CSGT không đeo thẻ cũng tham gia xử phạt
Dù quy định chỉ CSGT đeo “thẻ xanh” mới được dừng xe xử lý vi phạm nhưng theo ghi nhận của PV ngày 19/1, tại một số chốt tuần tra kiểm soát giao thông trên địa bàn TP.HCM, các cán bộ, chiến sĩ xử lý vi phạm có người đeo thẻ, người không.
Khoảng 9h sáng, trên quốc lộ 1 khu vực ngã ba 621 (Q.Thủ Đức), hai chiến sĩ Đội cảnh sát giao thông (CSGT) Rạch Chiếc lập chốt xử lý các phương tiện vi phạm. Theo quan sát, chỉ một chiến sĩ đeo “thẻ xanh” theo đúng quy định, còn một chiến sĩ không đeo thẻ nhưng vẫn tham gia yêu cầu người đi đường dừng xe để xử lý vi phạm. Trao đổi về nguyên nhân không đeo “thẻ xanh”, chiến sĩ này cho biết do khi cấp thẻ in sai tên, họ nên đang chờ in lại.
Cảnh sát trật tự thổi phạt vi phạm giao thông trên đường Pasteur, Q.1, TP.HCM – Ảnh: T.T.D.
Chỗ đeo thẻ, chỗ không
Gọi đường dây nóng phản ảnh vi phạm của CSGT
Lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM cho biết nếu người dân phát hiện CSGT không đeo “thẻ xanh” theo quy định mà vẫn chặn xe xử lý vi phạm, có thể gọi tới đường dây nóng của PC67 phản ảnh. Số điện thoại đường dây nóng là: 08.38387521. Người dân cũng có thể phản ảnh trực tiếp tới đội CSGT nơi cán bộ vi phạm công tác hoặc Phòng PC67. Với các quận huyện, người dân có thể phản ảnh tới lãnh đạo công an các quận huyện để đơn vị đó xử lý.
Gần 10h, tại chốt dưới dạ cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh), hai chiến sĩ Đội CSGT Hàng Xanh cũng lập chốt xử lý phương tiện vi phạm. Trong hai chiến sĩ có một người không đeo “thẻ xanh” theo quy định nhưng vẫn yêu cầu người đi đường dừng xe. Chiến sĩ này cho biết sở dĩ chưa mang “thẻ xanh” vì chưa đủ thẻ để cấp hết cho cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm giao thông.
Cùng ngày, chúng tôi có mặt tại nhiều chốt giao thông như Hoàng Văn Thụ – Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận), vòng xoay Phú Lâm (Q.6), giao lộ Ngô Quyền – Hùng Vương (Q.5), giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Thị Sáu (Q.3) thì các chiến sĩ ở đây đều đeo “thẻ xanh” nghiêm túc theo đúng quy định khi tuần tra, kiểm soát giao thông. Một chiến sĩ cho biết từ khi có quy định đeo “thẻ xanh” trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông, nhiều người dân tỏ ra rất quan tâm, chú ý.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM cho biết, hiện còn một số trường hợp cán bộ, chiến sĩ chưa có “thẻ xanh” có nguyên nhân do Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) làm chưa kịp hoặc do trong khâu in ấn thẻ nhầm lẫn tên, họ… và sai sót này đang được khắc phục.
Để thuận lợi trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông, cán bộ, chiến sĩ chưa có “thẻ xanh” sẽ tạm thời không đảm trách việc dừng phương tiện vi phạm mà chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ có “thẻ xanh” xử lý vi phạm giao thông.
Cán bộ Đội CSGT Tân Sơn Nhất (Công an TP.HCM) đeo “thẻ xanh” xử lý vi phạm – Ảnh: Gia Bảo
Phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng
Rạng sáng 18/1, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc tổ công tác đặc biệt Công an TP.HCM ra quân xử lý vi phạm trên đường Võ Văn Kiệt ở địa bàn các quận 5, 6, Bình Tân, huyện Bình Chánh. Tổ công tác đặc biệt gồm các lực lượng CSGT, cảnh sát 113, cảnh sát trật tự phản ứng nhanh, cảnh sát hình sự đặc nhiệm, cảnh sát cơ động và lực lượng thanh niên xung phong được phân chia nhiệm vụ rõ ràng.
Trong đêm ra quân tổng lực này, tổ công tác đã xử lý vi phạm 117 trường hợp, trong đó tạm giữ 105 phương tiện, 35 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, lập biên bản tạm giữ 66 giấy phép lái xe và 19 trường hợp vi phạm khác.
Thượng tá Trần Thanh Trà, phó PC67 Công an TP.HCM, cho biết tổ công tác đặc biệt được thành lập nhằm mục đích phối hợp tổng lực các lực lượng trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Video đang HOT
Một chiến sĩ Đội CSGT Rạch Chiếc (Công an TP.HCM) chưa được cấp “thẻ xanh” do sai họ tên vẫn yêu cầu người vi phạm dừng xe xử lý sáng 19/1 – Ảnh: Gia Bảo
Nhiệm vụ của các lực lượng phối hợp được phân công cụ thể. Trong đó, lực lượng CSGT đảm trách việc tuần tra, kiểm soát xử lý các phương tiện vi phạm giao thông, kiểm tra giấy tờ tùy thân, giấy đăng ký xe, bằng lái và đo nồng độ cồn để lập biên bản xử lý vi phạm.
Cảnh sát hình sự đặc nhiệm kiểm tra các phương tiện, đối tượng tàng trữ hung khí, các chất ma túy và lập biên bản xác minh đối tượng. Còn cảnh sát trật tự phản ứng nhanh, cảnh sát 113, cảnh sát cơ động có nhiệm vụ bảo vệ lực lượng CSGT khi xuất hiện các đối tượng có hành vi côn đồ, gây rối trật tự công cộng, đồng thời lực lượng này sẽ phối hợp với công an các quận, huyện trực tiếp trấn áp, bắt giữ các đối tượng để xử lý theo pháp luật. Lực lượng thanh niên xung phong sẽ hỗ trợ CSGT trong việc vận chuyển phương tiện vi phạm về kho xử lý.
Theo thượng tá Trà, lực lượng CSGT đeo “thẻ xanh” là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông. Các lực lượng khác trong quá trình đảm bảo an ninh trật tự nếu phát hiện đối tượng vi phạm trật tự giao thông như chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, gây rối trật tự công cộng, lưu thông vào đường cấm… có quyền lập biên bản xử lý vi phạm theo đúng quy định của nghị định 34, nghị định 71 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
(Theo nghị định 34/2010 của Chính phủ, ban hành ngày 2/4/2010)
“Không được dừng xe nếu không đeo thẻ”
Đó là khẳng định của trung tướng Tô Thường, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) Bộ Công an, về những trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) không đeo “thẻ xanh” tham gia tuần tra xử lý giao thông trên đường. Ông Thường nói:
- Theo quy định thì phải có thẻ tuần tra kiểm soát mới được dừng xe xử lý. CSGT nào vi phạm thì giám đốc công an tỉnh, TP đó có trách nhiệm xử lý. Nếu người dân phát hiện những trường hợp CSGT vi phạm, không có thẻ mà vẫn dừng xe xử lý thì có thể phản ảnh tới nơi cán bộ đó công tác hoặc báo công an địa phương để xử lý.
* Hiện nay cảnh sát cơ động, trật tự, phản ứng nhanh, thậm chí là công an phường, xã cũng ra đường chặn xe xử lý vi phạm. Việc này có đúng không?
- Các lực lượng này được tăng cường để đảm bảo công tác trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông và phòng chống cướp chứ không phải đi phạt xe. Các lực lượng này chỉ hỗ trợ cho CSGT. Nếu họ cũng thực hiện chức năng dừng xe xử lý vi phạm thì quy định mới về việc chỉ những CSGT được cấp thẻ tuần tra kiểm soát mới được dừng xe xử lý đâu còn giá trị gì nữa. Thông tư của Bộ Công an (thông tư 45/2012, có hiệu lực từ ngày 1-1-2013) đã nói rõ chỉ những người có “thẻ xanh” mới được dừng xe vi phạm, các lực lượng khác không được phép.
* Theo nghị định 34/2010 và nghị định 27/2010, các lực lượng như cảnh sát cơ động, trật tự, phản ứng nhanh, công an xã, phường cũng được quyền xử lý một số vi phạm cụ thể. Nếu không chặn xe, làm sao xử lý những vi phạm này?
- Cái này có quy định. Nhưng những lực lượng này chỉ được huy động, có kế hoạch cụ thể phối hợp với CSGT chứ không phải tự ra làm.
* Vừa qua Bộ Công an mới công bố quyết định thành lập 14 đoàn kiểm tra, nhiệm vụ cụ thể của các đoàn này là gì?
- 14 đoàn kiểm tra này làm theo chức năng nhiệm vụ hằng năm được lãnh đạo Bộ Công an giao. Các đoàn sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định, chỉ đạo của Bộ Công an ở từng địa phương, từ cấp phòng tới đội, trạm CSGT như thế nào để báo cáo lãnh đạo bộ.
Theo 24h
Báo cáo Công an TP vụ "CSGT cãi nhau"
Đội CSGT đã báo cáo vụ việc trong video "CSGT và tài xế cãi nhau gây hỗn loạn" lên Công an huyện Gia Lâm và Công an huyện đang báo cáo Công an thành phố Hà Nội.
Liên quan đến vụ video "CSGT và tài xế cãi nhau gây hỗn loạn", chúng tôi đã có cuộc làm việc với Đội CSGT (Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội). Theo đó Đội CSGT Gia Lâm xác nhận tổ CSGT xuất hiện trong video chúng tôi đăng tải cách đây ít ngày chính là lực lượng của Đội.
Như đã đưa tin, cách đây ít ngày, trên mạng Internet xuất hiện video ghi lại cuộc cãi cọ gây hỗn loạn giữa một tổ CSGT với một tài xế. Sự việc xảy ra từ cuối tháng 11/2012 nhưng đầu tháng này mới xuất hiện trên mạng Internet đã khiến nhiều bạn đọc bức xúc trước cách hành xử của các cán bộ CSGT trong video.
Trả lời chúng tôi, Trung tá Đỗ Văn Quang (Đội phó Đội CSGT huyện Gia Lâm) xác nhận nơi xảy ra vụ việc là đường Thiên Đức gần ngã 5 Cầu Đuống (thị trấn Yên Viên, Gia Lâm).
Theo đó, tổ CSGT làm nhiệm vụ hôm đó được xác định gồm Trung tá Đỗ Đình Thuận, Trung tá Nguyễn Hữu Nam, Đại úy Nguyễn Văn Lâm và Đại úy Trần Quốc Hoàn. Viên CSGT đầu tiên bắt lỗi tài xế "đi sai phần đường" chính là Trung tá Đỗ Đình Thuận. Còn người đã có cách xưng hô thiếu chuẩn mực với tài xế là Đại úy Trần Quốc Hoàn.
Cảnh được ghi lại trong video
Trung tá Hoàng Như Sáu, Đội trưởng CSGT (Công an huyện Gia Lâm) cho biết: "Tôi đi công tác mới về và vừa được biết vụ việc. Tác phong thái độ của CSGT khi tiếp xúc với người dân như vậy là không thể chấp nhận được. Hiện chúng tôi đã báo cáo và chờ ý kiến xử lý của cấp trên. Nhưng trước khi có kết quả xử lý, chúng tôi sẽ yêu cầu tập hợp, chấn chỉnh ngay lập tức thái độ, tác phong làm việc của toàn bộ lực lượng CSGT huyện Gia Lâm. Nhất định những hiện tượng như vậy phải chấm dứt!"
Trung tá Đỗ Văn Quang cũng xác nhận, đây là đoạn đường hai chiều và tài xế Innova đã đi sai phần đường của mình.
Quan sát video, đoạn đường này không có biển báo giao thông, vạch liền. Vậy CSGT có được quyền xử lý hay không?
Đường một chiều thì có biển báo cấm đi ngược chiều nhưng đường 2 chiều không có biển báo. Luật giao thông đường bộ quy định phương tiện giao thông phải đi phía bên phải chiều đi của mình. Do vậy về nguyên tắc, đối với đường 2 chiều, nếu chưa có vạch, người tham gia giao thông vẫn phải đi bên phải làn đường của mình. Nếu lái xe đi sang bên trái chiều đi của mình, CSGT vẫn có quyền xử lý vi phạm.
Nếu nói như vậy. Tại sao CSGT đã chặn xe anh Tô Như Dũng lại bắt lỗi rồi, nhưng cuối cùng lại không xử phạt?
Sau khi mời lái xe về trụ sở công an thị trấn Yên Viên, những người đi cùng trên xe đã trình bày hoàn cảnh. Lái xe cũng thừa nhận có đi sai phần đường và cư xử chưa đúng mực khi không chấp hành xuất trình giấy tờ.
Người đàn ông cứng tuổi đi trên xe nhận là chú của lái xe, cho biết đang thuê xe, trên đường đi đám cưới. Trên xe lúc đó có cả người già, người trẻ, mong anh em CSGT thông cảm. Lái xe đã viết bản kiểm điểm, xin không xử phạt. Do vậy nên tổ công tác đã chấp nhận cho họ.
Rất nhiều xe đi lấn sang phần đường bên trái. Tại sao CSGT không chặn lại, nhưng lại chặn xe Innova của anh Tô Như Dũng?
Thực tế, cung đường này không thẳng, lại không có vạch liền. Nhiều lái xe, rẽ vào không để ý, thường đi theo quán tính, cua tắt, cướp đường, không theo phần bên phải. Chúng tôi đã xử lý rất nhiều trường hợp, tuy nhiên không thể hết được.
Vậy phải chăng đoạn đường này đang làm khó lái xe? Tại sao Đội không kiến nghị cơ quan chức năng kẻ vạch, hướng dẫn cho lái xe thuận lợi hơn?
Đoạn đường này không có biển báo hay vạch kẻ. Nhiều người vẫn tưởng đây là đường một chiều
Chúng tôi đã có kiến nghị đơn vị làm đường kẻ vạch. Nhưng đoạn đường này khá dễ ngập khi mưa, gây bong tróc. Thành thử, cứ kẻ vạch sơn một thời gian là bị mất hết. Một năm, phải bảo trì một hai lần. Đoạn đường này vừa sửa xong, đơn vị chức năng vẫn chưa kẻ vạch. Mà thực tế, không chỉ đoạn đường này, nhiều chỗ khác, chúng tôi cũng kiến nghị. Nhưng không phải cứ kiến nghị là họ kẻ vạch được ngay.
Có ý kiến cho rằng, phải chăng CSGT cố tình đứng ở vị trí đường có biển báo, vạch kẻ không rõ ràng như vậy để dễ dàng bắt lỗi lái xe?
Hoàn toàn không phải như vậy. Tôi xin nhấn mạnh, đoạn đường này lưu lượng xe qua lại rất lớn và rất hay xảy ra tai nạn. Đã vậy lái xe qua đây hay vượt ẩu và dễ tắc đường. Nên lực lượng làm nhiệm vụ phải đứng vị trí này để điều khiển giao thông. Chúng tôi vẫn thường xuyên bố trí lực lượng làm nhiệm vụ khu vực này, lúc đứng điểm này, khi đứng điểm khác để điều tiết.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận bức xúc ở đây là cách nói năng, cư xử của cán bộ CSGT khi làm việc với người dân. Ông có ý kiến gì về điều này?
Trong điều lệnh của người Cảnh sát Nhân dân, khi tiếp xúc với người dân phải đúng mực. Các đồng chí này đã vi phạm về thái độ, tác phong của người cảnh sát khi thi hành công vụ, có lời lẽ thiếu chuẩn mực.
Một số bạn đọc phản hồi cho rằng, xem video, thấy mặt của các cán bộ cảnh sát này rất đỏ. Nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng các cán bộ CSGT đó vừa uống rượu nhưng vẫn ra đường xử lý?
Chuyện này chắc chắn không có. Bởi có đồng chí trong tổ công tác không biết uống rượu. Cần để ý, hôm đấy trời nóng, CSGT làm việc trên đường giữa nắng. Đã vậy, trước cách hành xử của lái xe, trong trạng thái ức chế, dẫn đến to tiếng nên trông có cảm giác như vậy.
Vậy đơn vị đã có phương án xử lý như thế nào với những cán bộ CSGT có thái độ tác phóng như đã nói trên?
Thực ra việc này xảy ra cách đây mấy tháng. Nhưng mới đây, qua mạng Internet chúng tôi mới biết. Chúng tôi đã tổ chức họp kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc. Mặt khác, đơn vị yêu cầu các cán bộ này viết kiểm điểm, tường trình sự việc và báo cáo lên Công an huyện Gia Lâm. Công an huyện cũng đang báo cáo lên công an thành phố và xin ý kiến xử lý của cấp trên.
Các cán bộ này bị xử lý như thế nào sẽ xem xét theo mức độ sai phạm cụ thể. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ phản hồi quý báo.
Xin cảm ơn ông!
Trong bài phát biểu tại buổi họp sơ kết công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 mới đây, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP. Hà Nội ra yêu cầu chấn chỉnh tư thế, tác phong, văn hóa ứng xử toàn bộ lực lượng CSGT Thành phố.
Theo đó, Đại tá Chung đặc biệt lưu ý đến lời ăn tiếng nói, cách ứng xử của CSGT. Ông yêu cầu lực lượng CSGT trong các tình huống phải bình tĩnh, xử lý linh hoạt nhưng kiên quyết. Lời nói của CSGT phải đúng mực, không được có những lời lẽ xách mé, phản cảm để người vi phạm thấy họ vẫn được tôn trọng, đồng tình, ủng hộ. Nếu người vi phạm có thái độ chưa đúng mực, CSGT hãy cho họ một vài phút để lấy lại bình tĩnh. Sau đó bằng cách nói ngắn gọn, dứt khoát, đàng hoàng, đĩnh đạc, yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ.
Theo Đại tá Chung, nếu CSGT xử lý đúng, tư thế tác phong đàng hoàng thì nhất định người vi phạm sẽ phải chấp hành. Mọi hành vi vi phạm đều sẽ được xử lý nghiêm minh.
Thái độ ứng xử của CSGT phải phù hợp với từng đối tượng, để họ không chỉ hiểu, chấp hành mà còn chia sẻ, cảm thông với những khó khăn của lực lượng CSGT.
Thậm chí, "trong khi làm nhiệm vụ, CSGT phải nở nụ cười!" Đại tá Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Theo 24h
Khởi tố tài xế mở cửa ô tô gây tai nạn chết người Ngày 12.1, nguồn tin từ Công an Q.Tân Phú (TP.HCM) cho biết đơn vị này vừa ra quyêt định khởi tô vụ án, khởi tô bị can đôi với tài xê Lôc Văn Quang (24 Tuôi, quê Thái Nguyên) vê hành vi mở cửa ô tô gây tai nạn chêt người xảy ra vào ngày 7.1.2013. Như Thanh Niên Online đã đưa tin,...