CSGT Tân Sơn Nhất bị tố đòi 6,2 triệu: Cần khởi tố vụ án?
Giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo xác minh vụ việc một CSGT bị tố đòi 6,2 triệu đồng của người vi phạm. Trong khi đó, dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng cần khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.
Liên quan đến vụ việc một chiến sĩ CSGT Tân Sơn Nhất bị tố đòi 6,2 triệu đồng cho lỗi vi phạm 350.000 đồng, Công an TP.HCM đã vào cuộc kiểm tra, xác minh. Việc này được thực hiện theo chỉ đạo của Giám đốc Công an TP.HCM, sau khi Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt có báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo.
Một chiến sĩ CSGT thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất bị tố vòi tiền người vi phạm. (Ảnh minh họa)
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết nếu thông tin của người thanh niên tố cáo CSGT ở trên là đúng thì cần khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật.
Theo vị luật sư, những năm gần đây, trên báo chí, mạng xã hội xuất hiện không ít thông tin về các trường hợp CSGT bị tố nhận mãi lộ (thuật ngữ pháp luật là nhận hối lộ), không ít trường hợp đã bị phát hiện, xử lý, trong đó có cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặc dù lãnh đạo ngành này đã quyết liệt trong việc chấn chỉnh lại kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ, xử lý đối với các trường hợp vi phạm khiến tình trạng đòi mãi lộ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, vẫn có những vụ việc CSGT bị người dân tố cáo như trong trường hợp trên.
Theo như nội dung tố cáo, hành vi của chiến sĩ CSGT Tân Sơn Nhất không chỉ là đòi hỏi, ép buộc người vi phạm đưa hối lộ, mà còn có dấu hiệu của hành vi cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng hoàn cảnh của người vi phạm giao thông để đe dọa, uy hiếp, ép buộc họ phải đưa tiền cho người thi hành công vụ.
Vì vậy, vụ việc này cần chuyển đến cơ quan thanh tra công an thành phố hoặc cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét xử lý theo quy định pháp luật. Trong trường hợp kết quả điều tra, xác minh cho thấy nội dung tố cáo của thanh niên trên là đúng sự thật, cần phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý nghiêm minh.
“Trường hợp vi phạm như nội dung tố cáo này phải xem xét kỹ lưỡng, nếu có vi phạm, cần phải xử lý nghiêm minh bằng các chế tài của pháp luật, trong đó không tránh khỏi việc áp dụng chế tài hình sự. Những cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất cần phải bị loại bỏ ra khỏi bộ máy Nhà nước để nhường chỗ cho những người tốt, những người có đủ phẩm chất, năng lực có cơ hội phấn đấu.
Video đang HOT
Việc xử lý nghiêm minh những trường hợp vòi vĩnh, nhận tiền hối lộ của người dân sẽ đảm bảo được niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Đó là một trong những giải pháp để phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay”, luật sư Cường nhấn mạnh.
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, theo quy định của pháp luật, tội Cưỡng đoạt tài sản không quy định mức tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội danh này có cấu thành hình thức, theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác đe dọa, uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Ai vi phạm điều luật này có thể phải đối mặt với mức phạt 15 năm tù.
Chiếc xe máy của anh Phú chưa gắn biển số.
Trước đó, theo tố cáo của anh Thái Đăng Phú (23 tuổi, tạm trú tỉnh Bình Dương), vào ngày 12/5, anh này đi xe máy Exciter mới mua, chưa được cấp biển số, di chuyển trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình). Khi đang đi, anh Phú bị CSGT tên M (thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất – Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt Công an TP.HCM) dừng xe kiểm tra giấy tờ.
Do xe mới mua và đang chờ cấp biển số, anh Phú cho biết chỉ cung cấp được giấy phép lái xe và giấy biên nhận giao xe của cửa hàng bán xe. Tuy nhiên sau đó, CSGT thông báo lỗi xe không biển số với mức phạt 6,2 triệu đồng, nếu đóng tại chỗ thì trả lại giấy phép lái xe và cho đi ngay.
“Khi thắc mắc với CSGT tên M lỗi vi phạm này chỉ khoảng 300.000 – 400.000 đồng và không đồng ý đưa tiền, tôi cùng xe bị người này đưa về trụ sở đội CSGT trên đường Trần Huy Liệu”, anh Phú kể.
Khi về đội, anh Phú nói CSGT tên M tiếp tục đòi tiền, nhưng “hạ giá” còn 6 triệu. Khi Phú nói mình làm công nhân, không có nhiều tiền, CSGT nêu trên gợi ý nhờ bạn bè chuyển tiền qua thẻ ATM, ra ngoài rút, rồi vào đưa lại.
“Tôi trả lời là giờ này, bạn bè đều đi làm công ty, không có ai ở ngoài để chuyển khoản thì CSGT tên M tiếp tục gợi ý là chuyển tiền qua tài khoản Internet banking”, anh Phú nói.
Khi Phú trình bày khổng phải ai cũng có ứng dụng Internet banking để chuyển tiền, CSGT đưa qua một phòng riêng không có người và lại nói lỗi không biển số phạt 5 triệu đồng, nếu đưa thì cho đi ngay.
Khi anh Phú tiếp tục nói mình không có nhiều tiền như vậy, anh M nói mở ví cho xem. Tuy lưỡng lự nhưng sau đó, anh đã mở hé ví, thấy có tiền, cán bộ CSGT thò tay rút luôn 4 tờ 500.000 đồng (tổng cộng 2 triệu đồng) ở ngăn ví để tiền chẵn.
Theo anh Phú, CSGT nêu trên nói là lấy trước 2 triệu, đồng ý cho đưa xe về nhưng giữ giấy phép lái xe và hẹn sẽ trả lại khi đưa thêm 3 triệu đồng.
Vụ giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp gom khẩu trang: Công an mở rộng điều tra
Sau khi ông Phạm Hữu Quốc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp (TP HCM), nhận quyết định không khởi tố vụ án, VKSND quận Gò Vấp đã yêu cầu điều tra thêm một số hành vi
Ngày 22-5, Cơ quan CSĐT Công an quận Gò Vấp cho biết đã mời ông Phạm Hữu Quốc (SN 1968, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp, đang bị đình chỉ công tác) lên làm việc thông báo một số vấn đề liên quan.
Theo đó, ông Quốc được thông báo trước đó Công an quận Gò Vấp ra quyết định không khởi tố với ông về tội "Đầu cơ" nhưng VKSND quận Gò Vấp chưa đồng ý với quyết định này, yêu cầu công an phải làm rõ một số hành vi khác để điều tra thêm.
Dùng xe cứu thương đi bán khẩu trang
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo Công an quận Gò Vấp cho biết sẽ gia hạn thời hạn giải quyết tin báo đã thụ lý ngày 28-2 trong thời hạn 2 tháng. Kết quả xác minh ban đầu cho biết vào ngày 28-2, Công an quận Gò Vấp tiếp nhận kiến nghị điều tra của Thanh tra UBND quận Gò Vấp đối với ông Phạm Hữu Quốc có hành vi mua bán khẩu trang y tế số lượng lớn với giá cao.
Tại CQĐT, ông Quốc thừa nhận vào ngày 17-2, ông có thỏa thuận mua khẩu trang y tế cho ông Mã Thanh (SN 1977, ngụ quận 11, TP HCM) và một người bạn của ông Thanh là Visal (quốc tịch Campuchia). Trong lúc thỏa thuận mua khẩu trang, ông Thanh khẳng định ông Quốc báo giá là 220.000 đồng/hộp tương đương 11 triệu đồng/thùng nhưng ông Quốc không thừa nhận chi tiết này.
Sau khi thỏa thuận giá cả, ông Mã Thanh đến Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp giao cho ông Quốc 50.000 USD. Sau đó, ông Thanh 4 lần chuyển thêm cho ông Quốc 4,3 tỉ đồng. Như vậy, ông Quốc đã 5 lần nhận tiền với số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.
Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
Trong hai ngày 18 và 19-2, ông Trần Hữu Thái (SN 1988, quyền trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp) đã tìm mua được 202 thùng khẩu trang y tế với số tiền hơn 4,6 tỉ đồng. Sau khi gom được 202 thùng khẩu trang, ông Quốc đã điều động 3 lượt xe cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp cùng xe tải của công ty đối tác vận chuyển đến một căn nhà trên đường Mã Lò (quận Bình Tân, TP HCM) cho ông Thanh. Sau đó, Visal cho người đến chở số khẩu trang này đi đâu không rõ.
Tuy nhiên, sau khi giao hàng, ông Quốc yêu cầu Mã Thanh chuyển thêm tiền thì ông Thanh không đồng ý với lý do đã chuyển hơn 5,4 tỉ đồng trong khi mới nhận 202 thùng khẩu trang. Ông Quốc trả lời do giá biến động nên tăng từ 22,8 triệu đến 23,6 triệu đồng/thùng. Ông Thanh chỉ đồng ý mua giá 11 triệu đồng đến 12,5 triệu đồng/thùng, từ đó hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bất ngờ trên các trang mạng xã hội đã đăng tải nhiều thông tin giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp đầu cơ, mua bán khẩu trang với số lượng lớn.
Đầu cơ hay buôn lậu?
Tại CQĐT, ông Quốc khai đã trực tiếp mua 147 thùng khẩu trang của Công ty Hoàng Thiên Kim với số tiền 1,575 tỉ đồng và mua trôi nổi của các cá nhân khác. Ông Trần Hữu Thái mua giúp ông Quốc 25 thùng khẩu trang.
Kết quả xác minh cho thấy ông Phan Văn Tuấn (Giám đốc Công ty Vi Na) xuất bán cho Công ty Hoàng Thiên Kim 100 thùng khẩu trang trị giá 148,5 triệu đồng. Tuy nhiên, căn cứ vào cuộc họp liên ngành các cơ quan tố tụng tại quận Gò Vấp thống nhất về định giá hàng hóa thực tế là hơn 4,6 tỉ đồng.
Theo Công an quận Gò Vấp, tại thời điểm xảy ra vụ việc này, khẩu trang không nằm trong danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá được nhà nước quy định tại Luật Giá và Nghị định 177/2013/NĐ-CP. Căn cứ vào các quy định này, Công an quận Gò Vấp nhận định không thể xử lý ông Quốc tội đầu cơ mà chỉ có thể xử lý tội "Buôn lậu" nếu chứng minh được yếu tố đưa hàng hóa qua biên giới. Trong khi đó, đối tượng Visal hiện nay chưa xác định được lai lịch, hàng hóa được vận chuyển đi đâu tiêu thụ..., từ đó Công an quận Gò Vấp ra quyết định không khởi tố vụ án.
Theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TP HCM), trong thời điểm dịch Covid-19, Nhà nước và Chính phủ đã dốc hết sức người, sức của để phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các quy định xử lý nghiêm những trường hợp trục lợi, đầu cơ, tăng giá khẩu trang cũng như những mặt hàng khan hiếm khác. Trong vụ việc này, việc truy tìm những người liên quan là việc cần làm và phải làm của CQĐT. Cho nên việc rà soát các quy định cũng như việc điều tra nhiều vấn đề liên quan là việc cần làm để đưa ra mức xử lý đúng quy định và được dư luận đồng tình.
Cách chức chi ủy viên chi bộ
Liên quan đến vụ việc, Ban Thường vụ Quận ủy quận Gò Vấp quyết định thi hành kỷ luật ông Phạm Hữu Quốc, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp, bằng hình thức cách chức chi ủy viên chi bộ bệnh viện.
Theo kết luận, ông Quốc vi phạm rất nghiêm trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tại thời điểm đang xảy ra dịch Covid-19. Hậu quả của việc này đã làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, việc này, còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp, vi phạm quy định của trung ương quy định về những điều đảng viên không được làm.
Trích xuất điện thoại TS Bùi Quang Tín: Chứng minh được gì? Trích xuất điện thoại của ông Tín có thể tìm được câu trả lời có sự mâu thuẫn giữa nạn nhân và đồng nghiệp hay không. Ngày 23/4/2020, thông tin từ gia đình TS Bùi Quang Tín cho biết, cơ quan chức năng đã mời người thân của nạn nhân đến chứng kiến việc trích xuất điện thoại, email, zalo để tìm dữ...