CSGT lên tiếng về clip xin lỗi dân
Đại tá Đào Vĩnh Thắng – Trưởng phòngCSGTHà Nộicho biết: “Hiện tại tôi chưa thấy có báo cáo từ đội trưởng các phòng giao thông về sự việc này. Tôi sẽ đề nghị ban thanh tra kiểm tra đoạn clip chiến sĩ CSGT xin lỗi người điều khiển phương tiện”.
Theo ông Thắng, vấn đề này cần phải có sự báo cáo cụ thể từ các đội trưởng ở các phòng giao thông. Sau đó, ban thanh tra sẽ vào cuộc điều tra để đánh giá mức độ sai phạm rồi mới tiến hành quyết định xử phạt như thế nào?
Ông Thắng nói thêm: “Nếu đúng như nội dung đoạn clip trên mạng phản ánh thì người chiến sĩ CSGT đã sai khi dừng xe xử phạt người tham gia giao thông không vi phạm. Vị chiến sĩ đó cần phải đi tập huấn lại các quy trình quy định xử phạt người vi phạm giao thông”.
Chiến sĩ CSGT được cho là Đinh Văn Tuấn, mang số hiệu 661398 trong đoạn clip (Ảnh cắt từ clip).
Trước đó, vào hôm 20/4, trên mạng internet xuất hiện đoạn clip dài khoảng 55 giây, diễn tả sự việc được cho là nằm tại ngã tư Đại lộ Thăng Long rẽ ra Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
Theo clip này, người tham gia giao thông đã vi phạm lỗi rẽ sang đường khác không đúng luật. Sau đó, người vi phạm này thắc mắc: “Biển có hiệu lệnh hơn hay vạch kẻ đường có hiệu lệnh hơn”. Đồng thời, anh ta khẳng địng rằng mình chạy đúng luật.
Video đang HOT
Ngoài ra, người chiến sĩ CSGT khi bắt lỗi vi phạm đã không chào đúng hiệu lệnh. Khi bị người vi phạm nhắc nhở anh này mới chào theo đúng hiệu lệnh.
“Lần này là lần thứ ba tôi bị bắt ở đây, tôi rất khó chịu. Tôi đã nhắc ở đây rất là nhiều lần rồi mà các anh vẫn thực hiện như vậy, các anh vẫn cố tình bắt lỗi rẽ từ đường cao tốc ra, mặc dù là có biển rẽ đàng hoàng”, người bị yêu cầu dừng xe cho biết thêm.
Trước những thắc mắc đó của người bị yêu cầu dừng xe, một chiến sĩ CSGT khác đã phải đứng ra nói lời xin lỗi trước người đàn ông này.
Trung tá Nguyễn Ngọc Mễ, nguyên là Đội trưởng Đội CSGT số 6 – Phòng CSGT Công an TP Hà Nội nói: “Hiện tại tôi không làm Đội trưởng đội CSGT số 6 nữa nhưng mấy hôm trước tôi có nhận được phản ánh của anh em ở nơi công tác cũ về sự việc này”.
“Các chiến sĩ phản ánh lại với tôi là do lúc đó trời tối, ánh đèn phản chiếu cho nên có sự nhầm lẫn và chiến sĩ CSGT mới yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe chứ chưa tiến hành xử phạt. Đây là do yếu tố ngoại cảnh nên sai và bị nhắc nhở rồi cho đi là chuyện bình thường chứ không phải là sự việc mang tính chất tiêu cực”, Trung tá Mễ chia sẻ.
Được biết, hiện tại Phòng CSGT Hà Nội đang nỗ lực gây dựng hình ảnh người chiến sĩ CSGT thân thiện trong mắt người dân. Để thực hiện điều này, Phòng CSGT Hà Nội đã đề ra 8 bước thực hiện. Một trong những bước đó là đưa các chiến sĩ CSGT nữ ra điều tiết ở những chốt giao thông “ nóng” trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa các chiến sĩ CSGT bụng phệ, ngoại hình thấp bé vào làm việc tại văn phòng.
Dạy CSGT biết xin lỗi trước khi xử phạt
Ngày 9/4, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TPHCM cho biết, từ ngày 8-15/4, PC67 đã và đang tổ chức nhiều lớp tập huấn về “văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của cán bộ chiến sĩ CSGT” trong quá trình thi hành công vụ.
Theo PC67, một trong những nội dung cơ bản trong đợt tập huấn quan trọng này là nhằm xây dựng hình ảnh giao tiếp, ứng xử có văn hóa của CSGT với người dân trong khi thi hành công vụ.
GS.TS Vũ Gia Hiền, người tham gia giảng dạy lớp tập huấn cho biết: “Tôi đã từng khảo sát các chốt, điểm có CSGT làm nhiệm vụ, thấy CSGT rất ít cười, xin lỗi người dân trước khi xử phạt vi phạm hành chính”.
Thượng tá Trần Thanh Trà- Trưởng phòng PC67- cho biết: “Mục đích lớp tập huấn lần này là hướng đến xây dựng hình ảnh người cán bộ chiến sĩ CSGT đẹp, tức là khi xử lý vi phạm, đầu tiên phải chào, xin lỗi người dân, rồi công bố hình ảnh vi phạm, giải thích cặn kẻ các lỗi vi phạm đó để người dân biết và hiểu”.
Theo vietbao
Thành lập tổ bí mật kiểm tra CSGT Hà Nội
"Đã có cán bộ, chiến sĩ bị rút về làm tại văn phòng do có thái độ chưa đúng mực hoặc không làm đúng quy trình. Tổ giám sát sẽ làm đùng quy trình, nếu chốt giao thông nào có chiến sĩ cư xử, làm việc chưa đúng mực thì sẽ quy trách nhiệm cho người lãnh đạo, chỉ huy của chốt, phòng đó.
Việc tác phong của CSGT làm việc nghiêm túc, đúng mực cũng là một trong những điều nằm trong việc gây dựng hình ảnh người chiến sĩ CSGT Hà Nội thân thiện với người dân", ông Thắng cho biết thêm.
Trước đó, Phòng CSGT Hà Nội đã đề ra 8 bước thực hiện để làm tăng hình ảnh đẹp người chiến sĩ CSGT trong mắt người dân.
Hà Nội đang nỗ lực xây dựng hình ảnh người chiến sĩ CSGT trong mắt người dân
Một trong những bước đó là đưa các chiến sĩ CSGT nữ ra điều tiết ở những chốt giao thông "nóng" trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa các chiến sĩ CSGT bụng phệ, ngoại hình thấp bé vào làm việc tại văn phòng.
"Việc đưa CSGT nữ ra ngoài các chốt giao thông làm việc đã nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ của người dân. Tiến tới chúng tôi sẽ triển khai nhiều hơn nữa về việc này. Còn việc đưa CSGT có vòng bụng quá khổ, và ngoại hình thấp bé vào làm việc tại văn phòng thì đang thực hiện, bước đầu cho các chiến sĩ tự đánh giá ngoại hình để đề xuất với lãnh đạo", ông Thắng nói.
Trong khi đó tại TP. HCM, từ ngày 8 - 15/4, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP. HCM sẽ tổ chức nhiều lớp tập huấn về "văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của cán bộ chiến sĩ CSGT" trong quá trình thi hành công vụ.
TP.HCM cũng đang mở lớp tập huấn chiến sĩ CSGT thân thiện hơn với người vi phạm
Thượng tá Trần Thanh Trà- Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP. HCM cho biết: "Mục đích của lớp tập huấn lần này là hướng đến xây dựng hình ảnh người cán bộ chiến sĩ CSGT đẹp, tức là khi xử lý vi phạm, đầu tiên phải chào, xin lỗi người dân, rồi công bố hình ảnh vi phạm, giải thích cặn kẽ các lỗi vi phạm đó để người dân biết và hiểu".
GS.TS Vũ Gia Hiền (chuyên gia tâm lý Hội Tâm lý giáo dục TPHCM), người tham gia giảng dạy tại lớp tập huấn cho biết: "CSGT thực sự là người của công chúng, thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì những hình ảnh của CSGT dễ dàng được ghi hình ảnh, quay phim lại và phổ biến khắp nơi, do đó một hình ảnh không đẹp của một cán bộ chiến sĩ CSGT dễ dàng ảnh hưởng đến lực lượng của ngành.
Mục đích của người CSGT là nhằm đến giáo dục để con người hiểu luật pháp, không vi phạm Luật Giao thông... chứ không chỉ một mục đích là để trừng phạt. CSGT khi làm nhiệm vụ phải luôn tươi cười, rồi phải xin lỗi dân trước khi công bố lỗi vi phạm, xử phạt người dân".
Theo 24h
HN không cần quăng lưới bắt quái xế Theo Trưởng phòng Tuyên truyền (Công an TP Hà Nội), việc dùng bùi nhùi bắt quái xế không cần làm ở TP Hà Nội vì hiện tại trong thành phố đã có lực lượng 141 làm việc rất hiệu quả. Trao đổi với PV vào sáng ngày 4/3, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết: Hiện tại Phòng...