CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành chào bán 10 triệu cổ phần ra công chúng
Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 24/9 tới, sẽ tổ chức phiên đấu giá bán 10 triệu cổ phần của CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (TEG), với giá khởi điểm là 10 nghìn đồng/cổ phần.
(Ảnh minh họa)
TEG được thành lập từ năm 2011, với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, sau 10 năm đi vào hoạt động, vốn điều lệ của công ty tăng lên 323,8 tỷ đồng.
TEG hoạt động trên 2 lĩnh vực chính là xây lắp dự án điện mặt trời, bất động sản và xây dựng.
Ngoài 2 lĩnh vực hoạt động trên, TEG còn thực hiện các hoạt động đầu tư cổ phần, đầu tư dự án… với vai trò là chủ đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện mặt trời và điện gió).
Đợt chào bán cổ phần ra công chúng trong kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển của TEG, cùng với chào bán 21,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Video đang HOT
Số tiền thu được từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu và chào bán công khai ước tính 315,89 tỷ đồng sẽ dùng đầu tư và gia tăng sở hữu cổ phần tại CTCP Năng lượng Trường Thành (TTP) từ 26,28% lên 90,14% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp kêu 'mất cơ hội vì vướng giải phóng mặt bằng'
Đại diện TNI Holdings Việt Nam cho biết, giải phóng mặt bằng là "cục nghẹn" của giới đầu tư hạ tầng bất động sản công nghiệp, một số thậm chí vì nó mà mất đơn hàng.
Thông tin trên được bà Vũ Thu Hằng, Trưởng ban kinh doanh, TNI Holdings Việt Nam chia sẻ tại toạ đàm về nhận diện xu hướng mới trong phát triển khu công nghiệp 20/9.
Bà Hằng cho biết, với quỹ đất rất lớn của khu công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng buộc phải đền bù theo giai đoạn, cũng như chia nhỏ từng phần. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý cũng như quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, quá trình này bị kéo dài.
Điều này đã tạo ra thách thức, áp lực với quá trình hoạch định kinh doanh của doanh nghiệp; giảm niên hạn còn lại cho nhà đầu tư tại dự án, dẫn đến giảm giá trị của khu công nghiệp.
"Doanh nghiệp đã mất đi rất nhiều thời cơ, đặc biệt trong thời gian vừa qua khi có nhiều đơn hàng đến nhưng không thể đảm bảo được đúng tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch", bà Hằng nói.
Bên cạnh đó, vừa qua, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam liên tục nóng lên trước làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc của nhiều tập đoàn lớn. Thị trường bất động sản công nghiệp bùng nổ trong năm nay khi thu hút được nhiều đầu tư, khiến nhu cầu nguồn cung, giá thuê đều được đẩy lên.
Do vênh cung cầu, các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá rất cao để được ký hợp đồng thuê, xong thủ tục cấp phép sớm để đi vào hoạt động. Nhưng giải phóng mặt bằng lâu nay, được bà Hằng ví là "cục nghẹn" với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản công nghiệp.
Đơn cử, số liệu của Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM hồi tháng 5 cho biết, hiện thành phố còn 11 khu công nghiệp chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng diện tích đất bị vướng mắc hơn 100 ha cùng hàng trăm hộ dân chưa di dời. Thậm chí, có doanh nghiệp 20 năm vẫn vướng tranh chấp, phải nhờ thành phố "giải cứu".
Do đó, mong mỏi lớn nhất của doanh nghiệp như TNI Holdings là được tháo gỡ các khó khăn này, giảm các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chuẩn bị hạ tầng, đón luồng đầu tư trên toàn thế giới.
Bên cạnh vấn đề nguồn cung, nhiều ý kiến tại toạ đàm cũng đánh giá mô hình khu công nghiệp cần có những thay đổi nhất là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị sống chung với dịch.
Ông Hong Sun, Phó chủ tịch Korcham Việt Nam đánh giá, các khu công nghiệp tại Việt Nam thường theo mô hình truyền thống - tức chỉ có nhà máy, không có nhà ở. "Khu công nghiệp đơn thuần là cơ sở sản xuất thôi", ông nói.
Trong khi đó, xu thế phát triển khu công nghiệp ở nhiều nước, đặc biệt ở Hàn Quốc, là hỗn hợp, kết hợp khu đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện... giống một đô thị thu nhỏ.
"Trong Covid-19, nhiều nhà máy tại Việt Nam đã áp dụng 3 tại chỗ. Nếu Việt Nam phát triển mô hình khu công nghiệp hỗn hợp, việc sống và làm việc tại chỗ sẽ thuận tiện hơn nhiều", ông nói.
Mặt khác, với nguồn lực đất ngày càng hạn chế, ông cho biết, nhiều nước đang xây dựng nhà máy đa tầng, để tận dụng được đất đai. Số tầng xây cũng sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất.
"Hy vọng các ban ngành, địa phương liên quan sẽ sớm điều chỉnh để áp dụng theo mô hình các nước phát triển đã và đang làm. Nếu chỉ là nhà máy truyền thống thì sẽ khó bền vững, đặc biệt sau dịch", ông nói.
Ông Ko Tae Yeon, Tổng giám đốc Công ty Heesung Electronics Vietnam tại Hải Phòng, cũng đồng tình với ý kiến cần có nơi lưu trú (nhà ở, ký túc xá) tại khu công nghiệp nhằm đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động. Ngoài ra, trước bối cảnh Covid-19, ông lưu ý thêm các khu công nghiệp cần được xây dựng "thông minh" hơn trong việc kết nối thông tin, giao tiếp, quản lý lao động.
"Số lượng 12 khu công nghiệp tại Hải Phòng là chưa đủ. Tỷ lệ lấp đầy đang rất cao. Vài tháng tới, khi tình hình Covid-19 khả quan hơn, thị trường sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư mới, do vậy, cần có sự chuẩn bị tốt hơn", ông nói.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh đến việc các khu công nghiệp cần được chuyên môn hoá. Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng, nơi doanh nghiệp có nhà máy được xem là một địa điểm có tính chuyên môn hoá, nhờ sự có mặt của LG Electronic, kéo theo nhiều nhà cung cấp, đối tác. Nhưng nhiều khu công nghiệp khác tại Hải Phòng lại chưa làm được điều này.
Hiện Việt Nam có ba loại hình khu công nghiệp cơ bản là: khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp đô thị dịch vụ và khu công nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, trên thực tế có hai mô hình, gồm: đầu tư hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các nhà đầu tư vào thuê đất tổ chức sản xuất kinh doanh; mô hình được đầu tư đồng bộ thành một khu công nghiệp. Các khu công nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn vẫn phát triển theo hướng đa ngành, thiên về tạo ra quỹ đất để kêu gọi các doanh nghiệp thuê sản xuất kinh doanh.
Nhật Bản dẫn đầu rót vốn FDI ở miền Trung Tính đến nay, có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án FDI tại các tỉnh miền Trung. Trong đó, dẫn đầu là Nhật Bản, theo sau là Đài Loan, Singapore. Một góc Khu tinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: nhadautu.vn Theo Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/8/2021,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Công an tạm giữ xe đạp điện để điều tra sau khi làm việc với mẹ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Hủy quyết định không khởi tố, vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long sẽ được lật lại ra sao?

Toàn cảnh vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa
Có thể bạn quan tâm

Ưu và nhược điểm cần biết về thành phố thông minh
Thế giới số
08:51:05 06/05/2025
Khám phá Trường thành nước ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
Du lịch
08:46:44 06/05/2025
Địa Đạo thu 170 tỷ vẫn phải thêm gấp cảnh quan trọng, Thái Hoà ấm ức, tỏ thái độ
Phim việt
08:44:39 06/05/2025
Công an phường "khoanh vùng" nhanh nhóm người sử dụng ma túy và tàng trữ vũ khí
Pháp luật
08:27:36 06/05/2025
Bạn gái tiền đạo ĐT Việt Nam diện bikini đầy quyến rũ
Sao thể thao
08:21:29 06/05/2025
Có lương hưu 15 triệu, tôi giả nghèo đến nhà con trai, nhưng một việc làm của con dâu khiến tôi bỏ đi ngay lập tức
Góc tâm tình
08:15:26 06/05/2025
Sao Việt 6/5: Thanh Lam khoe khoảnh khắc thân thiết bên vợ của chồng cũ
Sao việt
08:03:24 06/05/2025
10 phim cổ trang Hàn Quốc hay nhất thập kỷ (P.1): Từ "flop" thành "huyền thoại" - bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu kiệt tác rồi?
Phim châu á
07:57:49 06/05/2025
Mỹ nam đẹp đến mức bị kêu gọi cấm sóng, đổi đời nhờ yêu tiểu tam bị cả nước ghét bỏ
Hậu trường phim
07:55:21 06/05/2025
Jennie trở lại Met Gala 2025: Sang xịn mịn có thừa, quý cô Chanel giá đáo
Phong cách sao
07:54:31 06/05/2025