CTCK nói gì sau “cú lừa” nghìn điểm của VnIndex?
Trước đây, khi thị trường vào “trend” tăng giá, nhà đầu tư thường có thói quen giữ cổ phiếu để “ăn dày”, ăn hết nhịp tăng của thị trường. Bây giờ, sau giai đoạn khá lâu thị trường lình xình đi ngang, thói quen “ăn mỏng” đã bắt đầu hình thành.
Phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng kiến cảnh VnIndex tăng điểm nhanh chóng giúp chỉ số “phi” qua mốc nghìn điểm được giới đầu tư chờ đợi. Tuy vậy, niềm vui ngắn khi lực bán chốt lãi tăng nhanh khiến chỉ số giảm dần và rồi, đầu giờ chiều đã rời khá xa con số nghìn điểm. Chưa dừng lại ở đó, chốt phiên giao dịch, VnIndex đã đảo chiều giảm sâu 12 điểm.
Thành quả tăng điểm của một tuần đã đi tong cùng cú đảo chiều cuối phiên hôm qua của VnIndex.
Công ty chứng khoán cho rằng thị trường giảm “quá trớn”
Báo cáo phân tích thị trường chứng khoán cuối phiên hôm qua của VCSC nhận định tín hiệu kỹ thuật của thị trường đã thay đổi theo chiều hướng xấu. Cụ thể, VN-Index dù vẫn giữ được tín hiệu trung hạn Tích cực những đã chuyển tín hiệu ngắn hạn xuống mức Trung tính. Còn lại, VN30 đã tạm chuyển tín hiệu ngắn hạn xuống mức Tiêu cực, đồng pha với tín hiệu của HNX-Index, VNMidcap và VNSmallcap.
Tuy nhiên, VCSC cho rằng với phiên giảm mạnh có vẻ hơi quá trớn của VN-Index và VN30 do tác động từ VHM, kết hợp với 3 phiên giảm điểm liên tiếp của các chỉ số còn lại, thị trường sẽ có những nỗ lực hồi phục vào ngày 31/7. Theo đó, VN-Index có thể sẽ kiểm định lại kháng cự của cặp MA5, MA10 ngày tại 988-992 điểm với kỳ vọng vực dậy được xu hướng tăng điểm. Chỉ số sàn HOSE có thể làm được điều này nếu đóng cửa phía trên mốc 992 điểm còn VN30 đóng cửa trên mốc 884 điểm. Ngược lại, những dấu hiệu yếu của nhịp hồi phục có thể dẫn đến rủi ro giảm điểm của những phiên cuối tuần.
Chứng khoán MBS lại nhận định rằng thi trương trước phiên hôm qua đươc ky vong se thuân lơi đê vươt ngương tâm ly 1.000 điêm khi cac bluechips đông loat bao cao lơi nhuân khung. Đúng với dự đoán, VnIndex đa tăng ngay tư đâu phiên va vươt ngương 1.000 điêm, tuy nhiên thanh khoan không đươc cai thiên va đô rông thi trương kem đa không đu sưc giư chỉ số ơ trên môc nay. Môt phiên chôt lơi trên diên rông va tâp trung ơ nhom bluechips, toan thi trương ghi nhân 89 ma tăng/207 ma giam, ơ rô VN30 chi co 2 ma tăng trong khi co tơi 23 ma giam.
Video đang HOT
Theo MBS, thanh khoan tăng trong khi măt băng cô phiêu giam la liêt la biêu hiên cua viêc chôt lơi ơ nhom cô phiêu bluechips tăng tôt trong thơi gian vưa qua va ca hoat đông căt lô ơ cac ma không tăng va chưa tăng theo thi trương. Dong tiên phiên nay chôt lơi ơ nhom bluechips cung không dich chuyên sang nhom midcap hoăc smallcap cho thây nha đâu tư đang thân trong chơ va ky vong co thê mua lai ơ gia tôt hơn, thi trương phai sinh cung cho thây điêu nay vơi lưc short manh cuôi phiên. Như vậy, các bluechips quan trọng nhất đã ra hết tin kết quả kinh doanh. Thị trường đang cho thấy một phản ứng khá thận trọng khi nhà đầu tư chọn giải pháp chốt lời, thay vì lao vào mua. Đây cung la giai đoan thi trương cung đang can dân thông tin hô trơ, do vây nha đâu tư co thê chôt lơi trong khi chưa vôi mơ vi thê mua mơi.
Nhà đầu tư đang thận trọng hơn, thói quen “ăn mỏng” đã hình thành
Diễn biến của thị trường hơn một năm trở lại đây cho thấy, có vẻ như tâm lý thận trọng đã bao trùm toàn thị trường chứng khoán. Cứ mỗi nhịp hồi của thị trường dù mới vài phần trăm thì nhà đầu tư đã ngay lập tức chốt lãi giữ thành quả. Đa phần những cổ phiếu tăng 5-15% đều chịu áp lực chốt lãi. Trước đây, khi thị trường vào “trend” tăng giá, nhà đầu tư thường có thói quen giữ cổ phiếu để “ăn dày”, ăn hết nhịp tăng của thị trường.
Theo nhận định của một số nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường, thị trường chứng khoán cơ sở tương đối khó “kiếm ăn” những năm gần đây do tâm lý ăn mỏng của nhà đầu tư. Lời khuyên của nhà đầu tư này cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ là phải dành thời gian nhiều hơn nữa để canh những biến động bất chợt của thị trường và hành động, nếu lỡ nhịp thì giữ tiền chờ cơ hội khác, đừng đua mua cổ phiếu khi giá đã tăng trên 5%.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
[Điểm nóng TTCK tuần 15-19/7] Chứng khoán thế giới lao dốc, chứng khoán Việt Nam chờ "sóng" kết quả bán niên
VN-Index đang đứng trước cơ hội trở lại mốc 1.000 điểm nhờ xu hướng giao dịch tích cực đón sóng KQKD quý II của các doanh nghiệp niêm yết.
1. Chứng khoán Việt Nam tăng điểm
Những gì diễn ra trên bảng điện tuần qua tiếp tục cho thấy những diễn biến tích cực, bất chấp đà tăng giảm đan xen. Chốt tuần, VN-Index đứng ở mức 982,34 điểm, tăng 0,7% so với tuần trước, trong khi đó HNX-Index cũng tăng 1,1% lên 107,07 điểm.
Thị trường mở cửa tuần giao dịch trong sắc đỏ, nhưng nhanh chóng lấy lại đà tăng những phiên sau đó. Lần đầu tiên trong nhiều tuần, VN-Index trở lại mốc 980 điểm và tràn đầy hy vọng trở lại mốc 1.000 điểm. Tâm lý thị trường tiếp tục duy trì trạng thái tích cực, đặc biệt là dự báo về những nhóm ngành sẽ có kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm. Những "đợt sóng" đón đầu kết quả quý II là động lực giữ đà tăng cho thị trường hiện tại.
Tâm điểm của thị trường tuần qua đó là các cổ phiếu ngân hàng. Triển vọng kết quả kinh doanh quý II tích cực đã giúp nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngành này tăng giá mạnh, đặc biệt là xu hướng tăng xuất hiện ở hầu hết những cổ phiếu chủ chốt.
Cổ phiếu VCB của Vietcombank đóng vai trò dẫn dắt thị trường và cả nhóm ngành khi tăng 7,2% lên 79.000 đồng. Các cổ phiếu ngân hàng khác cũng có mức tăng giá tích cực như ACB của Ngân hàng Á Châu (2,7%), BID của Ngân hàng BIDV (4,5%), MBB của Ngân hàng MB (4%)...
Trong khi đó, những nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tiêu cực có xu hướng giảm điểm. Cổ phiếu CTD của Coteccons đã chịu áp lực bán gia tăng khi công bố kết quả kinh doanh quý II kém tích cực.
Thị trường chứng khoán sau những phiên sôi động ban đầu, giờ đã mất dần sức hấp dẫn bởi sự đi lên của thị trường cơ sở và những nhận định cho rằng giá chứng quyền đã trở lên phi lý.
2. Chứng khoán thế giới lao dốc
Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ giảm xuống khi mùa báo cáo thu nhập doanh nghiệp quý hai bắt đầu. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 27.154 điểm (giảm 0,76%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 8.146 điểm (giảm 1,41%) và S&P500 đóng cửa ở 2.976 điểm (giảm 1,35%). Các cổ phiếu năng lượng giảm do nguồn cung dầu thô trong nước giảm ít hơn dự kiến và các báo cáo cho thấy Iran đã có bước đi hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư dường như tiếp tục tập trung chủ yếu vào các mối quan tâm vĩ mô, đặc biệt là khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất 25 hoặc 50 điểm cơ bản (0,25% hay 0,50%) tại cuộc họp thiết lập chính sách ngày 30 tháng 7.
Thị trường chứng khoán ở châu Âu chịu áp lực suốt cả tuần do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung mới, khi các cuộc đàm phán giữa hai nước dừng lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá hơn 325 tỷ USD và dừng đàm phán đối với Trung Quốc về công ty Huawei. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.508 điểm (tăng 0,04%), chỉ số DAX 30 của Đức xuất khẩu đóng cửa ở 12.260 điểm (giảm 0,7%). Căng thẳng chính trị khiến lợi suất của trái phiếu Ý 10 năm đã tăng lên 1.624% sau khi Phó Thủ tướng Matteo Salvini của đảng Liên minh cực hữu đe dọa rút lui khỏi chính phủ liên minh với Phong trào Năm sao.
Chứng khoán Nhật Bản sụt giảm trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 21.466 (giảm 1%). Vào cuối ngày thứ Sáu, đồng yên đứng ở mức 107,64 yên/đô la Mỹ, mạnh hơn một chút trong tuần. Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm trong tháng thứ bảy liên tiếp. Mức giảm 6,7% trong tháng 6 so với năm trước là một sự giảm sút lớn hơn so với các nhà kinh tế dự kiến, mặc dù sự sụt giảm trong nhập khẩu đã đưa cán cân thương mại Nhật Bản trở lại vị thế thặng dư. Các yếu tố chính là tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sản lượng của đất nước cũng bị tổn thương do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng khu vực và hạn chế xuất khẩu các lô vật liệu và thiết bị sản xuất chip đến Hàn Quốc.
Chứng khoán Trung Quốc đã kết thúc tuần gần như không thay đổi. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.924 điểm (giảm 0,1%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 28.765 điểm (tăng 1,63%). Cả hai chỉ số đều giảm từ đầu tuần và chỉ tăng trở lại vào ngày thứ 6 do kỳ vọng tăng lên về việc Fed hạ lãi suất.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán ngày 18/7: Sắc đỏ lan rộng, khối ngoại vẫn mua ròng Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu là nguyên nhân chính khiến sắc đỏ ngày càng lan rộng. Nhà đầu tư theo dõi giao dịch tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Vietcombank. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN Tuy nhiên, điểm tích cực là tình trạng bán tháo không diễn ra và thanh khoản chỉ đạt ở mức thấp. Kết thúc phiên giao...