Cứ 10 tiếng, Mỹ lại mở một cuộc điều tra mới về Trung Quốc
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho biết FBI điều tra về các vụ việc liên quan tới Trung Quốc hàng ngày, thậm chí cứ 10 tiếng lại mở điều tra mới.
FBI mở điều tra về Trung Quốc hàng ngày. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik, trong cuộc điều trần thường niên về các mối đe dọa toàn cầu tại Ủy ban Tình báo Thượng viện ngày 14/4, ông Wray đã cho biết thông tin trên. Ông nói: “Tôi có thể đảm bảo với ủy ban rằng đó không phải là vì người của chúng tôi thừa thời gian”. Ông Wray nói thêm: “Chúng tôi giờ có trên 2.000 cuộc điều tra gắn với chính phủ Trung Quốc”.
Trong những năm gần đây, số vụ gián điệp kinh tế liên quan Trung Quốc tăng tới 1.300%.
Tháng 7/2020, ông Wray cũng báo cáo rằng FBI cứ 10 tiếng lại mở điều tra phản gián liên quan Trung Quốc và nói rằng tại thời điểm đó, gần một nửa trong số 5.000 vụ phản gián có liên quan tới Trung Quốc.
Cuộc đánh giá tình báo nói trên diễn ra sau thông báo ngày 13/4 của Bộ Tư Pháp, nói rằng FBI lặng lẽ xâm nhập hàng trăm máy tính dễ bị tổn thương của các công ty Mỹ để loại bỏ phần mềm độc hại Trung Quốc ra khỏi hệ thống. Bộ Tư pháp cho biết các vụ xâm nhập này được tòa án cho phép và nhằm làm gián đoạn hoạt động tin tặc.
Trước đó, Microsoft cáo buộc Trung Quốc thực hiện một cuộc tấn công có hệ thống nhằm vào dịch vụ thư điện tử Exchange hồi tháng 3. Trung Quốc đã bác bỏ mọi liên quan, nói rằng mình phản đối và đấu tranh với tội phạm mạng dưới mọi hình thức. Trung Quốc kêu gọi Mỹ cung cấp bằng chứng rồi mới đưa ra những cáo buộc nhạy cảm như vậy.
Video đang HOT
Cáo buộc xâm nhập này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng về quân sự, công nghệ, kinh tế, địa chính trị. Căng thẳng vẫn leo thang dưới thời Tổng thống Joe Biden và các nhà quan sát phương Tây nhận định là tồi tệ nhất từ năm 1989.
Ông Biden không thay đổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc được áp dụng từ thời chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump. Trong những tháng gần đây, Mỹ đã tăng cường đối đầu với Trung Quốc trên mọi mặt trận.
Cũng trong cuộc điều trần, ông Wray chỉ ra một chiến dịch mà chính phủ Trung Quốc thực hiện mang tên “Săn cáo”, trong đó các lực lượng Trung Quốc thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật trên đất Mỹ, nhằm vào người Trung Quốc ở nước này mà không phối hợp với Mỹ.
Chiến dịch “Săn cáo” được thực hiện từ năm 2014 để nhằm vào các cá nhân bị cáo buộc chạy khỏi Trung Quốc sau khi tham nhũng hoặc tham gia hoạt động tội phạm. Hàng trăm người Trung Quốc đã bị đưa về nước để đối mặt với các cáo buộc trong chiến dịch này. Mỹ liên tục phản đối chiến dịch “Săn cáo”, coi đây là mối đe dọa với an ninh quốc gia.
Trong cuộc điều trần, ông Wray tiếp tục gọi Trung Quốc là mối đe dọa số một với an ninh kinh tế Mỹ, cáo buộc nước này sử dụng công cụ để gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, viện học thuật, chính quyền mọi cấp ở Mỹ.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns và Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines cũng tham gia cuộc điều trần nói trên và đồng ý với nhận định của ông Wray về Trung Quốc.
Bà Haines coi Trung Quốc là đối thủ thách thức Mỹ trong mọi lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy rà soát các quy chuẩn toàn cầu đang ưu ái Trung Quốc. Bà cũng nhắc lại nghi ngờ của cộng đồng tình báo Mỹ rằng virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 có thể vô tình rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc, nhưng thừa nhận cơ quan tình báo Mỹ không thể khẳng định.
Về phần mình, ông Burns cáo buộc Trung Quốc không minh bạch về nguồn gốc COVID-19.
Ông Trump tố có gian lận bầu cử: Giám đốc FBI nói gì?
Trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, đặc biệt là khi ông Trump cáo buộc "có gian lận", Giám đốc FBI Christopher Wray đã có những nhận xét đầu tiên.
Ông Christopher Wray - Giám đốc Cục Điều tra Liên Bang Mỹ - và Tổng thống Trump (ảnh: AP)
Sau đây là toàn văn bài phát biểu của ông Christopher Wray:
"FBI là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc điều tra, chống lại những vụ tấn công độc hại nhằm vào bầu cử tổng thống, hành vi gian lận bầu cử, đàn áp hoặc đe dọa cử tri. Đây chính xác là những gì chúng tôi đã và đang làm.
Ở FBI, chúng tôi liên kết và phối hợp chặt chẽ với cộng đồng tình báo liên bang để chia sẻ thông tin, tăng cường an ninh, xác định và ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào tới bầu cử tổng thống.
Chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào từ nước ngoài vào cuộc bầu cử, bất kỳ đe dọa nào đối với sự tôn nghiêm của lá phiếu cử tri và bất kỳ hành động nào làm suy yếu lòng tin của công chúng vào kết quả bầu cử.
Nếu FBI phát hiện dấu hiệu có sự can thiệp của nước ngoài hoặc tội phạm bầu cử, chúng tôi sẽ tích cực điều tra, làm việc với các đối tác và đưa ra phản ứng thích hợp.
Vì thế, bạn nên tự tin rằng từng lá phiếu của các bạn đều có giá trị.
Chúng tôi khuyến khích mọi người tìm kiếm thông tin về cuộc bầu cử từ các nguồn đáng tin cậy, cụ thể là các quan chức bầu cử ở từng bang. Các bạn hãy là những người tiếp cận thông tin một cách sáng suốt.
Nếu có nghi ngờ về hoạt động tội phạm bầu cử, tôi đề nghị các bạn gọi ngay cho văn phòng FBI gần nhất.
Toàn thể các nhân viên của FBI cam kết bảo vệ người dân Mỹ, nền dân chủ Mỹ và tính toàn vẹn, chính xác của cuộc bầu cử tổng thống. Chúng tôi không bao giờ mất cảnh giác".
Ông Christopher Wray là người từng khẳng định sẽ từ chối "cam kết trung thành" với Tổng thống Trump.
Quan chức thời Trump bị bắt vì bạo loạn Đồi Captiol Federico Klein, trợ lý Bộ Ngoại giao được bổ nhiệm dưới thời Trump, bị bắt vì liên quan tới cuộc bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1. Samantha Shero, phát ngôn viên văn phòng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại Washington, hôm 4/3 xác nhận cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Klein, 42 tuổi, đã bị bắt và tạm giam ở...