CSGT cởi áo cầm máu cho người bị tai nạn giao thông
Thấy nạn nhân la hét kêu đau, Thượng uý Nguyễn Tuấn Vũ vội cởi áo đang mặc để buộc chặt vào chân người phụ nữ bị tai nạn để cầm máu.
Theo báo Giao thông, thượng uý Nguyễn Tuấn Vũ, cán bộ trực ban Đội CSGT số 10 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, người dân cùng 2 chiến sĩ Đội CSGT số 10 lấy xe chuyên dùng kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu một người phụ nữ đi xe đạp bị một thanh niên xe máy không đội MBH tông ngã gãy chân rồi bỏ chạy.
Sự việc xảy ra vào khoảng 20h tối cùng ngày (6/10) tại 817 Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội). Người phụ nữ đi xe đạp qua đường bị một nam thanh niên đi xe máy Honda Wave không đội MBH tông trúng.
Ngay sau khi người phụ nữ đi xe đạp ngã xuống, thanh niên đi xe máy cũng vù ga bỏ chạy, đêm tối mọi người không kịp nhìn biển số… Thấy người phụ nữ la hét kêu đau, chân chảy nhiều máu, tôi vội cởi áo đang mặc để buộc chặt vào chân người phụ nữ cầm máu”, thượng uý Vũ nói .
Chiến sĩ Đội CSGT số 10, Hà Nội dùng xe cảnh sát đưa bà Nga đi cấp cứu. Ảnh: ATGT
“Ngay sau đó, tôi gọi thượng uý Nghiêm Đình Cẩn ra hỗ trợ, vẫy taxi nhưng không có. Thượng uý Cẩn xin ý kiến chỉ huy đơn vị, đồng thời dùng ô tô cảnh sát chuyên dùng của Đội CSGT số 10 ra để chở người phụ nữ này đến Bệnh viện 103 Hà Đông để cấp cứu”, thượng uý Vũ cho biết thêm.
Tại Bệnh viện 103 Hà Đông, người phụ nữ đi xe đạp được xác định là bà Ngô Thị Ngà (SN 1965 trú tại số 11, cụm 5, ngõ Trạm Điện, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội), bà Ngà đang được các bác sĩ ở Bệnh viện 103 Hà Đông phẫu thuật vì gẫy ống đồng chân trái.
Trước đó tại QL 1A đoạn từ thị xã Bình Minh đến cầu Rạch Múc bị chìm trong biển nước, CSGT Vĩnh Long đã huy động xe chuyên dụng giải cứu phương tiện.
Đoạn từ xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đến cầu Rạch Múc (xã Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) ngập sâu trong nước. Hàng loạt phương tiện lưu thông qua đoạn này chết máy, Đội CSGT số 2, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Long đã sử dụng xe chuyên dụng chở người và phương tiện băng qua đoạn ngập.
Đoạn đường nói trên có chiều dài khoảng 5km, nước ngập gần đến hơn 0,5m, cộng với lượng xe tải, xe container và xe khách qua khu vực này khá thường xuyên, tạo nên sóng lớn khiếu nhiều phương tiện di chuyển rất khó khăn. Đặc biệt là theo hướng từ Vĩnh Long về Cần Thơ phương tiện xe mô tô bị chết máy, nhiều ô tô, xe tải di chuyển khó khăn do nước quá sâu.
Video đang HOT
Kiều Trang (T/h)
Theo ĐS&PL
Nuôi chim tiền tỷ ở Vĩnh Long-nghề "đánh bạc" của nhà giàu?
Nuôi yến giờ đây không còn là "độc quyền" của xứ biển, những nhà yến đã mọc lên khắp nơi ở các tỉnh đồng bằng trong những năm gần đây. Riêng ở TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, hiện đã có trên chục nhà nuôi yến, trong đó có những người có kinh nghiệm lâu năm từ TP Cần Thơ sang đây đầu tư nhà yến.
Nuôi yến giờ đây không còn là "độc quyền" của xứ biển, những nhà yến đã mọc lên khắp nơi ở các tỉnh đồng bằng trong những năm gần đây. Riêng ở TX Bình Minh, hiện đã có trên chục nhà nuôi yến, trong đó có những người có kinh nghiệm lâu năm từ TP Cần Thơ sang đây đầu tư nhà yến.
Nhà nuôi yến của ông Tư Thụ ở phường Đông Thuận (TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).
Tổ yến thu hoạch không đủ để bán, giá luôn "treo" ở mức cao. Một hướng đầu tư hấp dẫn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi chi phí bỏ ra ban đầu đến hàng tỷ đồng.
Nuôi yến- nghề của... nhà giàu
Nhà nuôi yến có thể xây thô, có thể ở dạng hoàn chỉnh như nhà ở và có gia đình dành ra tầng trệt để "ở chung" với yến, dù không thật dễ chịu chút nào.
Thông thường, nhà nuôi yến được xây thấp nhất cũng phải 3 tầng, cộng với các khoản thiết bị, máy dụ yến, tiền thợ kỹ thuật... chi phí thấp nhất cũng vài tỷ bạc.
Nhưng hợp đồng kỹ thuật chỉ bảo đảm có yến về ở, còn chuyện có tổ hay không, tổ nhiều hay ít lại là câu chuyện... hên xui.
Phó Chủ tịch UBND phường Cái Vồn Huỳnh Trung Phong, hướng dẫn chúng tôi đến địa chỉ một nhà nuôi yến gần giáp ranh với xã Thuận An.
Cửa đóng im lìm, không có ai trông coi. Qua tìm hiểu bà con làm rẫy xung quanh, được biết nhà yến của ông Hai Thanh xây trên đất nhà đã hơn 1 năm, nghe nói mới có thu hoạch tổ lai rai thôi, chưa nhiều lắm.
Do làm trên đất nhà nên chỉ tốn tiền xây dựng và tiền thợ kỹ thuật nhưng cũng tầm trên 1 tỷ đồng. Đây là khu vực rẫy màu, cách xa khu dân cư nên không ảnh hưởng gì về môi trường, tiếng ồn.
Về phường Đông Thuận, được các cán bộ phường hướng dẫn đến thăm một hộ nuôi yến. Căn nhà 4 tầng vừa mới mọc lên ở khu vực gần cầu vượt Cần Thơ, ông chủ nhà khá vui vẻ, sẵn sàng tiếp chuyện và chia sẻ về cái nghề "nhà giàu" này.
Ông Nguyễn Văn Thụ (Tư Thụ- 65 tuổi), gốc ở TP Cần Thơ, cho biết nhà nuôi yến này của người con rể là anh Lê Văn Hải: "Tôi cùng con rể bắt đầu nghề này mười mấy năm rồi.
Căn nhà nuôi yến đầu tiên ở TP Cần Thơ, hồi đó còn khó khăn lắm mà đụng cái gì cũng mắc, mua đất xây nhà thô xong tốn trên 3 tỷ bạc, mướn nhóm thợ kỹ thuật từ Phan Rang vào làm trong 1 tuần lễ trả gần 400 triệu đồng".
Đầu tư quá lớn nên lo lắng, hồi hộp trông từng con yến về, phải hơn 1 năm sau, khi đã quen chỗ rồi chúng mới bắt đầu làm tổ, thu những tổ yến đầu tiên như bắt được vàng dù chỉ được 0,5kg trong tháng thu hoạch đầu tiên. Rồi dần dần số lượng tổ tăng lên, đàn yến ngày một đông đúc.
"Nhưng phải đến 3- 4 năm sau khi lượng tổ yến thu hoạch ổn định mới bớt lo và đến năm thứ 6 thì hàng tháng cho ra 7- 8kg tổ yến.
Giá cả cũng tùy lúc, khi trên 20 triệu đồng/kg, hiện giờ còn khoảng 17- 20 triệu đồng/kg, thu hoạch xong giao thô không cần làm lông (loại làm sạch đến 30- 40 triệu đồng/kg) cho công ty trên TP Hồ Chí Minh họ thu mua"- ông Tư Thụ cho biết.
Thấy làm ăn hiệu quả, nên 6 năm trước con rể ông đã qua TX Bình Minh mua sẵn miếng đất ở phường Đông Thuận để dành, thời gian đó đất còn rẻ, 560m2 đất này đâu hơn 400 triệu đồng.
Cần thận trọng khi đầu tư lớn
Nhà nuôi yến ở phường Cái Vồn (TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).
Căn nhà 4 tầng hoàn chỉnh, tầng trệt làm nơi ở nhưng ông Tư chỉ thích ở cái chòi phía ngoài cho thoải mái, gió thổi lồng lộng từ ngoài sông cái, hàng ngày có ông bạn già bên Cần Thơ chạy qua uống trà, thỉnh thoảng bày ra lai rai vài xị.
Cái nghề này chỉ nặng vốn ban đầu thôi chớ không tốn công cán gì hết, chim tự bay đi ăn, chiều về treo mỏ lên lam ngủ, khi chúng làm tổ thì mình thu hoạch. Cái giống chim này, khi đã chịu làm tổ thì ở luôn không đi đâu hết và làm tổ chỗ nào, thì lần sau cũng làm lại đúng chỗ đó.
Tuy nhiên, ông Tư Thụ khuyên nên cẩn thận, không phải cứ có sẵn đất thì mình xây lên là được.
Như miếng đất này đi mua cũng phải có thợ kỹ thuật khảo sát, khi làm lam, lắp đặt thiết bị phải rước nhóm thợ 4 người từ Phan Rang vào, họ làm trong 1 tuần lễ, giá hiện giờ chỉ còn có 200 triệu đồng.
Có làm hợp đồng bảo đảm có yến kéo về. Sau 7- 8 tháng, yến đã có về lai rai nhưng hoàn toàn chưa có tổ nào cả.
Do đó, phải mạnh vốn chớ tiền đi vay mà đợi chờ đến lúc thu hoạch được tổ yến mà năng suất thì chẳng ai đảm bảo hết, sẽ rất căng.
Còn vấn đề ảnh hưởng môi trường, khu dân cư là cần phải tính đến ngay từ đầu.
Hiện các thiết bị tạo âm thanh dụ yến, được bật tắt tự động theo giờ nhưng nếu quá gần khu dân cư vẫn có nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân xung quanh.
Trong khi, việc đầu tư xây dựng hiện nay cũng chỉ là tự phát, chưa có sự quản lý quy hoạch cụ thể từ các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn.
Cần có sự khuyến cáo, hướng dẫn, tư vấn giúp cho những ai có ý định đầu tư vào việc nuôi yến này có sự lựa chọn, quyết định đúng đắn trước khi bỏ ra số vốn hàng tỷ đồng vào một nghề còn khá mới mẻ ở địa phương mình.
Theo Ngọc Trảng (Báo Vĩnh Long)
Hà Nội: Một CSGT bị thanh niên đi xe máy tông trọng thương Nam thanh niên chạy xe với tốc độ cao tông thẳng vào Thiếu tá CSGT khiến nạn nhân bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. Thanh niên không đội mũ bảo hiểm tông gục CSGT đang làm nhiệm vụ. Tối ngày 18/4, trao đổi với PV, đại diện đội CSGT số 10 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, Cơ...