CSGT khiêng tôn thép trên xe ‘tử thần’ ở Sài Gòn, không cho phép tiếp tục lưu thông
Tất cả những người điều khiển xe chở tôn, thép bằng xe 3 – 4 bánh đều biết rằng chở như vậy là phạm luật. Nhưng thực tế họ vẫn &’chấp nhận’ nhận những chuyến hàng &’hở trước lòi sau’ như vậy để… kiếm cơm.
CSGT Bình Triệu hỗ trợ anh K. khênh số hàng từ xe xuống để ở gầm cầu để đợi xe ô tô tới chở đi
Sáng 29.9, Đội CSGT Bình Triệu, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) thực hiện chuyên đề xử lý xe thô sơ 3 – 4 bánh không đăng ký, tự chế, đi vào đường cấm, nhất là chở hàng trên xe vượt quá giới hạn quy định (quá khổ, quá tải),…
Theo ghi nhận, tại khu vực ngã tư cầu vượt Bình Phước, trong buổi sáng 29.9, lực lượng CSGT đã xử lý và lập biên bản khoảng 6 trường hợp vi phạm về xe tự chế và chở hàng quá khổ, quá tải.
Những chiếc xe chở hàng “hở trước lòi sau” như thế này chạy trên đường được nhiều người dân xem như là “hung thần” vì hết sức nguy hiểm. Chị Nguyễn Thị Mỹ Anh (ngụ quận Thủ Đức) thở dài: “Mấy lần đi ngoài đường gặp các xe này tôi toàn phải chạy chậm lại để né chứ nhìn chở tôn, chở sắt mà chẳng che chắn gì lỡ rớt xuống đường hoặc không may đảo tay lái đụng vào thì không lường trước được hậu quả”.
“Hung thần” trên đường phố là nỗi ám ảnh của nhiều người
Đáng nói hơn, một số trường hợp người điều khiển xe máy vô tư vác các cây sắt hoặc nhôm dài tầm 5 mét rồi bon bon trên đường, nhiều người nhìn thấy chỉ biết lắc đầu.
Thiếu tá Nguyễn Đoàn Phúc, Phó Đội trưởng Đội CSGT Bình Triệu cho biết khu vực Đội Bình Triệu đảm nhận có chợ đầu mối Thủ Đức nên thường xuyên có tình trạng xe thô sơ 3 – 4 bánh và xe tự chế chở hàng cồng kềnh từ chợ này đi các khu vực khác.
Từ tháng 5.2016 đến nay, Đội CSGT Bình Triệu đã xử lý 218 trường hợp vi phạm, trong đó tạm giam 42 phương tiện, các phương tiện còn lại đang trong thời gian xử lý vi phạm.
Cũng theo thiếu tá Phúc, vì những người chở hàng cồng kềnh, quá khổ thường có hoàn cảnh khó khăn nên công tác xử lý còn e dè. Bên cạnh đó, khi có lực lượng CSGT đứng chốt thì những người điều khiển các xe này né tránh vào những đường hẻm, đường nhánh để chờ CSGT đi rồi mới tiếp tục di chuyển.
Anh T.Q.H (38 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) bị phạt 350.000 đồng vì chở hàng cồng kềnh, quá khổ. Anh H. chia sẻ: “Chở chuyến hàng có 50.000 đồng mà bị phạt 350.000 đồng. Tôi biết là vi phạm nhưng giờ nghề mà, nói bỏ là bỏ sao được”.
Video đang HOT
Anh H. được người dân hỗ trợ bỏ hàng xuống để chờ chủ hàng thuê xe ô tô tới chở đi. Anh H. nói thêm: “Bình thường thuê xe ô tô hết tầm 500.000 đồng. Thuê vậy chủ cũng đâu còn lời nên thuê mình là đúng rồi”.
Đang trên đường đi giao hàng từ Linh Xuân tới Ngã tư cầu vượt Bình Phước, anh N.V.K. cũng bị CSGT thổi phạt vì chở hàng cồng kềnh
Anh K. tâm sự: “Biết là vi phạm, biết là nguy hiểm cho người đi đường nên mỗi lần chở hàng tôi đều chạy xe rất cẩn thận, lúc nào cũng chạy thật chậm rồi quan sát xung quanh”
Mỗi chuyến hàng, người chở được khoảng 50.000 đồng tiền công, nhưng tiền đóng phạt cho mỗi chuyến hàng như thế này là 350.000 đồng Ảnh: Độc Lập
Tuy nhiên, pháp luật là vậy, người vi phạm thì bị xử lý. Anh K. vẫn bị lập biên bản, tạm giữ GPLX và nhận biên bản đóng phạt 350.000 đồng
Anh K. tâm sự: “Biết là vi phạm, biết là nguy hiểm cho người đi đường nên mỗi lần chở hàng tôi đều chạy xe rất cẩn thận, lúc nào cũng chạy thật chậm rồi quan sát xung quanh
Anh P.Q.S. ngơ ngác không hiểu vì sao bị CSGT yêu cầu dừng xe
Đến khi CSGT giải thích cho anh S. biết anh tự chế xe lôi để chở hàng là vi phạm luật, anh S. bật khóc…
Anh S. cho biết mỗi ngày anh đều đến chợ đầu mối Thủ Đức lấy dừa về đi dọc đường bán, thu nhập một ngày chỉ hơn 100.000 đồng. Giờ khổ quá chỉ có cái xe đi kiếm cơm mà bị bắt cũng không biết phải kiếm sống như thế nào nữa
Từ chợ đầu mối Thủ Đức, một số người tự chế xe lôi để chở hàng hóa về các chợ phân phối và bán lại cũng bị CSGT xử phạt. Đây là trường hợp của anh L.Q.M. chở trái cây từ chợ đầu mối Thủ Đức về Biên Hòa, số tiền cho chuyến hàng anh nhận được là 150.000 đồng. Anh nói, xe tự chế của mình có thể chở được 1 tấn hàng, tuy nhiên lần này anh đã bị CSGT tịch thu phương tiện tự chế.
Sau khi bị xử phạt xong, một số chủ xe cho hàng hóa lên trở lại và tiếp tục di chuyển Ảnh: Độc Lập
Những thanh thép này hoàn toàn có thể trở thành “lưỡi giáo” sắc nhọn gây vô vàn nguy hiểm khi xe gặp sự cố Ảnh: Độc Lập
Bên cạnh đó, trên toàn TP, lực lượng CSGT đã phối hợp cùng nhiều lực lượng và cơ quan chức năng ra quân tiến hành xử phạt 1.382 trường hợp xe cơ giới 3 bánh, xe thô sơ vi phạm các quy định pháp luật khi tham gia giao thông, trong đó có 302 trường hợp vi phạm chở hàng hóa cồng kềnh, 582 trường hợp vi phạm đi vào đường cấm, khu vực cấm.
Theo Thanh Niên
Thủ tướng rất lo lắng vụ người dân bị tôn cứa cổ
Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng nhắc nhở TP Hà Nội về 2 vụ tai nạn làm chết người do bị tôn cứa cổ trên đường là rất thương tâm, đau đớn và rất lo lắng, yêu cầu TP Hà Nội có giải pháp hữu hiệu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra tại Hà Nội - Ảnh: Thế Dũng
Sáng nay 26-9, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ ngày 1-1-2016 đến 15-9-2016.
Mở màn buổi kiểm tra, Tổ trưởng Tổ công tác - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng nêu rõ trước khi báo cáo nội dung Thủ tướng giao cho Hà Nội thì TP cần báo cáo 9 nội dung qúa hạn trên tổng số 95 nhiệm vụ.
Đặc biệt là 4 nhiệm vụ, cũng là những vấn đề nổi cộm mà Thủ tướng giao và lưu ý TP Hà Nội cần làm tốt hơn. Thứ nhất là Thủ tướng muốn TP Hà Nội phải làm sao quản lý tốt hơn nữa an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) mặc dù đã có kiểm tra, kiểm soát theo chỉ thị của Thủ tướng khá tốt nhưng với mong muốn của người dân và dân số đông của TP thì cần quyết liệt hơn.
Vấn đề thứ hai là chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng... trên địa bàn đã triển khai tốt thì cần làm tốt hơn.
Vấn đề thứ 3 rất hệ trọng, đó là an toàn giao thông. Trong những ngày qua, vấn đề làm người rất bức xúc, rất lo lắng, không an tâm đó là là xe chở vật liệu xây dựng, chở tôn, sắt thép cồng kềnh, quá tải, vô cùng nguy hiểm trên địa bàn Hà Nội. "Thủ tướng cho rằng 2 vụ tai nạn làm chết người do bị tôn cứa cổ trên đường gần đây là rất thương tâm, đau đớn, là việc rất đáng lo lắng và TP Hà Nội cần phải suy nghĩ, trăn trở tìm giải pháp hữu hiệu".
Vấn đề nổi cộm thứ tư là quản lý đô thị vừa qua có rất nhiều đổi mới như chỉnh trang, bến xe, vườn hoa, cây xanh... Theo ông Mai Tiến Dũng, người dân chia sẻ với lo ngại về số kinh phí cắt tỉa cỏ trên địa bàn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và chi phí lên tới 700 tỉ đồng là rất lớn. "Thủ tướng cũng nhắc vườn hoa, cây xanh cần phải cắt tỉa, làm đẹp, không thể để cây xanh, vườn hoa không được cắt tỉa và việc phải làm của TP Hà Nội là đưa ra định mức, quản lý để kiểm soát chặt, tiết kiệm và chống bất hợp lý"- ông Dũng nói.
Tổ trưởng Tổ công tác cũng yêu cầu TP Hà Nội cần thẳng thắn nhìn nhận rõ tránh nhiệm đối với những nhiệm vụ quá hạn chưa đủ lực lượng thực hiện hay đã làm nhưng vẫn không kịp. Như VPCP đã nhận lỗi tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã có những văn bản không phù hợp. Ví dụ ngày 23 giao các ngành, địa phương và ngày 24 phải báo cáo với thời gian quá ngắn sẽ khó khả thi hoặc giao không đúng thẩm quyền, đúng địa chỉ.
"Hay việc chưa quyết liệt khi các ngành, địa phương "đẩy" việc lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dẫn đến họp quá nhiều. Đặc biệt là việc quản lý, xác định văn bản mật, tuyệt mật nhằm hạn chế công khai thời gian qua nhiều văn bản là không cần thiết. Vì vậy tinh thần là hạn chế việc mật hoá văn bản để ngày càng minh bạch, công khai hơn"- ông Dũng nhấn mạnh.
Báo cáo về việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như vụ cưỡng chế phá dỡ toà nhà 8B Lê Trực, quận Ba Đình, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết thời gian đầu là rất chậm. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo, tổ chức quyết liệt hơn. Đến thời điểm này đã phá vỡ xong mái tầng 19 và dầm cột tầng 19 trong tháng 10-2016.
Theo Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Hùng, TP Hà Nội không có nhiệm vụ quá hạn. Trước báo cáo này, ông Mai Tiến Dũng nhắc lại TP Hà Nội có 9 nhiệm vụ quá hạn.
"Đánh giá nhiệm vụ có hoàn thành chứ không phải đang làm và chưa đúng hạn. Như vụ phá dỡ sai phạm của toà nhà 8B Lê Trực, Thủ tướng giao 30-6 phải hoàn thành đến nay thì quá hạn 76 ngày. Vụ Cổ Loa, Đông Anh đã quá hạn gần 6 tháng... Yêu cầu TP Hà Nội giải trình rõ việc 9 nhiệm vụ quá hạn"- ông Dũng nhấn mạnh.
Giải đáp nhắc nhở này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đồng tình việc 9 nhiệm vụ quá hạn theo kết luận của Tổ công tác song lý giải có nguyên nhân khách quan dẫn đến quá hạn và yêu cầu Chủ tịch UBND Quận Ba Đình báo cáo cụ thể vụ việc phá dỡ phần sai phạm của toà nhà 8B Lê Trực
Chủ tịch UBND Quận Ba Đình Đỗ Viết Bình cho biết việc chậm do ban đầu giao cho chủ đầu tư làm nên có chậm trễ. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, UBND TP giao quận Ba Đình trực tiếp thuê nhà thầu tiến hành việc cắt gọt phần sai phạm của công trình. Đến nay đã hoàn tất xong việc cắt toàn bộ sàn tầng 19 nhưng việc cắt dầm, cột rất phức tạp, cần đảm bảo an toàn cho xung quanh và người dân qua lại đường Trần Phú nên cần thêm thời gian. Dự kiến đến ngày 28-9 sẽ tiến hành cắt dầm, cột để hoàn tất việc cắt tầng 19 trong tháng 10. Hiện cũng đang chuẩn bị hồ sơ để làm giai đoạn 2 của việc xử lý công trình là xử lý khoảng giật, khoảng lùi của công trình.
Chủ nhiệm VPCP hỏi lại "sẽ cắt bao tầng và còn bao nhiều tầng?"
Ông Đỗ Viết Bình cho biết công trình 8B Lê Trực sai phạm 1 tầng, giấy phép 18 tầng, làm 19 tầng, còn cấp phép chiều cao 53 m nhưng họ làm 68 m sai phép 15 m. TP sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng đến lên phương án cho xử lý giai đoạn 2.
Theo Thế Dũng (Người lao động)
Thêm nạn nhân bị tôn cứa cổ tử vong Ngồi bên đường, người phụ nữ 66 tuổi bị tấm tôn trên xe bò chạy ngang qua cứa vào cổ, gây đứt khí quản và tử vong ở bệnh viện. Ảnh minh họa Chiều 25/9, Viện 103 (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nữ 66 tuổi (trú Hòa Bình) bị một vết thương dài 20 cm ở mặt trước cổ. Trao đổi...