CSGT đưa bé gái 8 tuổi bị lạc về nhà
Khoảng 20h45 ngày 13-10, khi đang làm nhiệm vụ tại phía Nam cầu Chương Dương, Thượng úy Nguyễn Quang Vinh và Phan Đức Hùng, Đội CSGT số 1 phòng CSGT Hà Nội phát hiện một bé gái đang hớt hải khu vực bùng binh trên cầu đã tiếp cận giúp đỡ.
Lúc này cháu bé có biểu hiện rất hoảng loạn nên tổ công tác đã đưa cháu về chốt mua bánh ngọt và sữa để cháu ăn uống trấn tĩnh lại.
Khi biết cháu bị lạc và không nhớ đường về nhà, bằng kinh nghiệm của mình, Thượng úy Vinh và Hùng đã đăng tải thông tin về vụ việc lên trang fecebook cá nhân kèm theo số điện thoại cá nhân để nhanh chóng tìm người thân cho cháu. Đồng thời, hai đồng chí liên hệ với Công an các phường quanh khu vực cầu Chương Dương nhờ giúp đỡ.
Cháu Linh bị lạc được CSGT đưa về với gia đình
Khoảng 30 phút sau khi đăng tải, thông tin lên mạng xã hội, tổ công tác nhận được thông tin ít ỏi có gia đình ở Lâm Hạ, Bồ Đề, Long Biên cũng đang đi tìm con gái khoảng 8 tuổi bị lạc từ chiều sau khi tan học về.
Từ thông tin trên, tổ công tác đã liên hệ với anh Hoàng Trung Vũ (SN 1980 ở 87 phố Lâm Hạ) lúc này cũng đang đi tìm con gái là cháu Hoàng Khánh Linh (SN 2012 học lớp 2A5 trường Tiểu học Ngọc Lâm) bị lạc sau giờ tan học.
Sau khi xin phép đơn vị đưa cháu Linh về tận nhà đoàn tụ cùng gia đình, được biết do bị bố mẹ mắng sợ hãi Linh đã chạy ra đường và không biết bằng cách nào qua cầu Chưong Dương cách nhà gần 5km.
Video đang HOT
Trong lúc gia đình đang bủa đi tìm Linh thì những người hàng xóm đọc được thông tin và ảnh cháu được chia sẻ từ facebook cá nhân hai CSGT nên đã chủ động liên hệ qua số điện thoại để báo thông tin.
Khi nghe toàn bộ câu chuyện, bố mẹ cháu Linh đã rất cảm động đề nghị được cảm ơn Thượng uý Hùng và Vinh bằng hiện vật nhưng hai đồng chí đã từ chối.
Hiệp Bình
Theo cand.com.vn
Chuyện lạ ở Hà Nội: Cụ ông 80 tuổi bất chấp thời tiết, ngày nào cũng "tắm tiên", bơi 6 km qua sông Hồng
Nhiệt độ ở Hà Nội những ngày gần đây giảm sâu do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhưng thay vì ở trong nhà hoặc khoác trên mình những chiếc áo dày cộp để giữ ấm, nhiều cụ ông vẫn hàng ngày đến bãi giữa sông Hồng để "tắm tiên".
Những ngày gần đây nhiệt độ ở Hà Nội xuống rất thấp, thế nhưng bất chấp thời tiết, nhiều cụ ông ở Hà Nội vẫn tới bãi đất bên bờ sông Hồng, đoạn giữa cầu Long Biên và cầu Chương Dương cởi bỏ quần áo và nhảy ùm xuống sông để tắm.
Bất chấp giá rét nhiều cụ ông vẫn cởi bỏ quần áo nhảy ùm xuống sông tắm.
"Chúng tôi tắm quanh năm, chỉ nghỉ có 3 ngày Tết thôi. Lạnh thế này ăn thua gì, có lạnh nữa thì vẫn cứ tắm bình thường vì nó ăn sâu vào máu rồi không thể bỏ được. Ngày nào mà không ra sông tắm được là thấy chân tay ngứa ngáy, khó chịu lắm.", ông Trần Văn Nhất, 82 tuổi, người đã có thâm niên 30 năm tắm khỏa thân chia sẻ.
Không chỉ có ông Nhất, mà còn rất nhiều ông khác, việc tắm tiên đã trở thành một điều không thể thiếu hàng ngày, nếu nhiệt độ có giảm nữa thì các ông vẫn ra sông tắm. Trước khi cởi bỏ quần áo và nhảy xuống, các ông thường làm ấm cơ thể bằng một cốc trà nóng và một số động tác khởi động.
Ông Nguyễn Văn Đăng năm nay đã 80 tuổi nhưng vẫn leo bộ 4 tầng nhà, vẫn sử dụng điện thoại thông minh. Theo ông, một trong những biện pháp giúp ông có sức khoẻ đó là do thói quen tắm sông suốt hơn 20 năm của mình.
Ông Nguyễn Văn Đăng người có hơn 20 năm "tắm tiên" trên sông Hồng.
Hàng ngày vào mỗi buổi chiều, ông lại đạp xe từ nhà ở (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ra bãi tắm sau đó bơi khoảng 2 tiếng. Hết bơi ếch rồi bơi sải, ông Đăng bơi từ bờ bên này sang bờ bên kia rồi lộn lại, mỗi vòng tầm 2km, bơi khoảng 2-3 vòng như thế, tổng cộng khoảng 6km. Ngoài bơi lội ông Đăng còn chơi thêm cả cầu lông, bóng bàn. Chính vì thế mà ở tuổi 80 cơ thể ông vẫn hồng hào như người trung niên.
"Mấy năm nay ông Đăng yếu đi đấy, chứ cỡ tầm 3 năm trước, mỗi ngày ông Đăng phải bơi 4 tiếng, giờ chỉ bơi khoảng 2 tiếng là ông lên bờ rồi.", ông Toàn 62 tuổi, người hơn 10 năm bơi lội trên sông chia sẻ.
Có lẽ nhờ bơi mà ông Đăng không bị bệnh lý xương khớp nào, thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh. Ông cũng chưa bao giờ phải nằm viện quá lâu hay ốm nặng. "Khi mới đến bãi tắm này, tôi nghĩ ông Đăng chỉ khoảng 60 tuổi. Biết tuổi thật của ông tôi khá bất ngờ, khâm phục vì ông tuổi đã cao mà hàng ngày vẫn ra sông tắm đều đặn, nhất là vào mùa đông, không phải ai cũng tắm được." anh Quang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.
Những người đến đây tắm sông chủ yếu là người già đã về hưu, họ tắm để rèn luyện sức khỏe, một phần cũng vì đam mê bơi lội. Nhiều người trong số họ là thành viên của hội "yêu sông Hồng".
Nhờ có nhiều năm bơi sông mà nhiều ông dù tuổi đã cao vẫn có thể đạp xe đạp.
Chia sẻ với PV, rất nhiều ông cho biết, việc tắm sông hàng ngày rất tốt cho sức khỏe "Chúng tôi tắm là để rèn luyện sức khỏe. Nhiều người bảo tắm trần dễ mắc phải các bệnh ngoài da, nhưng chúng tôi tắm ở đây mấy chục năm nay chưa ai bị ngứa ngáy khó chịu cả. Chỉ thấy sau khi tắm xong tinh thần thoải mái, cảm giác trong người có sức mạnh hơn. Năm nay 84 tuổi nhưng huyết áp của tôi lúc nào cũng chỉ 130/80.", ông Lam, người có 30 năm tắm tiên chia sẻ.
Dù đã có rất nhiều năm tắm tiên, nhưng việc các ông ra sông tắm vào mùa đông đều không nhận được sự hài lòng từ gia đình. Hầu hết vợ con, cháu, chắt của các ông đều khuyên ngăn các ông đừng ra sông tắm nữa. Nhưng vì một lý do nào đó hàng ngày các ông vẫn có mặt ở đây, cởi bỏ quần áo và làm một số động tác khởi động trên bờ trước khi lao ùm xuống sông.
Theo Th.BS Võ Tường Kha (Bệnh viện Y học thể thao Việt Nam), những người tập được thói quen tắm nước lạnh mùa đông không nhiều, và họ cần phải tập luyện rất lâu để thích nghi. Khi đã tắm quen thì sẽ giúp cơ thể miễn dịch, sức khoẻ dẻo dai... Nhưng thói quen này rất nguy hiểm nếu không kiểm soát được cơ thể. Bởi vì khi khoẻ tắm sẽ không sao, khi yếu sẽ có nguy cơ tai biến co thắt mạch máu não và tim dẫn đến đột quy.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, những người rèn luyện được thói quen tắm nước lạnh vào mùa đông không hiếm, nhưng họ đều là người có sức khoẻ tốt, biết luyện tập để cân bằng với môi trường nước lạnh. Nếu luyện được tắm nước lạnh vào mùa đông sẽ giúp cơ thể hoà đồng được với cái lạnh, ít bị cảm lạnh, sức đề kháng mạnh lên... Nhưng trước khi tắm nên tập thể dục, khởi động cơ thể để tránh bị lạnh đột ngột, chống co mạch..
Nguyễn Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Cảnh sát giao thông cứu một phụ nữ ôm con ra cầu Chương Dương để tự tử Do mâu thuẫn vợ chồng, cô gái ôm con nhỏ ra cầu Chương Dương để nhảy xuống sông Hồng tự tử, nhưng may mắn đã được CSGT và người dân phát hiện, cứu sống. Vào khoảng 9h20 phút sáng 5-10, tổ công tác của Đội CSGT số 5, Phòng CSGT, CATP Hà Nội gồm Trung úy Tạ Quang Dũng, Thượng úy Nguyễn Đăng...