CSGT dùng ống thổi nồng độ cồn: Chung hay riêng mà người dân chê mất vệ sinh?
Nhiều người dân khi thấy CSGT thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn thường phàn nàn về ống thổi vì nghĩ phải ngậm chung ống với nhiều người. Thực hư thế nào?
Ống thổi cồn được CSGT mang theo rất nhiều để thay cho mỗi người một ống .Ảnh Vũ Phượng
Tối 5.1, Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển xe ô tô trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức, TP.HCM).
Một tài xế công nghệ khi được CSGT yêu cầu thổi nồng độ cồn liền chỉ tay hỏi: “Này ống dơ, tôi không thổi”. CSGT giải thích: “Ống này ống mới, anh thổi đi”, nhưng tài xế công nghệ vẫn không chịu mà đòi CSGT thay ống thổi cồn khác trước mặt để tận mắt chứng kiến.
Chiều lòng người tham gia giao thông, CSGT đã xé bọc ni lông của một ống thổi cồn khác để thay vào máy như đúng yêu cầu của người này.
Mỗi người một ống thổi khi kiểm tra nồng độ cồn .Ảnh Vũ Phượng
Trước đó, trong một lần Đội CSGT Tân Sơn Nhất (PC08) đo nồng độ cồn tại Ngã tư Phú Nhuận cũng gặp phải nhiều trường hợp dù người toát ra mùi bia nồng nặc nhưng lè nhè chê ống thổi dơ. CSGT nhiều lần thay ống thổi mới để người dân chứng kiến nhưng vẫn không chấp nhận thổi theo yêu cầu.
Cuối cùng, người này bị lập biên bản lỗi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, tương đương mức phạt của vi phạm nồng độ cồn cao nhất.
Video đang HOT
Trả lời phóng viên, lãnh đạo một đội CSGT cho biết, theo quy định, mỗi một trường hợp người tham gia giao thông được yêu cầu thổi nồng độ cồn đều dùng ống thổi riêng.
Thực tế, để công tác kiểm tra được nhanh chóng, ngay khi kiểm tra nồng độ cồn của trường hợp này xong, CSGT sẽ tự thay ống mới để làm việc tiếp với các trường hợp sau đó. Có lẽ vì vậy nên nhiều người không thấy CSGT thay ống thổi mà chê ống dơ, mất vệ sinh.
Phòng CSGT khẳng định máy đo nồng độ cồn, ống thổi đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh .Ảnh Độc Lập
Riêng với máy đo nồng độ cồn định tính được CSGT sử dụng trong các chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn quốc tế, vì người tham gia giao thông không cần thổi mà chỉ cần nói chuyện bình thường với CSGT là máy sẽ xác định trên xe có mùi cồn hay không.
Máy này rất nhạy bén, một số trường hợp lái xe không sử dụng rượu, bia nhưng vẫn báo “có cồn” là vì trên xe có người đã sử dụng. Do vậy, lái xe ô tô thường được kiểm tra thêm một lần nữa bằng cách thổi vào máy đo cồn định lượng để xác định chính xác là có nồng độ cồn trong hơi thở hay không.
Thượng tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cũng khẳng định, máy đo nồng độ cồn mà CSGT sử dụng là máy được trang cấp bởi cơ quan chức năng đã được kiểm định an toàn kỹ thuật. Do vậy, máy đo nồng độ cồn sẽ đảm bảo cơ bản các chỉ số và thông tin khi được thực hiện.
Ngoài ra, ông Phong nói thêm, người dân không cần phải lo lắng bị lây bệnh khi thổi nồng độ cồn. Vì mỗi lượt kiểm tra là một ống thổi mới, sau khi người này kiểm tra xong, ống thổi sẽ được bỏ đi để thay thế bằng ống thổi mới.
Theo thanhnien.vn
Khóc lóc, năn nỉ và... khóa xe bỏ đi khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Nhiều người uống rượu bia rồi vẫn lái xe, khi bị CSGT phát hiện, xử phạt thì khóc lóc van xin, thậm chí có trường hợp còn 'bỏ của chạy lấy người'.
CSGT TP.Vinh cẩu xe của tài xế vi phạm nồng độ cồn nhưng bỏ đi vào tối 3.1 Ảnh: Khánh Hoan
Ngày 4.1, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết chỉ tính riêng 2 ngày (1 - 2.1) xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông theo Nghị định 100, cả nước có 615 trường hợp có nồng độ cồn trong người vẫn lái xe bị xử phạt với tổng số tiền hơn 816 triệu đồng.
Cục CSGT cũng nhấn mạnh thiết bị đo nồng độ cồn mới được trang bị giúp cơ quan chức năng có thể kiểm tra 50 - 60 trường hợp trong vòng một giờ. Máy cũng cho kết quả chính xác và nhanh chóng hơn so với những máy đo nồng độ cồn thế hệ cũ.
Tài xế say xỉn gọi người khác đến "thế chân"
Trong quá trình kiểm tra, xử phạt, lực lượng chức năng đã phải xử lý rất nhiều tình huống từ bi hài đến nguy hiểm. Như lúc khoảng 22 giờ ngày 3.1, khi kiểm tra nồng độ cồn trên đường Lê Nin (TP.Vinh), tổ tuần tra Đội CSGT - trật tự Công an TP.Vinh (Nghệ An) ra tín hiệu dừng chiếc ô tô 4 chỗ màu đen mang biển số Nghệ An do một người đàn ông điều khiển để kiểm tra nồng độ cồn.
Khi tổ tuần tra đang tiến hành kiểm tra, tài xế có biểu hiện say xỉn ra khỏi xe, khóa cửa xe rồi bỏ đi, không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng. Một lúc sau, tài xế này gọi điện thoại cho một phụ nữ đến và nói rằng đó là tài xế của chiếc xe. Tuy nhiên, người phụ nữ trên không xác nhận mình là tài xế của chiếc xe và cũng bỏ đi ngay sau đó.
Trước tình huống này, lực lượng CSGT đã lập biên bản, niêm phong và cẩu chiếc xe đưa về trụ sở chờ xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019 của Chính phủ về thực hiện luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, có thể tài xế này sẽ bị xử phạt 35 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng.
Tại Hà Nội, theo thông tin từ Tổ công tác Cảnh sát đặc biệt Y9/141 của Công an TP.Hà Nội, đêm 3.1 đến rạng sáng 4.1, đơn vị này đã lập biên bản, niêm phong và cẩu ô tô Hyundai Santafe BS 30A - 677.37 do N.C.D (36 tuổi) ở P.Hà Cầu, Q.Hà Đông (TP.Hà Nội) có nồng độ cồn cao điều khiển và suýt tông vào một tổ công tác của Cảnh sát 141 ở Q.Hoàng Mai. Căn cứ theo quy định mới, tài xế D. bị phạt tiền khoảng 40 triệu đồng với các lỗi hỗn hợp và bị tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Dự tiệc cuối năm về... nhận giấy phạt
20 giờ ngày 4.1, Đội CSGT Rạch Chiếc thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM tổ chức kiểm tra nồng độ cồn trên xa lộ Hà Nội (đoạn qua trạm thu phí xa lộ Hà Nội, Q.Thủ Đức).
Tại đây, các ô tô, xe tải, container lưu thông trên xa lộ Hà Nội hướng từ ngã tư Thủ Đức về cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh) đi qua trạm thu phí đều bị chặn lại kiểm tra. Lúc 21 giờ 15, tài xế Đ.V.M điều khiển ô tô 51H-526... bị phát hiện có nồng độ cồn 0,07 mg/lít khí thở.
Đội CSGT Rạch Chiếc lập biên bản đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn trên xa lộ Hà Nội tối 4.1 Ảnh: Sỹ Đông
Khi CSGT lập biên bản, ông M. cho biết chỉ uống 2 ly bia trước khi lái ô tô và phân bua "tôi biết nghị định mới xử phạt nặng lái xe có sử dụng rượu bia, nhưng do cuối năm đi tiệc trong dịp đầy tháng con người bạn có uống chút cho vui". Với vi phạm này, ông M. bị phạt 7 triệu đồng, giữ xe 7 ngày, tước bằng lái xe 11 tháng.
Khoảng 15 phút sau, kết quả đo nồng độ cồn của tài xế T.V.V điều khiển ô tô 51G-576... là 0,04 mg/lít khí thở. Tài xế V. thừa nhận có uống bia rượu khi đi tiệc, lái xe về nhà thì bị CSGT phát hiện. Với mức vi phạm này, tài xế V. sẽ bị xử phạt tương tự tài xế M.
Lúc 22 giờ tài xế T.X.T (quê Nghệ An) điều khiển ô tô 60A-385... khi vừa tới trạm thu phí xa lộ Hà Nội phát hiện CSGT kiểm tra nồng độ cồn, lập tức dừng xe, mở cửa xe bỏ chạy. Tổ CSGT phối hợp Công an P.Trường Thọ đuổi theo. Kết quả đo nồng độ cồn tài xế T. là 0,177 mg/lít khí thở. Với vi phạm này, tài xế T. chắc chắn lãnh mức phạt nặng cùng với việc treo bằng lái thời gian dài.
"Bị giữ xe thì 3 đứa con và vợ tôi ai nuôi"
Khoảng 22 giờ ngày 3.1, tổ công tác của Đội CSGT tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM lập chốt kiểm tra phương tiện tại giao lộ Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng (Q.Gò Vấp). Trong nhiều trường hợp "dính" phạt nồng độ cồn, có ông B.T.T (47 tuổi, ngụ Q.3) vi phạm ở mức 0,29 mg/lít khí thở; bị tạm giữ phương tiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Khi biết mức tiền đóng phạt và thời gian tạm giữ xe tăng nhiều so với trước, ông T. phản ứng, rồi năn nỉ xin được bỏ qua nhưng bất thành. Liền sau đó, ông này khóc rống lên rằng "không có xe đi làm thì 3 đứa con và vợ tôi ai nuôi"...
Theo thanhnien.vn
Ăn pizza, uống nhiều nước tăng lực sẽ khiến nồng độ cồn tăng cao Ngoài rượu bia thì nước tăng lực cũng khiến nồng độ cồn trong người tăng cao và sẽ bị phạt nặng nếu dùng quá nhiều. Bên cạnh rượu bia thì nước tăng lực, thuốc lá và nhiều loại thuốc cũng gây ra dương tính khi đo nồng độ cồn, thậm chí là xét nghiệm máu. Ảnh minh hoạ. Dùng sản phẩm chứa bạc...