CTCP Quản lý quỹ đầu tư Pacific Bridge đổi tên vẫn thua lỗ và vi phạm
CTCP Quản lý quỹ đầu tư Pacific Bridge là một trong hai công ty vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt vi phạm với mức cao nhất là 85 triệu đồng.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Xử phạt vì không báo cáo theo quy định pháp luật.
Ngày 6/1/2020, UBCKNN đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với tổng mức phạt là 260 triệu đồng.
Trong danh sách bị xử phạt, đáng chú ý có CTCP Quản lý quỹ đầu tư Pacific Bridge là một trong hai công ty bị xử phạt vi phạm với mức cao nhất là 85 triệu đồng.
CTCP Quản lý quỹ đầu tư Pacific Bridge bị phạt vì đã không báo cáo theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
Theo đó, Pacific Bridge không báo cáo UBCKNN về Báo cáo quản trị rủi ro bán niên 2019; Công ty báo cáo UBCKNN không đúng thời hạn quy định về: BCTC quý II/2019, các Báo cáo định kỳ tháng 1, 5, 6, 10, 11/2019, BCTC bán niên soát xét năm 2019, Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính bán niên soát xét năm 2019, BCTC năm 2018 kiểm toán, Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính năm 2018 kiểm toán.
CTCP Quản lý quỹ đầu tư Pacific Bridge nghe tưởng là một công ty mới nhưng thực ra lại là gương mặt khá cũ trên lĩnh vực quản lý quỹ ở Việt Nam với nguồn gốc là CTCP Quản lý quỹ Sao Vàng. Công ty này có tiền thân là Quỹ Đầu tư Sao Vàng được thành lập từ năm 2009 và chính thức có tên gọi CTCP Quản lý quỹ Sao Vàng từ tháng 8/2013.
Trong quá trình hoạt động, CTCP Quản lý quỹ Sao Vàng cũng đã từng bị UBCKNN phạt 200 triệu đồng trong năm 2017 do không tuân thủ hợp đồng quản lý đầu tư, sử dụng tài sản ủy thác để cho vay.
Đổi tên vẫn thua lỗ
Trong giai đoạn 2017-2018, quá trình tái cấu trúc khối công ty quản lý quỹ được UBCKNN thúc đẩy theo hướng đào thải các công ty kinh doanh thua lỗ nhiều, không duy trì được các điều kiện hoạt động theo luật định, kém minh bạch thông tin…
Trong bối cảnh đó, bên cạnh những cái tên “bị xóa” khỏi thị trường do hoạt động quá yếu kém, không ít cái tên khác được đặt lại cho mới để tìm cơ hội mới trên thị trường.
Với hiệu quả hoạt động nhạt nhòa, CTCP Quản lý quỹ Sao Vàng cũng thuộc diện tái cấu trúc. Những người chèo lái CTCP Quản lý quỹ Sao Vàng đã tìm cách “đổi tên” Công ty và kỳ vọng vào tương lai mới.
Quý III/2018, UBCKNN đã cấp giấy phép điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động của CTCP Quản lý quỹ Sao Vàng với cái tên mới là CTCP Quản lý quỹ đầu tư Pacific Bridge.
Sau nỗ lực đổi tên thành công, hoạt động kinh doanh yếu kém vẫn đeo bám Pacific Bridge. Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2019, Pacific Bridge tiếp tục thua lỗ. Tương tự như cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2019, Pacific Bridge không có doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, mà chỉ ghi nhận khoản doanh thu tài chính bèo bọt, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp ngốn hết gần 1 tỷ đồng, khiến cho Công ty lỗ hơn 1,1 tỷ đồng. Tuy mức lỗ này có giảm so với cùng kỳ năm trước là 1,5 tỷ đồng, nhưng cộng dồn lại, Pacific Bridge lỗ quá 50% vốn chủ sở hữu, hiện chỉ còn hơn 28 tỷ đồng.
Theo báo Đầu tư chứng khoán, Công ty Pacific Bridge nằm trong danh sách 19 công ty đến nay chưa từng thành công trong gọi vốn để lập quỹ đầu tư.
Thu Hà
Theo tapchitaichinh.vn
2 quỹ ngoại vừa "trao tay" hơn 800 tỷ đồng cổ phiếu MWG
Chỉ trong vòng 2 tháng, Arisaig đã nhận chuyển nhượng tổng cộng 9 triệu cổ phiếu MWG từ PYN Elite
Ảnh minh họa.
Ngày 6/1 vừa qua, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu 7 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) từ PYN Elite Fund sang Arisaig Asia Consumer Fund Limited.
Với thị giá MWG quanh mức 115.000 đồng/cổ phiếu thời gian gần đây, ước tính giá trị thị trường của giao dịch lần này có thể lên đến hơn 800 tỷ đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên Arisaig và PYN Elite "trao tay" cổ phiếu MWG. Trước đó, vào thời điểm cổ phiếu MWG đang giao dịch quanh vùng đỉnh 125.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 11/2019, Arisaig cũng đã chi khoảng 250 tỷ đồng để nhận về 2 triệu cổ phiếu MWG từ PYN Elite.
Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng, Arisaig đã nhận chuyển nhượng tổng cộng 9 triệu cổ phiếu MWG (tỷ lệ 2,19%) từ PYN Elite với giá trị thị trường ước tính vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng số tiền Arisaig phải chi ra cho những thương vụ này có thể cao hơn giá thị trường của cổ phiếu này do cổ phiếu MWG thường xuyên kín "room" ngoại.
Được biết, Arisaig Asia Consumer Fund là quỹ đầu tư hiện đang quản lý hơn 2,4 tỷ USD trong khi giá trị tài sản ròng (NAV) của PYN Elite vào khoảng 294,4 triệu Euro. Theo báo cáo cập nhất thời điểm gần nhất (13/12/2019), khoản đầu tư vào MWG chỉ còn chiếm 8,1% danh mục của quỹ ngoại này xếp thứ 4 sau TP Bank (9,9%), VEAM (9,4%) và HD Bank (9,4%).
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Nhiều công ty quản lý quỹ lọt "tầm ngắm" tái cấu trúc năm 2020 Theo ông Phạm Hồng Sơn- Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), trong năm 2020 sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc các công ty quản lý quỹ kinh doanh thua lỗ... UBCK cho biết, trong năm 2019 hoạt động của các công ty quản lý quỹ tương đối ổn định và có hiệu quả. Tổng giá trị tài...