Cứ 20 phút lại có một người Việt chết vì lao
BS khám và tư vấn về bệnh lao cho BN. (Ảnh minh họa)
Cứ 20 phút lại có một người Việt chết vì lao. Con số này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.
Số người mới mắc các thể hàng năm là khoảng 180.000 bệnh ) đưa ra. Theo đó, năm 2010 tại Việt Nam, khoảng 32.000 người tử vong do lao.
Số người mới mắc các thể hàng năm là khoảng 180.000 bệnh. Tuy nhiên, ước tính tỷ lệ phát hiện bệnh lao các thể của Việt Nam mới chỉ đạt 54%, do vậy tính trung bình: cứ 20 phút lại có 1 người chết vì lao.
Lễ trao giải cuộc thi viết “Nhịp thở cuộc sống” tại Hà Nội. Với thông điệp “Vì một thế giới không còn bệnh lao”, Ngày hội Tư vấn sức khỏe sẽ có các hoạt động: tư vấn và khám sức khỏe miễn phí, phát sách, truyện, tạp chí miễn phí và cung cấp các thông tin, kiến thức về bệnh lao…
Tiếp đến là Lễ trao giải cuộc thi viết Nhịp thở cuộc sống dành cho các nhà báo (được khởi động từ 1- 1- 2011).
ThuTT
Theo Khám phá
Đang dùng thuốc chữa lao có được uống rượu bổ?
Tôi đã điều trị lao tại bệnh viện và hiện vẫn đang dùng thuốc theo phác đồ điều trị ngoại trú. Con rể tôi biếu một chai rượu bổ ngâm thuốc Đông y, nghe nói quý, hiếm và có tác dụng tăng sức. Đề nghị quý báo cho biết tôi đang chữa lao có uống được rượu bổ?
Ông đang dùng thuốc điều trị lao, dù ngoại trú cũng không nên uống rượu bởi chúng tăng hại cho gan. Rượu tấn công ngay vào trung tâm khử độc này. Rượu sau khi uống chỉ có 5% được thải trừ nguyên dạng trong nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, hơi thở và sữa. Còn đến 90-95% rượu được chuyển hóa tại gan qua nhiều giai đoạn để chuyển ethanol thành acetaldehyd (một chất rất độc), rồi sau đó chuyển thành carbonic (CO2) và nước để loại ra khỏi cơ thể.
Với thuốc, hầu hết các thuốc vào cơ thể đều phải qua gan khử độc, đặc biệt là thuốc trị lao thường có độc tính cao. Rượu ức chế chuyển hóa thuốc qua gan làm tăng độc tính của thuốc chống lao. Như isoniazid (biệt dược là rimifon, INH, fimazid...) và các dẫn chất của nó. Isoniazid độc với gan đặc biệt là 3 tháng đầu điều trị, nhất là phải phối hợp với rifampicin (một thuốc chữa lao thường được dùng phối hợp). Độc của isoniazid là hủy hoại tế bào gan, còn rifampicin thì với tác dụng là một men cảm ứng làm tăng độc tính của isoniazid. Biểu hiện sớm nhất của tình trạng viêm gan do thuốc điều trị lao là người mệt mỏi rã rời, bải hoải chân tay, chán ăn, lợm giọng, buồn nôn...
Do vậy, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị lao mà lại vẫn uống rượu (dù là rượu bổ) thì chẳng khác nào giúp chúng "hợp đồng tác chiến" tăng thêm sức mạnh tấn công vào gan, hủy hoại tế bào gan. Đó còn chưa tính đến việc dùng phối hợp các thuốc Tây y với các thuốc bổ Đông y, người ta chưa thật sự hiểu rõ tính chất dược lý của thuốc Nam, thuốc Bắc (các thuốc ngâm bào chế rượu bổ) ra sao, tương tác có hại làm giảm hiệu quả điều trị lao như thế nào.
Qua những dẫn liệu nói trên, trong khi đang điều trị lao ông không nên uống rượu, cho dù rượu đó được coi là quý, hiếm và rất bổ. Bệnh lao nếu dùng thuốc đúng phác đồ điều trị, đúng thời gian quy định có thể khỏi hẳn bệnh.
Theo Sức khỏe đời sống
Phòng chống lao: Lo nhiều hơn mừng? Nước ta vẫn chưa thoát khỏi danh sách các nước có bệnh lao là gánh nặng quốc gia dù có nhiều tiến bộ, thành tựu trong công tác phòng và điều trị lao, được thế giới ghi nhận, đánh giá cao trong những năm vừa qua. Sau hơn 10 năm tích cực phòng chống lao, Việt Nam vẫn trong danh sách các nước...