CSGT được bắn tốc độ trên đoạn đường nào?
Mới đây, tôi bị cảnh sát giao thông xử phạt vì điều khiển xe chạy quá tốc độ. Vậy cho tôi hỏi, cảnh sát giao thông được phép đo tốc độ tất cả các đoạn đường hay là theo những đoạn đường quy định đo tốc độ?. Đoạn đường không có biển khu dân cư và biển hạn chế tốc độ thì tốc độ cho phép là bao nhiêu?
Ảnh minh họa.
Theo quy định tại Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008 về Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe thì:
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Mặt khác, quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 11, Kiểm soát thông qua hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ – Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ thì:
“Các thiết bị đầu cuối (thiết bị đo tốc độ có ghi hình ảnh; camera giám sát; camera chụp ảnh phương tiện vi phạm; các thiết bị điều khiển; các thiết bị điện, điện tử và cơ khí khác…) được lắp đặt cố định ở các vị trí bất kỳ trên một hoặc nhiều tuyến giao thông đường bộ để giám sát trực tuyến tình hình trật tự, an toàn giao thông và tự động ghi nhận bằng hình ảnh đối với các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;”
Và theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 16, Nội dung kiểm soát – Thông tư 65/2012/TT-BCA thì Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là một trong những nội dung kiểm soát của cảnh sát giao thông, cụ thể:
Video đang HOT
“Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát và xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn họ đến bộ phận xử lý để được xem”.
Căn cứ vào các quy định trên thì về nguyên tắc, cảnh sát giao thông có quyền thực hiện việc kiểm soát giao thông thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ tuyến đường nào dưới sự phân công giám sát của thủ trưởng đơn vị.
Theo quy định tại Điều 10. Đặt biển báo hiệu tốc độ, biển báo hiệu khu đông dân cư – Thông tư 13/2009/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì:
1. Việc đặt biển báo hiệu tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ hiện hành và phải căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn, tuyến đường bộ cho phù hợp.
2. Việc đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và “Hết khu đông dân cư” phải căn cứ vào tình hình dân cư thực tế hai bên đường bộ. Không đặt biển báo hiệu khu đông dân cư đối với các đoạn tuyến chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế.
Các đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để thống nhất vị trí cắm biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và “Hết khu đông dân cư” cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ hiện hành.
Theo nội dung bạn trình bày thì đoạn đường này không có biển khu dân cư nên tốc độ cho phép trên đoạn đường này sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 7, Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư – Thông tư 13/2009/TT-BGTVT:
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo Luật gia Đồng Xuân Thuận (ĐSPL)
Tràn lan thiết bị "phá sóng" súng bắn tốc độ của CSGT
Một loại thiết bị có khả năng "phá sóng" súng bắn tốc độ của CSGT đang được bán tràn lan trên mạng trong thời gian gần đây. Thiết bị này có giá từ 3-5 triệu đồng, được các tài xế ưa chuộng nhằm qua mặt lực lượng CSGT.
Thiết bị "phá sóng" súng bắn tốc độ của CSGT có kích thước nhỏ bằng bao thuốc lá, có thể phát hiện máy bắn tốc độ của cảnh sát trong bán kính 2km. Khi súng bắn tốc độ của CSGT phát sóng mạnh, thiết bị này có thể phát hiện và đưa ra cảnh báo bằng tiếng bíp lớn.
Mặc dù thiết bị này là mặt hàng cấm nhưng đang được bán công khai tại nhiều địa chỉ, rao bán tràn lan trên mạng.
Theo quảng cáo trên các trang mạng, mỗi một bộ thiết bị "phá sóng" súng bắn tốc độ thường gồm 1 hộp điều khiển và 4 cục cảm biến cùng các thiết bị phụ trợ. Giá bán trên thị trường dao động từ 2,8 triệu đồng đến hơn 5 triệu đồng.
Thiết bị "phá sóng" súng bắn tốc độ của CSGT được giao bán trên mạng internet
Trên thực tế, ở nước ngoài thiết bị tương tự được sử dụng phổ biến nhằm hỗ trợ cho tài xế lái xe an toàn hơn. Tuy nhiên, khi nhập lậu vào Việt Nam, nó được "hô biến" với tính năng đối phó với CSGT. Chỉ cần lắp thiết bị này ở những chỗ dễ giấu trên các xe ô tô thì sẽ vô hiệu hóa sóng phát ra từ súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT.
Cuối năm 2014, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh thuộc Cục Hải quan TPHCM đã phát hiện lô hàng lạ nhập khẩu dạng phi mậu dịch từ nước ngoài về. Qua kiểm tra phát hiện bên trong lô hàng là thiết bị dùng để "phá sóng" súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT.
Lô hàng gồm 5 bộ, trong đó mỗi bộ có 1 hộp điều khiển, 4 cục cảm biến và các thiết bị phụ trợ khác. Lô hàng mang các nhãn hiệu Blinder, model: Compact series, xuất xứ Đan Mạch. Tổng trọng lượng lô hàng là 8,5kg. Theo lực lượng Hải quan, lô hàng nói trên thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất - nhập khẩu (phụ lục I) ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. Hiện đơn vị nói trên đang làm rõ, xử lý...
Lô hàng thiết bị "phá sóng" bị lực lượng hải quan cửa khẩu TPHCM bắt giữ cuối năm 2014
Về vấn đề này, lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội (PC67) - Công an TP Hà Nội, cho rằng: Camera bắn tốc độ là thiết bị hiện đại không dễ gì "qua mặt" được, chưa kể đến lực lượng CSGT thường xuyên chốt trực trên các tuyến đường. Vì vậy các lái xe tìm mua thiết bị "phá sóng" để "ngụy trang" và qua mặt CSGT là việc làm vừa tốn kém, vừa hại thân.
Cũng theo vị này, tới đây PC67 Hà Nội sẽ rà soát lại tình hình tai nạn giao thông ở các tuyến quốc lộ cửa ngõ và vùng ven thành phố. Nếu có dấu hiệu nhiều phương tiện liên tục vi phạm về tốc độ gây tai nạn, sẽ có biện pháp ngăn ngừa ngay những thiết bị gây hại.
Một chốt CSGT tuần tra kiểm soát trên đường
Hiện nay, vi phạm tốc độ là một trong những lỗi phổ biến nhất của người tham gia giao thông, lỗi này cũng là nguy cơ gây ra tai nạn giao thông cao nhất. Đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp tăng cường và dùng chính kỹ thuật công nghệ để phát hiện, xử lý những vi phạm của người tham gia giao thông có sử dụng thiết bị "phá sóng" súng bắn tốc độ của CSGT.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
CSGT mô hình bắn tốc độ ở Cần Thơ Hơn chục "CSGT" cầm máy bắn tốc độ đứng dọc cung đường thường có tai nạn ở TP Cần Thơ khiến nhiều tài xế giật mình, giảm tốc, chạy đúng làn đường. CSGT mô hình giống người thật được đặt trên quốc lộ ở quận Thốt Nốt. Ảnh: Cửu Long. Thời gian gần đây các ngã ba, ngã tư, khu dân cư, trường...