.
Kính áp tròng là khu vực thu thập tất cả những loại vi trùng và bụi bẩn trong cả ngày dài. Nếu bạn để quên trong mắt và hồn nhiên đi ngủ, khả năng bị nhiễm trùng sẽ cực lớn. Bevels giải thích: “Các mảnh vụn từ ống kính tiếp xúc và từ các lề nắp được tạo thành là nguyên nhân gây nhiễm trùng”.
Theo TS Samuel D. Pierce (chủ tịch Hiệp hội quang học Mỹ), sự chuyển động mắt nhanh chóng trong lúc ngủ có thể làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, việc thêm miếng nhựa bơi trong mắt sẽ khiến mắt không nhận đủ oxy – ngay cả khi bạn đang sử dụng cái gọi là thấu kính mở rộng. Dù xốp hơn nhưng chúng vẫn ngăn chặn oxy và giữ lấy bụi bẩn, vi trùng…
Kính áp tròng là khu vực thu thập tất cả những loại vi trùng và bụi bẩn trong cả ngày dài.
Video đang HOT
6 bệnh nhân trong báo cáo của CDC cũng có những thói quen xấu khác nhau khi sử dụng kính áp tròng. 2 người đeo kính áp tròng mà không được hướng dẫn cụ thể, 1 người mua tại cửa hàng tạp hóa, một người khác mua kính qua bán hàng online. Tất cả đều đeo kính áp tròng ngủ qua đêm. Trong số đó, một người đàn ông đeo kính áp tròng liên tục 2 tuần, quên mất việc phải lấy ra khử trùng hàng ngày và bị nhiễm trùng nặng, cần cấy ghép giác mạc.
Theo báo cáo của Cdc, hầu hết các bệnh nhân đều bị tổn thương mắt vĩnh viễn hoặc suy giảm thị lực. Tất nhiên không phải ai quên tháo kính áp tròng và ngủ qua đêm cũng chịu số phận cấy ghép giác mạc nhưng chúng ta nên tuân thủ quy tắc khi đeo để đảm bảo không xảy ra chuyện gì. Không để kính áp tròng trong mắt rồi ngủ qua đêm, không nên để quá một ngày sử dụng kính là điều tối thiểu cần biết khi sử dụng kính áp tròng.
Không để kính áp tròng trong mắt rồi ngủ qua đêm là nguyên tắc tối thiểu khi sử dụng kính áp tròng.
Dễ gặp họa nếu lạm dụng việc đeo kính áp tròng, sử dụng kính áp tròng không đúng cách
BS Đặng Văn Quế (PGĐ Bệnh viện mắt Quốc tế DND) cho biết, nguyên tắc quan trọng nhất trong việc sử dụng kính áp tròng là đảm bảo vệ sinh trong quá trình tháo lắp, bảo quản.
Muốn đặt kính áp tròng vào mắt cần đảm bảo đôi bàn tay sạch sẽ. Dụng cụ, phương tiện, dịch ngâm kính áp tròng cũng phải luôn luôn đảm bảo vệ sinh. “Nếu không khả năng bị nhiễm trùng là rất lớn, phụ thuộc vào thời gian, mức độ đảm bảo vô trùng nhiều hay ít”, BS Quế nói.
Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra. Tùy từng loại kính áp tròng có thể sử dụng được 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm. Khi không sử dụng phải được đặt vào hộp bảo quản để đảm bảo vô trùng.
Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra.
“Bản chất của kính áp tròng là silicon nên khi đi bơi, đi tắm bắt buộc phải tháo kính ra. Vì môi trường ẩm ướt rất dễ khiến kính áp tròng bị thoái hóa, gây nhiễm trùng mắt. Không ngoại lệ, việc để quên kính áp tròng qua đêm cũng là điều cấm kỵ”, chuyên gia khoa Mắt khẳng định.
Bác sĩ cho biết, thực tế là việc sử dụng các loại kính thường thì sẽ tốt hơn cho đôi mắt của bạn. Nhưng tâm lý của các bạn gái lại có vẻ thích kính áp tròng hơn, vì khi đeo tạo cho đôi mắt vẻ long lanh, to đẹp hơn.
“Tuy nhiên nếu bạn không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng kính áp tròng thì tốt nhất không nên sử dụng. Kính áp tròng có thể gây nhiễm trùng mắt, khiến bạn bị mờ mắt. Để lâu hơn, bạn có thể bị nấm mắt, thậm chí là mù hẳn”, BS Quế nói.
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều các loại kính áp tròng từ chất lượng tốt đến trung bình đến kém. Làm thế nào để sử dụng loại phù hợp, đảm bảo sức khỏe đôi mắt? Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa mắt, hoặc tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa mắt, bệnh viện chuyên chữa trị bệnh ở mắt. Sau khi được khám xét về tình trạng sức khỏe đôi mắt, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
Theo Helino
Đeo kính áp tròng đi ngủ có thể gây thủng giác mạc
Khi cảm giác buồn ngủ bắt đầu bao trùm và mí mắt trở nên nặng trĩu, bạn có thể rất ngại phải cố mở mắt để lấy kính áp tròng ra.
Nhưng đây là việc rất cần làm, theo nghiên cứu mới nhất của CDC.
Mang cả kính áp tròng đi ngủ có thể làm nguy cơ nhiễm trùng mắt tăng gấp 8 lần.
Và với 45 triệu người Mỹ đeo kính áp tròng, nhiễm trùng này có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn.
Đeo kính sát tròng qua đêm có thể làm mắt bị thiếu oxy, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ 6 đến 8 lần. Nhiễm trùng có thể gây tổn thương thị lực vĩnh viễn.
Đa số người Mỹ - 75% - cần dùng kính để hỗ trợ thị lực.
Mặc dù hầu hết mọi người dùng kính đeo mắt, song kính áp tròng giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn đối với 11% những người có thị lực không hoàn hảo.
Kính áp tròng có một số ưu điểm về an toàn, đặc biệt là đối với những người chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời vì chúng sẽ không bị vỡ hoặc rơi.
Nhưng mắt là một cơ quan mong manh, và cần sự cân bằng thích hợp của nước muối, oxy cũng như dinh dưỡng tốt.
Kính áp tròng giúp bạn tránh mỏi mắt để nhìn rõ hơn.
Nhưng chúng cũng có thể khiến nhãn cầu bị "ngạt thở", nhất là nếu đeo quá lâu.
Nếu không có đủ oxy, mắt dễ bị tổn thương bởi tất cả các loại vi khuẩn vốn sống hòa bình trên da hoặc trong miệng - như các vi khuẩn khác, như sởi hoặc thậm chí là bệnh lây qua đường tình dục - nhưng không thuộc về mắt.
Kết mạc, lớp màng ngoài cùng bao phủ mắt, bình thường sẽ mang lại sự bảo vệ vững chắc chống lại những tác nhân xâm nhập này.
Nhưng thiếu oxy khiến hàng rào bảo vệ bị suy yếu và tạo ra những lỗ thủng nhỏ ở giác mạc cho phép vi khuẩn xâm nhạp.
Điều này có thể gây viêm giác mạc nhiễm trùng, nếu không chữa trị, có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn và mù lòa.
Năm 2010 - năm gần đây nhất mà CDC có dữ liệu toàn diện - một triệu người đã phải đến các phòng cấp cứu trên khắp nước Mỹ để điều trị nhiễm trùng mắt.
Chỉ 1.075 trường hợp trong số đó có liên quan đến kính áp tròng, nhưng báo cáo mới nhất cho thấy ngủ quên trong khi vẫn mang kính là lý do hay gặp nhất khiến kính áp tròng gây hại cho người đeo.
"Trong số nhiều hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc liên quan đến kính áp tròng, thì mang kính đi ngủ là một trong những hành vi nguy hiểm nhất và là một trong những hành vi được báo cáo phổ biến nhất ở những người sử dụng kính áp tròng, cả thanh thiếu niên và người lớn", báo cáo của CDC cho biết.
Những việc làm này rất phổ biến, với khoảng 1/3 số người sử dụng kính áp tròng thừa nhận rằng thỉnh thoảng họ bị ngủ quên hoặc chợp mắt khi vẫn mang kính áp tròng.
Các nhà nghiên cứu đã tổng kết 6 nghiên cứu điển hình chứng minh lý do tại sao nên bỏ thói quen này.
Một thiếu nữ 17 tuổi thường xuyên mang kinh áp tròng mềm đi ngủ đã bị nhiễm trùng nặng đến nỗi nó trở thành vết loét trong mắt, gây sẹp giác mạc vĩnh viễn.
Một người đàn ông khác phát hiện nhiễm trùng mắt sau một chuyến đi săn hai ngày. Khi ông lau mắt sau khi tắm và nghe thấy tiếng "tách". Bệnh nhân cũng bị loét giác mạc nhưng tình trạng còn tệ hơn nhiều.
Ông phải ghép giác mạc khẩn cấp, và cho dù đã mổ đục thủy tinh thể một năm sau đó, thị lực cũng sẽ không bao giờ phục hồi hoàn toàn.
Một thanh niên 18 tuổi, đã đã đeo kinh áp tròng loại không cần kê đơn để trang trí. Bệnh nhân thường đeo kính đi ngủ và đã đeo được một năm. Các bác sĩ đã giúp điều trị khỏi nhiễm trùng, nhưng thị lực vẫn bị ảnh hưởng vĩnh viễn.
CDC lưu ý rằng tất cả các loại kính áp tròng đều được quản lý và không ai được nhận chúng - ngay cả khi không dùng để điều chỉnh thị lực - mà không có đơn bác sĩ.
Cơ quan này cảnh báo rằng, trong khi một số loại kính áp tròng được cho phép đeo qua đêm, nhưng tốt hơn là đừng làm vậy.
FDA xếp kính áp tròng có thể đeo qua đêm trong cùng một nhóm với máy tạo nhịp tim, bởi vì chúng có "nguy cơ gây hại lớn nhất", theo báo cáo của CDC.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị đau mắt kèm theo những triệu chứng này Giống như bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể, đôi khi, mắt bạn có thể bắt đầu đau nhức mà chẳng vì lý do gì nhưng đau mắt cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh rất nghiêm trọng. Hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị đau mắt kèm theo những triệu chứng này. 1. Ngoài cảm giác...