CSGT sẽ hóa trang kiểm tra nồng độ cồn gần nhà hàng, quán ăn
Theo kế hoạch, cảnh sát giao thông sẽ thường xuyên thay đổi thời gian, phương thức hoạt động, công khai kết hợp với hóa trang khi kiểm soát nồng độ.
Ảnh minh họa
Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa ban hành Kế hoạch Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển phương tiện giao thông, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và công nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn” đến cuối năm 2023. Thời gian thực hiện kế hoạch từ tháng 3 đến 14/12.
Theo đó, trên tuyến đường bộ các đơn vị CSGT được giao làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm căn cứ vào tình hình thực tiễn về lực lượng, phương tiện (có thể phối hợp lực lượng Cảnh sát khác hoặc Công an cơ sở) thành lập tổ chuyên đề để thực hiện việc xử lý vi phạm theo kế hoạch này trên tuyến, địa bàn được giao.
Đồng thời, thường xuyên thay đổi thời gian, phương thức hoạt động, công khai kết hợp với hóa trang khi kiểm soát nồng độ cồn gần khu vực nhà hàng, quán ăn, các điểm tổ chức sự kiện,… trên các tuyến đường hoặc dừng kiểm soát tại những khu vực, tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là các địa bàn giáp ranh.
Khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm, không được bỏ sót, bỏ lọt hành vi vi phạm, các trường hợp không chấp hành việc kiểm soát, cản trở, mọi hành vi lăng mạ, chống đối phải xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải phối hợp với Công an cơ sở củng cố tài liệu, hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; nếu không đủ điều kiện xử lý hình sự phải xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, ma túy.
Trong quá trình xử lý vi phạm, đối với người vi phạm là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đảng viên thì ngoài việc xử lý vi phạm, phải thông báo về cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng để xử lý theo quy định.
Video đang HOT
Thông qua công tác Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, chủ động phối hợp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, vận chuyển ma túy, hàng lậu, gian lận thương mại,… Khi gặp các hành vi chống đối, phải chủ động và phối hợp với các lực lượng khác đấu tranh, ngăn chặn, lập hồ sơ ban đầu và chuyển giao cho các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định.
Kiểm tra nồng độ cồn đối với nhân viên đường sắt. (Ảnh: Cục CSGT)
Trên tuyến đường sắt, lực lượng CSGT được giao làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi cũng căn cứ tình hình thực tiễn về lực lượng, phương tiện (có thể phối hợp với lực lượng Cảnh sát khác hoặc Công an cơ sở) thành lập tổ chuyên đề để thực hiện việc xử lý vi phạm theo Kế hoạch này trên tuyến, địa bàn được giao. Căn cứ tình hình thực tiễn và phân công tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.
Trên đường thủy, các Thủy đoàn thuộc Cục xây dựng kế hoạch trực tiếp hoặc phối hợp với Cảnh sát đường thủy các địa phương tổ chức kiểm tra nồng độ cồn, ma túy đối với người điều khiển phương tiện thủy thuộc tuyến, địa bàn phụ trách. Căn cứ tình hình thực tiễn và phân công của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố, Phòng CSGT, Công an cấp huyện có đường thủy tổ chức kiểm tra nồng độ cồn, ma túy đối với người điều khiển phương tiện thủy thuộc tuyến, địa bàn phụ trách.
Lực lượng CSGT tập trung kiểm soát gồm, người điều khiển phương tiện giao thông trên đường bộ, thuyền viên, người lái phương tiện thủy, phương tiện đường sắt đang điều khiển phương tiện, công nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu đang trong ca trực mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Song song với công tác tổ chức kiểm tra nồng độ cồn, ma túy, lực lượng CSGT chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lên án hành vi sử dụng chất ma túy, rượu, bia và các chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tham gia giao thông, công nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi lên ban là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân; tuyên truyền những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ sử dụng chất ma túy, rượu bia và chất kích thích khác; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với vi phạm này; tạo dư luận đồng tình ủng hộ, giúp đỡ lực lượng CSGT khi thi hành nhiệm vụ, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông.
Thường xuyên tuyên truyền, phản ánh tình hình, kết quả công tác bảo đảm TTATGT, gương người tốt, việc tốt, tạo sự lan tỏa của lực lượng CSGT; việc kiểm tra nồng độ cồn và ma túy của lực lượng CSGT luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, khuyến cáo về phòng chống dịch Covid -19 của ngành Y tế. Tuyên truyền mạnh mẽ đến các đơn vị kinh doanh vận tải tăng cường biện pháp quản lý lái xe của doanh nghiệp, kiên quyết không sử dụng lái xe, lái tàu có chất ma túy; phải kiểm tra việc sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác trước khi giao phương tiện cho người lái. Tổ chức tuyên truyền cho thuyền viên, người điều khiển phương tiện, công nhân viên đường sắt yêu cầu các chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải ký cam kết… Kiến nghị ngành giáo dục, ngành đường sắt quản lý học sinh, sinh viên, không để học sinh, sinh viên sử dụng chất ma túy, rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông, phương tiện thủy nội địa…
Uống rượu bia xong dắt xe máy có bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn?
Bạn đọc Báo Giao thông hỏi: Biết uống rượu bia dễ bị CSGT xử phạt nồng độ cồn, nên sẽ dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì có được không?
Liên hệ với đường dây nóng Báo Giao thông, anh Bùi Văn Long (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) chia sẻ: Hiện nay lực lượng CSGT đang tăng cường xử lý nồng độ cồn, khiến các tài xế đều "ám ảnh" vì sợ bị xử phạt.
Nếu người dân uống rượu bia rồi dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì CSGT không có căn cứ để xử lý vi phạm nồng độ cồn
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn rất nặng, ngoài số tiền phạt lớn còn bị giữ xe, tước bằng lái. Trong khi đó, nhiều lúc tài xế trót cả nể, vui với bạn bè, người thân ly rượu, cốc bia.
"Vậy nếu trót uống rượu bia rồi, tôi không ngồi lên xe điều khiển phương tiện giao thông mà chỉ dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì có bị CSGT kiểm tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn không?", anh Long thắc mắc.
Trả lời câu hỏi này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho biết, pháp luật hiện hành quy định, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, ô tô không được phép trong máu, trong hơi thở có nồng độ cồn hay chất kích thích. Mọi người điều khiển phương tiện vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo quy định.
"Ở trường hợp của anh Long, anh này chỉ dắt xe mà không ngồi lên xe để điều khiển thì CSGT không có căn cứ xử lý vi phạm nồng độ cồn", luật sư Bình nói.
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. HCM)
Tuy nhiên, luật sư Diệp Năng Bình cho biết, nếu trường hợp người điều khiển phương tiện uống rượu bia mà thấy CSGT rồi xuống xe dắt bộ để né chốt CSGT, là một trong những hành vi đối phó, thì có thể bị xử lý.
Với tình huống nêu trên, nếu CSGT có căn cứ trước đó người uống rượu bia điều khiển xe; hoặc có camera ghi lại hình ảnh trước đó người uống rượu bia điều khiển xe, mà khi tới gần chốt của CSGT, người này xuống dắt xe máy qua thì việc CSGT kiểm tra đo nồng độ cồn, xử phạt vi phạm là đúng với quy định.
"Người uống rượu bia rồi sẽ mất tỉnh táo, dễ gây TNGT. CSGT kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn là để ngăn chặn tài xế đã mất tỉnh táo tiếp tục điều khiển phương tiện, dễ gây nguy hiểm cho bản thân tài xế và người tham gia giao thông. Vì thế, các tài xế không nên đối phó để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người", luật sư Bình khuyến cáo.
Liên quan nội dung này, một cán bộ Đội CSGT số 6 (Công an TP Hà Nội) cho biết, nếu khi uống bia rượu xong, chủ phương tiện dắt xe ngay từ quán nhậu về nhà thì đó là hành vi có ý thức. Những trường hợp này CSGT không xử lý nhưng vẫn sẽ nhắc nhở không điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
"Còn trường hợp cố tình xuống dắt xe khi gặp chốt sẽ bị chúng tôi dừng xe kiểm tra theo đúng quy trình vì trong tổ công tác đã tổ chức bố trí lực lượng quan sát từ xa, hoặc sẽ có người đi đường làm chứng. Nếu tài xế vi phạm nồng độ cồn cố tình đối phó bằng việc gặp CSGT dừng xe thì vẫn sẽ bị xử lý theo quy định", vị cán bộ này nói.
Vi phạm nồng độ cồn ở TP.HCM khó 'thoát' CSGT? Công an TP.HCM đang có các giải pháp quyết liệt để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn và chống người thi hành công vụ. Đó là thông tin được thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM đưa ra trong buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên...