CSGT lập biên bản, chủ xế hộp “biến mất”
Xế hộp nằm chình ình trên phố còn người lái chạy đi đâu mất
Khi tổ công tác đuổi theo chặn được xe rồi lập biên bản thì chủ phương tiện bỗng… biến đi đâu mất, để lại xế hộp nằm chình ình giữa phố.
Sự việc xảy ra vào khoảng 8h sáng 8/9. Lúc này, tổ công tác đội CSGT số 2 (PC67 – Công an TP. Hà Nội) đang làm nhiệm vụ tại ngã tư La Thành – Nguyễn Chí Thanh.
Nhận thấy chiếc xe ô tô mang nhãn hiệu Toyota Camry BKS 30U-6864 có hành vi đi vào đường cấm, tổ công tác liền ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên chiếc xe này vẫn tiếp tục chuyển bánh.
Tổ công tác đã phải triển khai lực lượng đuổi theo chặn chiếc xe lại trên phố Nguyên Hồng cách đó khoảng 200m. Lúc này, lái xe vẫn đóng cửa ngồi trong xe không chịu ra xuất trình giấy tờ. Tổ công tác đã đề nghị công an phường Thành Công xuống phối hợp.
Khi công an phường đến, nam thanh niên lái xe đã ra khỏi xe, khóa cửa lại rồi bỏ đi đâu mất. Tại hiện trường chỉ còn lại người phụ nữ đi cùng (được cho là mẹ thanh niên kia). Mặc dù lực lượng làm nhiệm vụ đã lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ nhưng chủ xe không quay lại ký. Tổ công tác quyết định tạm giữ phương tiện.
Video đang HOT
Một người đàn ông gần 50 tuổi không liên quan đến vụ việc bỗng xuất hiện “mời” tổ công tác nghe điện thoại, nhưng không ai đồng ý.
Rồi cả người đàn ông và người phụ nữ bắt đầu to tiếng. Người phụ nữ vẫn một mực cho rằng mình không vi phạm giao thông, vì vậy “các ông không có quyền yêu cầu dừng xe!…”.
Còn người đàn ông nói rằng “Các ông không giữ được xe này đâu…” và vẫn đứng trước mũi xe không cho tổ công tác kéo xe đi. Tổ công tác đã phải khống chế, khóa tay áp giải về trụ sở Công an phường. Chiếc xe cũng được kéo về đội CSGT số 2 để giải quyết.
Bước đầu làm rõ, người đàn ông nói trên là Nguyễn Ngọc Cường (SN 1965, ở phố Hoàng Ngân – Cầu Giấy).
Theo VNE
Bất ngờ 1001 lý do xin không bị phạt giao thông
"Cháu là trẻ mồ côi được nuôi trong chùa, vừa mượn xe của sư thầy đi mua đồ thắp hương nên quên không cầm giấy tờ và bằng lái xe", người vi phạm giao thông nêu lý do rất đáng thương đánh vào lòng trắc ẩn của CSGT đê không bị phạt.
Biết luật nhưng vẫn phạm luật, đó từ lâu đã trở thành một nghịch lý của người tham gia giao thông tại Việt Nam mỗi khi bị Cảnh sát giao thông (CSGT) "tuýt còi".
Tai nạn giao thông giảm mạnh, trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực. Đó là đánh giá chung của Chính phủ về tình hình trật tự an toàn giao thông trong phiên họp thường kỳ diễn ra vào ngày 30 - 31/7/2012 vừa qua.
Theo báo cáo, các bộ, ngành chức năng và các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông. Trong 7 tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 6.119 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.374 người và làm bị thương 4.414 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 22,1%, số người chết giảm 17,6% và số người bị thương giảm 27,6%.
Mặc dù số vụ tại nạn giao thông, số người chết và bị thương đã giảm nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của người dân chưa cao.
Qua tìm hiểu của PV báo điên tử infonet, khi người tham gia giao thông bị lực lượng CSGT gọi vào trạm yêu cầu kiểm tra giấy tờ, thông báo lỗi vi phạm và tiến hành xử phạt theo luật giao thông đường bộ thì việc làm đầu tiên của người vi phạm hầu hết là trình bày lý do bất khả kháng để được miễn xử lý theo luật.
Theo quan sát, tại một số trạm CSGT trên đường Trần Hưng Đạo, đường Yên Phụ và đường Cầu Giấy lúc gần trưa nhưng lượng người vi phạm giao thông bị xử lý vẫn khá đông.
Có 1001 lý do người tham gia giao thông đưa ra để biện hộ cho việc vi phạm của mình. Một CSGT (yêu câu được giấu tên) tại Hà Nội cho biết, khi bị "bắt" người vi phạm thường trình bày lý do rồi tỏ vẻ ăn năn để được đi tiếp. Mỗi một lỗi vi phạm là một lý do "chính đáng".
Anh chia sẻ những lý do mà người vi phạm đưa ra: vượt đèn đỏ vì... có cuộc họp khẩn cấp tại cơ quan hay có buổi hội thảo do mình chỉ đạo sắp bị muộn giờ. Người đèo ba vì chở bệnh nhân đi viện, vì có việc cần đi nhưng không có đủ phương tiện. Người không đội mũ bảo hiểm vì đi chợ gần nhà, hay đi vội quá nên quên. Người đỗ sai làn đường vì mải nhìn đèn tín hiệu giao thông nên không để ý...
Một lý do đặc biệt mà người CSGT này chia sẻ là người vi phạm trình bày: "cháu là trẻ mồ côi được nuôi trong chùa", vừa mượn xe của sư thầy đi mua đồ thắp hương nên quên không cầm giấy tờ và bằng lái xe. Có thể nói đây lý do rất đáng thương đánh vào lòng trắc ẩn của CSGT.
Khi được hỏi về hướng giải quyết đối với những trường hợp như vậy, anh CSGT nói, nêu nhắc nhở rồi để họ đi cho kịp giải quyết công việc, thì lại tạo khe hở trong luật pháp, gây bức xúc cho nhân dân. Thấy dễ dàng trong việc lách luật lần sau họ lại vi phạm. Còn xử lý đúng theo quy định của luật giao thông đường bộ thì lại khổ cho người vi phạm, không có phương tiện đi lại, công việc thì dở dang... Vì vậy tùy từng trường hợp cụ thể má xử lý cho linh động!
Có lẽ, cùng với những lý do trên và một tâm lý phổ biến của người Việt: "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình" mà kiến thức luật giao thông của người dân rơi vào tình trạng, biết rồi, nhắc mãi... vẫn vi phạm!
Về phía người vi phạm, anh Thắng (Long Biên, Hà Nội) cho biết, đi học lớp tiếng Trung sắp muộn giờ quên không cầm giấy tờ lại vội nên không nhìn đèn, biết là vi phạm nhưng không muốn tạm giữ xe vì không có phương tiện đi lại hơn nữa phí gửi xe cũng cao mà để xe ở bãi giữ xe thì ngang với "hành" xe còn gì, vì vây nêu năn nỉ xin xỏ không được thì phải xin bằng cách khác.
Không cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ảnh IT
Khi được hỏi, tâm lý chung của họ là không muốn rắc rối, không muốn bị giữ giấy tờ và tạm giữ xe, muốn "xử lý" nhanh vì thế họ sẵn sàng nộp phạt tại chỗ. Từ đó nảy sinh những hành vi tiêu cực giữa người xử phạt và người vi phạm, gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.
Có thể nói, do ý thức của những người tham gia giao thông chưa cao, việc xử lý vi phạm chưa cương quyết và triệt để đã dẫn tới những vấn đề nhức nhối của xã hội đối với ngành giao thông nước ta hiện nay.
Theo Infonet
Phó giám đốc Công an Hà Nội: 'Người dân đã nhờn luật' 6 tháng đầu năm, 20 vụ chống người thi hành công vụ liên tiếp xảy ra ở thủ đô khiến thiếu tướng Trần Thùy đề xuất, phải đưa hành vi này vào tội giết người hoặc tăng mức phạt, thay vì 4 triệu đồng như hiện nay. Ngày 31/7, tại buổi làm việc của UBND Hà Nội với đoàn giám sát của Ủy...