CSGT TP.HCM phạt nguội hơn 3.800 trường hợp vi phạm trên QL1 trong vòng nửa tháng
CSGT TP.HCM đã xử phạt hơn 3.800 trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ qua trích xuất hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên QL1 đoạn qua TP.HCM.
Chiều 16.5, trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, hệ thống camera giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên QL1 đoạn qua TP.HCM chính thức hoạt động từ ngày 1.5, đến nay PC08 đã xử phạt tổng cộng 3.801 trường hợp vi phạm.
CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, video để đối chiếu, xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hạn chế tranh cãi. Ảnh BÍCH NGÂN
Trong đó, CSGT TP.HCM ghi nhận người dân vi phạm nhiều nhất là lỗi chạy quá tốc độ với 3.684 trường hợp, lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường là 113 trường hợp.
“Hệ thống camera giám sát trên tuyến quốc lộ 1 hiện đại, độ phân giải cao. CSGT có thể quan sát, phối hợp xử lý ùn tắc, tai nạn giao thông. Đồng thời, thống kê lượng phương tiện ra vào trên tuyến, loại phương tiện và biển số xe theo thời gian giờ cụ thể”, thượng tá Bình cho biết. Ảnh BÍCH NGÂN
Hiện nay, trên tuyến QL1 đoạn qua TP.HCM (từ cầu Đồng Nai – giáp ranh Long An) được lắp đặt tổng cộng 47 camera giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, áp dụng đối với cả xe máy.
Trong đó có 7 camera bắn tốc độ, 8 camera xử lý lỗi vượt đèn đỏ, 8 camera nhận diện biển số phương tiện, 5 camera xử lý lỗi dừng, đỗ và 19 camera PTZ có chức năng quan sát 2 chiều đường, quay, quét, zoom với bán kính 2 km.
Video đang HOT
Tùy vào khu vực cụ thể, PC08 sẽ lắp đặt camera giám sát phù hợp, hạn chế lực lượng CSGT túc trực nhằm nâng cao hiệu quả công tác và ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của người dân. Hệ thống camera giám sát trên tuyến QL1 có thể zoom thông tin biển số, loại phương tiện, hành vi vi phạm… theo thời gian cụ thể. Ảnh BÍCH NGÂN
“Qua trích xuất hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên tuyến quốc lộ 1, CSGT ghi nhận được biển số xe, loại phương tiện, hành vi vi phạm theo thời gian cụ thể. Hình ảnh ghi nhận được qua hệ thống giám sát đảm bảo các yếu tố pháp lý và nghiệp vụ làm căn cứ xử lý vi phạm công khai minh bạch. Mặt khác, việc người dân tự giác chấp hành giao thông trên suốt chặng đường, không chủ quan, đối phó, có ý nghĩa to lớn góp phần kéo giảm tai nạn giao thông”, thượng tá Bình cho hay.
Thượng tá Bình cho biết, hình ảnh ghi nhận được qua hệ thống giám sát đảm bảo các yếu tố pháp lý và nghiệp vụ làm căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai minh bạch. Ảnh BÍCH NGÂN
Theo đó, để xử lý vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát trên tuyến QL1, CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, tra cứu trên hệ thống đăng ký xe để có địa chỉ của chủ xe, rồi gửi thông báo về địa chỉ của chủ xe, mời chủ xe lên làm việc. Sau đó, CSGT lập biên bản xác minh vụ việc, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt.
Kể từ ngày 21.5, Thông tư 15/2022/TT-BCA có hiệu lực quy định, trong trường hợp không dừng được ngay phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tiến hành giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc, thượng tá Bình cho biết thêm.
CSGT TP.HCM nộp kho bạc hơn 38 tỉ đồng sau 1 tháng ra quân xử lý vi phạm
Chiều cùng ngày (16.5), PC08 Công an TP.HCM thông tin, từ ngày 15.4 – 15.5, đơn vị đã tổng kiểm tra, phát hiện 41.301 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ. So với cùng kỳ năm 2021 giảm hơn 6.000 trường hợp.
PC08 đã ra quyết định phạt tiền 27.194 trường hợp, nộp kho bạc hơn 38 tỉ đồng. Trong đó, CSGT TP.HCM phạt theo thủ tục không lập biên bản là 5.816 trường hợp, thu hơn 868 triệu đồng, tước GPLX 4.881 trường hợp. Đồng thời tạm giữ 5.773 phương tiện, gồm: 91 xe ôtô, 5.114 xe môtô và 55 xe loại 3 – 4 bánh.
Bộ Công an đề xuất đấu giá biển số xe: Bán xe được giữ lại biển
Theo dự thảo nghị quyết, việc bán xe được giữ lại biển số và được đăng ký sử dụng biển số đó khi mua xe mới sẽ rất thuận lợi cho việc xác định chủ xe là ai, nâng cao hiệu quả quản lý.
Bộ Công an đang lấy ý kiến của người dân với dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, bao gồm: giá khởi điểm của biển số đưa ra đấu giá, trường hợp bán cho người duy nhất tham gia đấu giá; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là người) trúng đấu giá; sử dụng nguồn thu từ đấu giá biển số.
CSGT đăng ký, cấp biển số xe cho người dân - Ảnh: Bộ Công an
Theo dự thảo, biển số được lựa chọn đấu giá là biển số ô tô nền màu trắng, chữ và số màu đen trong kho biển số chưa được đăng ký mà Cơ quan đăng ký dự kiến cấp mới theo từng tháng, quý, 6 tháng hoặc 1 năm.
Không đưa ra đấu giá biển số cấp cho xe mua sắm từ ngân sách nhà nước, xe của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng, xe của doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, xe của tổ chức doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm việc trong cơ quan, tổ chức đó hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Người được tham gia đấu giá là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được tham gia cuộc đấu giá biển số của địa phương nơi đóng trụ sở (đối với tổ chức, doanh nghiệp) hoặc nơi đăng ký thường trú (đối với cá nhân).
Cơ quan tổ chức đấu giá là công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức đấu giá biển số theo phân cấp đăng ký quản lý phương tiện.
Về hình thức đấu giá, Bộ Công an giao công an cấp tỉnh ký hợp đồng thuê tổ chức đấu giá tài sản có trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức đấu giá trực tuyến.
Việc xác định giá khởi điểm được quy định cụ thể như sau:
Vùng 1 (gồm Hà Nội, TP.HCM): Giá khởi điểm của 1 biển số đưa ra đấu giá (đơn vị tính là Việt Nam đồng) = Mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương x 2.
Vùng 2 (gồm các địa phương còn lại): Giá khởi điểm của 1 biển số đưa ra đấu giá (đơn vị tính là Việt Nam đồng) = Mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương x 10.
Bên cạnh đó, quyền của người trúng đấu giá là được ký hợp đồng với cơ quan tổ chức đấu giá để xác lập quyền đối với biển số trúng đấu giá; được sử dụng biển số trúng đấu giá; khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu (biển số đi theo người); khi thay đổi địa chỉ nơi thường trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người trúng đấu giá không phải nộp lại biển số trúng đấu giá.
Biển số trúng đấu giá chỉ được cấp cho người đã đăng ký tham gia đấu giá và trúng đấu giá.
Biển số trúng đấu giá được cơ quan đăng ký quản lý và chỉ cấp khi người trúng đấu giá làm thủ tục đăng ký theo quy định về đăng ký xe (khi chưa làm thủ tục đăng ký người trúng đấu giá chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng biển số trúng đấu giá).
Cơ quan đăng ký xe có quyền thu hồi biển số trúng đấu giá khi biển số được sử dụng không đúng quy định của pháp luật (xe gắn biển số trúng đấu giá vi phạm pháp luật bị tịch thu theo quy định)...
Số tiền thu được từ đấu giá biển số sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định, sẽ phân chia nguồn thu theo tỉ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương.
4 điểm mới về đăng ký, cấp biển số ô tô, xe máy từ 21-5 Từ ngày 21-5, áp dụng các quy định mới về đăng ký và cấp biển số xe Từ ngày 21-5, Thông tư 15/2022 sửa đổi, bổ sung một số thông tư, trong đó sửa Thông tư 58/2020 về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chính thức có hiệu lực với nhiều điểm...