CSGT nhiều nơi vẫn lập chốt dù Bộ công an cấm
Mặc dù Bộ Công an đã có công điện cấm CSGT lập các chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên đến một địa điểm tổ chức dừng xe để kiểm tra nhưng những qua không phải địa phương nào cũng thực hiện nghiêm túc.
Quốc lộ 14, Tây Nguyên: Mỗi ngày làm vài tiếng
Nhiều ngày qua, các trạm CSGT cố định bố trí dày đặc trước đây trên tuyến quốc lộ 14 qua Tây Nguyên không còn hoạt động.
Trước đó, từ Pleiku đi Gia Nghĩa có hàng loạt chốt trạm như Ia Ring, cầu 110, đèo Hà Lan, Cuôr Đăng, cầu 14 Đắc Lắc, cầu 14 Đắc Nông… Hiện nay, chỉ có tổ CSGT của Công an Đắc Lắc tuần tra tại khu vực gần 14 – xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột – xuất hiện với tần số cao nhất, nhưng tổ công tác này cũng không chốt cố định tại một vị trí như trước mà thường xuyên di chuyển, có thời điểm không xuất hiện trên đường.
Còn bên kia cầu 14, thuộc địa phận tỉnh Đắc Nông – thì CSGT rất ít tuần tra, kiểm soát. Trên quốc lộ 20, các trạm đèo Bảo Lộc, trạm Ma Đa Gui và Lộc An hầu như không có CSGT.
CSGT chặn xe tại chốt ngã tư trước Trung tâm thương mai Parkson trên đường Lê Hồng Phong (Hải Phòng) sáng 14/8.
Nhiều tài xế xe khách chạy tuyến quốc lộ 20 cho biết, mỗi ngày, tổ cảnh sát nói trên chỉ xuất hiện vài giờ. Phần lớn các xe khách chỉ bị bắn tốc độ vào ban đêm, nhưng chủ yếu là công an các huyện kiểm tra, xử lý.
Đà Nẵng: Bỏ dự kiến lắp đặt camera giám sát
Đại tá Nguyễn Đến, Trưởng phòng CSGT, Công an TP. Đà Nẵng cho biết, sau khi nhận kế hoạch triển khai của Bộ Công an về việc tăng cường tuần tra kiểm soát lưu động, không lập chốt cố định…, CSGT TP. Đà Nẵng đã lập tức triển khai ngay.
“Hiện nay, 4 trạm CSGT cửa ô của TP cũng chỉ là nơi ở, làm việc hành chính của các trạm, còn lực lượng CSGT đều di chuyển tuần tra trên các tuyến đường quy định. Chỉ khi phát hiện sai phạm, CSGT mới dừng xe kiểm tra”, ông Đến cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, tại diễn đàn kỳ họp HĐND TP. Đà Nẵng cuối năm 2012, nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã chỉ đạo Công an TP. Đà Nẵng, đến cuối quý I/2013 phải hoàn tất việc lắp đặt hệ thống camera giám sát hoạt động của CSGT trong khi làm nhiệm vụ tại 4 trạm cửa ngõ của TP.
Đại tá Nguyễn Đến cho biết thêm, dù chỉ đạo kiên quyết vậy, nhưng đến nay, việc lắp đặt camera giám sát hoạt động của CSGT tại 4 trạm cửa ô vẫn chưa thực hiện được.
Mới đây, Công an TP đã triển khai việc khảo sát để thực hiện, nhưng nay với chủ trương mới này của Chính phủ, Bộ Công an, hoạt động CSGT không được chốt cố định thì việc lắp đặt như vậy sẽ khó triển khai.
TP. HCM: Chưa phát hiện chuyện kiểm tra qua loa!
Có mặt trên một số tuyến đường cửa ngõ, trọng điểm của TP. HCM để quan sát và nhận thấy các tổ tuần tra kiểm soát CSGT làm nhiệm vụ rất chặt chẽ, khi dừng xe vi phạm, thực hiện tốt các điều lệnh quy định và kiểm tra nghiêm các trường hợp vi phạm, không có biểu hiện kiểm tra giấy tờ qua loa rồi cho đi.
Về tình trạng kiểm tra giấy tờ qua loa rồi cho người vi phạm đi, một cán bộ CSGT nói họ luôn thực hiện nghiêm túc bởi: “Ngoài việc giám sát của nhân dân, chúng tôi còn chịu sự giám sát rất chặt chẽ của cấp trên, của các đoàn thanh – kiểm tra và đặc biệt là lực lượng thanh tra của Phòng PC67 và Công an TP. HCM. Do vậy, chúng tôi luôn thực hiện nghiêm điều lệnh, các quy định ngành khi dừng xe các trường hợp vi phạm và xử lý lập biên bản đúng lỗi vi phạm đối với các trường hợp vi phạm”.
Tổ CSGT làm nhiệm vụ trên xa lộ Hà Nội (TP. HCM) quyết liệt xử lý xe vi phạm.
Đồng bằng sông Cửu Long: Vắng bóng CSGT, giao thông vẫn trật tự
Trên một số tuyến đường chính ở một số tỉnh vùng ĐBSCL và thấy sau khi có lệnh cấm, CSGT ít xuất hiện trên đường, nhưng giao thông vẫn trật tự, ổn định.
Đặc biệt trên tuyến QL1A từ TP. Tân An (tỉnh Long An) về miền Tây, những ngày này không còn hình ảnh cánh tài xế xe tải không vừa điều khiển xe vừa đưa tay ra ngoài báo hiệu cho các đồng nghiệp chạy xe ngược chiều do… không còn CSGT trên đường.
Trước đây, hầu như tài xế xe tải nào cũng “tự giác” làm một việc không ai yêu cầu: Lắc bàn tay nếu phía trước không có trạm CSGT hoặc chỉ xuống đường trong trường hợp ngược lại. Nhận tín hiệu từ xe ngược chiều, cánh tài xế biết có trạm CSGT hay không để liệu mà chạy xe.
Tại QL30 đi TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), trên suốt đoạn đường gần 40km, chúng tôi cũng không thấy trạm CSGT nào. Trên QL1A thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi cũng không còn thấy các trạm CSGT tại chân cầu Mỹ Thuận và huyện Bình Minh như đã từng thấy.
Tại TP. Cần Thơ, cánh tài xế đã thở phào nhẹ nhõm trước việc một hiện tượng phi lý tồn tại đã lâu, giờ có lẽ đã đến lúc chấm dứt. Xe qua cầu Cần Thơ được chạy tối đa 80km/h trên mặt cầu 6 làn xe (mỗi chiều 3 làn). Vừa qua khỏi cầu, mặt đường “nở” rộng ra gấp đôi, rộng thênh thang, mỗi bên 6 làn xe. Thế nhưng, tốc độ lưu thông lại giảm một nửa, chỉ cho phép tối đa 40km/h, vì phía trước là trạm thu phí.
Sau này trạm thu phí đã bị dẹp, nhưng quy định về tốc độ nói trên vẫn duy trì. CSGT chỉ việc đến trạm thu phí ngồi “bắn” máy đo tốc độ về hướng cầu. Đối với tài xế lạ, lần đầu đến Cần Thơ, việc “dính” tốc độ tại “cái bẫy” trạm thu phí là điều khó tránh khỏi.
Hải Phòng: CSGT vẫn thường xuyên cắm chốt
Mấy ngày qua, tại Hải Phòng, khảo sát một số tuyến đường trên địa bàn, ghi nhận lực lượng CSGT vẫn lập chốt để chặn người tham gia giao thông. Tại tuyến đường Lê Hồng Phong, hàng ngày có một tổ CSGT thuộc CA quận Ngô Quyền làm nhiệm vụ.
Thay vì tuần tra dọc tuyến, tổ CSGT này thường xuyên cắm chốt tại 2 địa điểm quen thuộc là ngã tư Trung tâm thương mại Parkson và khu vực gần trung tâm bảo dưỡng xe máy của hãng Yamaha. Luôn có một thanh niên cầm máy quay ghi lại hình ảnh vi phạm giao thông, sau đó thông báo bằng bộ đàm cho tổ tuần tra. Các lái xe vi phạm sau khi xuất trình giấy tờ phải đi vào vỉa hè đưa giấy tờ cho CSGT kiểm tra xong, rồi lên xe đi.
Tại ngã tư gần Trung tâm thương mại Parkson, ngoài lực lượng CSGT còn có một tổ công an phường thường xuyên làm nhiệm vụ. Điều đáng nói, khu vực cách đó khoảng 100m là “điểm đen” ngã tư Lê Hồng Phong – Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng các tổ công tác này hầu như không bao giờ cắm chốt.
Những địa điểm được các tổ CSGT thường xuyên cắm chốt là ngã tư Phúc Tăng giao cắt giữa đường Nguyễn Văn Linh – Thiên Lôi và khu vực đối diện với khách sạn Việt – Trung trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trên các tuyến đường này, lượng xe container, xe tải lưu thông rất lớn, liên tục bị vẫy vào xử lý vi phạm.
Sáng 14/8, tại khu vực đối diện Khách sạn Việt Trung, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (thuộc địa phận quận Hải An), tổ CSGT đã liên tục chặn các phương tiện để kiểm tra. Các lái xe xuống đưa giấy tờ cho CSGT, sau đó lên xe, đi. Không có CSGT nào lên xe để kiểm tra. Một người dân ở khu vực này cho biết, nhóm CSGT này thường xuyên lập chốt ở đây.
Thanh Hóa: Đi một vòng rồi… quay lại chốt!
Ghi nhận của phóng viên tại thành phố Thanh Hóa và các huyện Đông Sơn, Triệu Hóa, Triệu Sơn… của tỉnh Thanh Hóa cho thấy, từ khi có công điện cấm lập chốt, CSGT đi tuần nhiều hơn so với trước đó. Tuy nhiên, các chốt được lập ra lâu nay vẫn chưa được xóa bỏ. Và CSGT sau khi đi một vòng lại… quay về ngồi đóng chốt.
Theo Lao động
Bắt quả tang 2 nhà hàng cho nữ tiếp viên ăn mặc mát mẻ tiếp khách
Kiểm tra 2 nhà hàng trên địa bàn quận 5, cơ quan chức năng phát hiện cả hai cơ sở này đều tổ chức cho tiếp viên ăn mặc mát mẻ ngồi tiếp khách.
Theo đó, lúc 20h tối ngày 30/7, lực lượng thuộc Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an quận 5 phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội (TPHCM) bất ngờ ập vào kiểm tra hành chính đối với nhà hàng Quảng Châu (số 570 - 572 đường Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5 do bà Lê Thị Hồng Dung làm chủ.
Thời điểm đoàn kiểm tra có mặt, tại một phòng trong nhà hàng có 2 nữ tiếp viên ăn mặc mát mẻ đang ngồi tiếp khách nam. Làm việc với chủ nhà hàng, cơ quan quản lý còn phát hiện có 9 nữ tiếp viên không có hợp đồng lao động.
Nhà hàng tổ chức cho nhân viên ăn mặc mát mẻ phục vụ trong quán karaoke tại quận 5 bị phát hiện trước đó
Cũng trong tối cùng ngày, Đoàn liên ngành tiếp tục kiểm tra hành chính đối với nhà hàng Hoàng Nam Phương (số 214 đường Lê Hồng Phong, phường 4, quận 5) do ông Nguyễn Hoàng Nam làm chủ.
Thời điểm kiểm tra, đoàn phát hiện trong nhà hàng có 1 phòng đang tổ chức hát karaoke có 5 nữ tiếp viên mặc mát mẻ tiếp khách. Cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhà hàng Hoàng Nam Phương về các lỗi vi phạm như: nhân viên không có hợp đồng lao động, không có giấy khám sức khỏe định kỳ cho tiếp viên...
Theo cơ quan chức năng thì cả 2 nhà hàng đều hoạt động kinh doanh karaoke nhưng không có giấy phép của cơ quan quản lý. Kết thúc buổi kiểm tra cả 2 nhà hàng đều bị tạm giữ giấy phép kinh doanh, cùng 1 dàn máy karaoke.
Hiện công an quận 5 đang làm rõ các vi phạm để xử lý 2 nhà hàng trên.
Theo Dantri
Bắt quả tang nhà hàng tổ chức nhân viên múa sexy cho khách Công an ập vào kiểm tra nhà hàng 151 - Lê Hồng Phong (quận 5) phát hiện nhiều tiếp viên nữ ăn mặc hở hang, khiêu dâm, đứng trên bàn múa biểu diễn sexy. Tiếp viên nữ trong nhà hàng Lúc 19h15 ngày 28/7, công an quận 5 (TP.HCM) và Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội bất ngờ ập...